Đề tài Tích hợp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong hoạt động góc - pdf 13

Download Đề tài Tích hợp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong hoạt động góc miễn phí



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Đặc điểm tâm- sinh lý của trẻ mẫu giáo nhỡ. 5
1.2. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ.6
1.3. Nội dung và phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo nhỡ.8
1.4 Một số vấn đề về hoạt động góc . 16
1.5 Vài nét về trường mầm non Dương Thành- Phú Bình- Thái Nguyên 21
CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GÓC TÍCH HỢP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ
Giáo án 1: Chủ đề : Gia đình - Xây nhà của bé . . .24
Giáo án 2: Chủ đề : Giao thông- Xây ngã tư đường phố. 29
Giáo án 3: Chủ đề : Thế giới động vật- Xây trang trai nuôi lợn.35
Kết luận.40
Tài liệu tham khảo. .41
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37068/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ượng bát,thìa đủ cho số cháu trong lớp,cô còn đếm số lượng bánh,kẹo rồi mới chia cho các cháu ...Như vậy bằng các quan sát hằng ngày trẻ sẽ nắm được mục đích của hoạt động đếm-để biết tất cả có bao nhiêu cái gì đó,và đếm là cách thức để đạt mục đích đó.vì vậy ở giai đoạn đầu cần dạy trẻ phân biệt sự khác nhau giữ quá trình đếm và kết quả phép đếm ,giúp trẻ thấy được sự cần thiết phải nắm được số kết quả khi đếm.
Nội dung dạy trẻ mỗi số mới được thực hiện trên 2 tiết học.Ví dụ: Với số 4 gồm có :Tiết 1 số 4 và tiết 2 số 4.trên tiết học thứ nhất với số mới,trẻ cần nắm được cách thiết lập mỗi số trên cơ sở so sánh số lượng của nhóm có số lượng số mới với nhóm có số lượng là số kề trước ,2 nhóm này được xếp thành dãy theo hàng ngang,cứ mỗi vật của nhóm này xếp dười một vật của nhóm kia. Cô và trẻ cùng đếm số lượng của 2 nhóm vật và nói kết quả của mỗi nhóm.Ví dụ :Tất cả có 5 con bướm và 4 bông hoa .
Trong quá trình hướng dẫn trẻ so sánh số lượng các nhóm vật cần nhấn mạnh rằng để có bao nhiêu vật thì cần đếm và hướng sự chú ý của trẻ tới số kết quả bằng việc nói số kết quả kèm theo tên gọi nhóm vật cùng với thao tác chặn tay dười nhóm vật hay dùng thao tác khoanh tròn nhóm vật qua đó nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của nó.trên tiết học tới mỗi số giáo viên cần chú trọng hình thành và phát triển kỹ năng đếm cho trẻ, kỹ năng này được hình thành dần theo các bước cùng với mức độ lĩnh hội của nó nên cho trẻ sử dụng các bài luyện tập và trò chơi học tập có tính tổng hợp,trong đó có sự kết hợp giữa việc hình thành kỹ năng đếm với việc hình thành biểu tượng về hình dạng kích thước định hướng trong không gian nhắm phát triển ở trẻ khả năng định hướng cùng một lúc nhiều dấu hiệu của đối tượng.các bài luyện tập tạo nhóm đối tượng cần được phức tạp dần trên cơ sở tăng dần những dấu hiệu mà trẻ cần định hướng trong quá trình tìm và tạo nhóm đối tượng. Trẻ cần ứng dụng những kiến thức,kỹ năng đếm đã học để xác định số lượng của các nhóm vật trong những tình huống cần thiết,qua đó kỹ năng đếm của trẻ được củng cố và phát triển hơn.
b. Phương pháp hình thành biểu tượng ,kích thước cho trẻ mẫu giáo nhỡ
Vào đầu năm học giáo nên tiến hành cho trẻ ôn luyên so sánh kích thước của các vật bằng những bài luyện tập được tiến hành trên các tiết ôn tập hay trong các hoạt động khác. Để cho trẻ luyện tập,giáo viên nên sử dụng các vật quen thuộc có xung quanh trẻ như: Quả bóng bảng,sợi dây, tờ giấy, cái nơ,búp bê… các vật này có độ chênh lệch kích thước giảm dần để qua đó giúp trẻ nhận thấy không phải bao giờ và chỉ bằng trực giác cũng nhận ra mối quan hệ kích thước giữa các vật mà cần thiết phải nắm được kỹ năng so sánh kích thước của các vật,trên cơ sở đó dạy trẻ các biện pháp so sánh kích thước.
ở lớp Mẫu Giáo nhỡ trẻ được học các biện pháp so sánh kích thước như xếp chồng ,xếp cạnh 2 đối tượng với nhau.Để dạy trẻ các biện pháp so sánh này nên sử dung các đối tương có hình dang giống nhau và chỉ khác nhau không nhiều về chiều cần so sánh,còn các chiều khác thì giống nhau.ví dụ :Để so sánh chiều dài của 2 vật ta có thể dùng 2 băng giấy có sự chênh lệch về chiều dài là 2 - 3cm,còn chiều rộng và độ dầy của chúng bằng nhau. Việc dạy trẻ các biện pháp so sánh này được tiến hành trên cơ sở giáo viên làm mẫu biện pháp xếp chồng hay xếp cạnh kèm theo lời giảng giải trình tự các thao tác .sau đó giáo viên tổ chức cho trẻ thực hành so sánh tường chiều kích thước của các vật bằng biện pháp đã học. Trên cơ sở đó hình thành kỹ năng so sánh cho trẻ . Để so sánh độ lớn của các vật ban đầu nên sử dụng những vật mà chúng có thể đặt chồng lên hay lồng vào nhau để giúp so sánh. Giáo viên chú ý dạy trẻ phản ánh mối quan hệ về độ lớn của 2 đối tượng như : “Cái đĩa đỏ to hơn đĩa xanh”, “Cái đĩa xanh nhỏ hơn cái đĩa đỏ” hay “Hai cái đĩa to bằng nhau”…
ở lớp mẫu giáo nhỡ giáo viên cần chú ý phát triển sự ước lượng kích thước bằng mắt cho trẻ để đạt được mục đích đó cần sử dụng các bài luyện tập khác nhau như tìm vật có kích thước bằng kích thước của vật mẫu,tiếp theo trẻ có thể tìm vật có kích thước giống kích thước của vật mẫu bằng cách ghi nhớ.
Những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, trẻ thu được trên tiết toán cần được giáo viên taọ điều kiện để trẻ sử dụng vào các hoạt động khác nhau như: Trẻ vẽ 1 con đường rộng,một con đường hẹp; Cắt 1 băng giấy dài một băng giấy ngắn; làm một cái cầu thang;so sánh lựa chọn các khối hình cần thiết để xây ngôi nhà cao, ngôi nhà thấp, chắp ghép cái cổng cao ,cái cổng thấp…
Ngoài ra giáo viên nên tổ chức cho trẻ các trò chơi học tập để củng cố và ứng dụng những kiến thức kỹ năng kỹ xảo mà trẻ có.
c.Phương pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo nhỡ
Bước vào lớp mẫu giáo nhỡ trẻ đã nhận biết ,phân biệt và nắm được tên gọi của một số các hình học phẳng như:Hình tròn,hình vuông,hình tam giác, chữ nhật.Cho nên vào đầu năm học nên tiến hành củng cố những kiến thức,kỹ năng mà trẻ đã thu được từ lớp Mẫu Giáo bé, nên sử dụng các mẫu hình học phẳng đa dạng với mầu sắc,kích thước,vị trí sắp đặt khác nhau.Việc đó cho trẻ phân tích những dấu hiệu cơ bản của các hình cùng với các dấu hiệu không cơ bản tạo tiền đề cho trẻ khái quát những kiến thức về các hình này.Ban đầu cho trẻ thực hành so sánh từng cặp hình, sau đó so sánh từng nhóm hình.Cần tiến hành cho trẻ so sánh và xem xét các hình học theo một trình tự nhất định thông qua hệ thống câu hỏi của cô với trẻ,như: Đây là hình gì? Hình có màu sắc gì? Các hình này có điểm gì giống và khác nhau?
Khi cho trẻ làm quen với các hình hình học cần tổ chức cho trẻ khảo sát các mẫu hình hình học.Giáo viên cần dạy trẻ biện pháp khảo sát hình thông qua thao tác khảo sát mẫu giáo viên kết hợp với lời giảng giải với những lần sau giáo viên dùng lời hướng dẫn trẻ các thao tác khảo sát hình, như lăn hình,để hình ở các tư thế khác nhau, xếp chồng các hình lên nhau(trẻ lăn hình tròn và hình vuông). Cần củng cố kiến thức của trẻ về các hình thông qua những hoạt động khác nhau trong trường mẫu giáo như : Vẽ ,nặn,cắt dán,xếp hình từ các que. (trẻ xếp hình vuông từ 4 que dài bằng nhau, xếp từ hình chữ nhật từ 2 que dài bằng nhau và 2 que ngắn bằng nhau, xếp hình tam giác từ 3 que) hay cho trẻ xếp hình bằng hột hạt, tạo hình bằng giây. Sử dụng các trò chơi học tập để phát triển khả năng nhận biết các hình học của trẻ bằng các giác quan khác nhau như trò chơi; “cái túi kỳ diệu” Trong đó trẻ tìm hình bằng xúc giác phối hợp với sự tri giác vật bằng thị giác hay ngược lại hay trò chơi “Tìm nhà” Nhằm phát triển tính bền vững của sự tri giác hình dạng. Nên cho trẻ luyện tập so sánh hình dạng của các vật giống với một kiểu hình hình học...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status