Đề tài Tìm hiểu một số nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS thông qua phân môn vẽ tranh - pdf 13

Download Đề tài Tìm hiểu một số nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS thông qua phân môn vẽ tranh miễn phí



MỤC LỤC
Trang
- TÀI LIỆU THAM KHẢO . 2
- LỜI NÓI ĐẦU . . 3
- A/ . ĐẶT VẤN ĐỀ .4
- B/ . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .5
I. Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo hình .5
1. Những nét chung .5
2. Cách nhìn và cách cảm nhận: .5
II. Ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS qua phân môn vẽ tranh .6
1. Khả năng cảm nhận của học sinh THCS .6
1.1. Đặc điểm tâm lý: . 6
1.2 Khả năng cảm nhận trong phân môn vẽ tranh của học sinh THCS: . 6
2. Hứng thú học tập trong phân môn vẽ tranh ở học sinh THCS: .7
- C/. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:.9
I. Thực trạng học tập .9
II. Biện pháp giúp học sinh học tốt và nâng cao chất lượng bài vẽ ở
phân môn vẽ tranh: .9
1. Chuẩn bị: .9
2. Phần lên lớp: .10
- D/ . BÀI HỌC KINHNGHIỆM .11
- E/. KẾT LUẬN .11
- F/. ĐỀ XUẤT .12
- Ý KIẾN BAN GIÁM HIỆU .12
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37015/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Chủ yếu tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hằng ngày. Để làm được điều đó cần hiểu về cách nhình, cách cảm nhận, lý giải hiện tượng sự vật...của học sinh. Hay nói cách khác là ngôn ngữ tạo hình của học sinh THCS trong bộ môn mĩ thuật, mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này được tìm hiểu thông qua phân môn vẽ tranh.
Việc tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy - đánh giá một cách tích cực đúng đắn, gây hứng thú cho cả người học và người dạy tìm ra được phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp đối tượng, lứa tuổi. Tuy nhiên dạy như thế nào? Dạy thật tốt hay bình thường còn phụ thuộc ý thức học tập của mỗi chúng ta.
A/ . ĐẶT VẤN ĐỀ
Với mong muốn trở thành người giáo viên dạy tốt, dạy giỏi, hoàn thành tốt công tác nhiệm vụ cần có rất nhiều yếu tố. Đó là chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kinh nghiệm và lòng say mê yêu nghề yêu trẻ.
Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là chất lượng của nó. Cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người về đức dục, trí dục và thể dục , thì mỹ dục cũng không ngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người và nhất là thế hệ trẻ. Đối tượng nghiên cứu ở đây là học sinh THCS.
Với bộ môn mĩ thuật hiện nay nói riêng, giáo viên giảng dạy còn ít kinh nghiệm. Không có hội thảo luận và nghiên cứu sâu vấn đề. Bởi thời lượng tiết còn ít, mỗi trường chỉ có một giáo viên. Việc trao đổi và thảo luận gặp nhiều khó khăn. Đồng thời đây cũng là bộ môn mới dược đưa vào trường học gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người, luôn luôn hướng tới cái đẹp, tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp. Nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của con người ngày càng cao cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, cho nên việc nhìn nhận và thưởng thức cái đẹp của đại bộ phận nhân dân là vấn đề tất yếu khách quan, không chỉ là đối với người lớn mà tất cả các đối tượng, từng lớp, lứa tuổi trong xã hội.
Giảng dạy mỹ thuật ở trường THCS cũng nhằm mục tiêu trên. Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần chú ý đặc điểm lúa tuổi học sinh, mỗi lứa tuổi sẽ có cách cảm nhận, suy nghĩ và lý giải về cái đẹp khác nhau. Người lớn có cách cảm nhận loogic khoa học tạo nên cái đẹp hoàn thiện, còn trẻ em thì có cách cảm nhận ngây thơ, nhìn sự vật qua lăng kính màu hồng, không vướng bận những nguyên tắc, trăn trở mà tập trung tình cảm sự yêu thích của mình vào bài vẽ. Cho nên bài vẽ của học sinh thường đem lại cho ta nhiều cảm xúc và tình cảm mới lạ. Nói là vậy, mỗi mức độ cách cảm nhận của con người mỗi đổi thay. Là người giáo viên dạy mĩ thật cần nắm bắt được đặc điểm này của học sinh để có phương pháp giảng dạy tốt nhất, phát huy được năng lực, sự đâm mê của học sinh. Đây cũng là lý do tui chọn để viết sáng kiến này “ Tìm hiểu một số nét đặc trưng, ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS thông qua phân môn vẽ tranh”.
Dạy mĩ thuật cũng nhưu dạy các môn khác, đối tượng chủ yếu là học sinh, dạy cho học sinh theo những nội dung yêu cầu chương trình đã quy định. Nhưng dù dạy bất cứ cái gì thì cần phải tìm hiểu rõ đối tượng cần truyền đạt là ai? Đối tượng nào? Truyền đạt ở mức độ nào?
Ở đây đối tượng tìm hiểu là học sinh THCS, cụ thể là học sinh trường THCS Bu Prăng – lớp 6, 7, 8, 9. Lứa tuổi từ 11 đến 15 với những đặc điểm tính cách nhận thức riêng của từng vùng – miền, nhất là ở vùng biên giới như trường Bu Prăng. Bộ môn mĩ thuật là môn học mà kiến thức của nó vừa cụ thể, rõ ràng vừa chung chung trừu tượng, khó thấy khó nhìn. Là loại kiến thức có ở xung quanh ta, lấy những sự vật hiện tượng quanh ta để biểu đạt. Điều đó đòi hỏi giáo viên ngoài việc phải nắm vững kiến thức chuyên môn thì cần phải nắm vững kiến thức ở các môn liên quan như “ Tâm lý học lứa tuổi, xã hội học tự nhiên,...” Trong đó cái cốt lõi cần phải nắm là đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh THCS mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này nó nằm trong phân môn vẽ tranh.
Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của hội họa nói chung bao gồm nhiều yếu tố như tính không gian, tính tạo hình trực tiếp trong đó bao gồm đường nét, hình khối, mầu sắc...và ngôn ngữ tạo hình của học sinh THCS cũng không nằm ngoài những yếu tố đó.
Học sinh THCS có cách nhìn, cách cảm nhận lý giải như thế nào về những sự vật, hiện tượng xung quanh, về hình khối, màu sắc. Sự cảm nhận đó có khác gì so với sự cảm nhận của người lớn, của từng lứa tuổi khác nhau. Nó có những thuận lợi khó khăn gì và những điểm mạnh điểm yếu trong cách nhìn nhận, cảm thụ của học sinh THCS. Đó là những điều cần phải tìm hiểu nghiên cứu tìm hiểu để bổ sung vào lượng kiến thức chuyên môn của người giáo viên giảng dạy mĩ thuật.
B/ . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo hình
1. Những nét chung.
Qua lịch sử chúng ta thấy rằng con người bắt đầu vẽ từ rất sớm, trước khi có chữ viết và tiếng nói. Trong các hang động ta bắt gặp những hình vẽ hết sức sống động, nhưng những tác phẩm lúc bấy giờ chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống như trao đổi thông tin với nhau thay cho tiếng nói. Ví dụ : “ hình vẽ một quả và mũi tên chỉ vào miệng là quả ăn được” và những hình ảnh chỉ cái không ăn được, cái để làm công cụ...Nói như vậy tức là vẽ xuất hiện từ rất sớm nhưng con người chưa ý thức được vẻ đẹp ý nghĩa hình khối, màu sắc và tác dụng của nó đối với đời sống tinh thần, chỉ đơn thuần vẽ để đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin.
Cũng tương tự như thế, với trẻ em những nét vẽ ngoằn ngèo và những màu sắc trắng đỏ xanh được trẻ đặt cạnh nhau làm cho trẻ có vẻ thích thú, nhung chúng ta cũng không thể coi đó là vẽ mà đúng hơn là trẻ đang hoạt động để tự hoàn thiện và phát triển cơ bắp, hoạt động này chỉ được xem là hoạt động bản năng. Nó chỉ có thể coi là hoạt động vẽ khi bắt đầu ý thức được vẻ đẹp màu sắc, hình khối, đường...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status