Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh THPT bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan - pdf 13

Download Luận văn Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh THPT bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan miễn phí



Phương trình và hệ phương trình là một nội dung quan trọng trong chương trình môn toán ở nhà trường phổ thông.
Khái niệm về phương trình, hệ phương trình được giới thiệu tiềm ẩn từ cấp tiểu học đến cấp THCS, bắt đầu đưa ra các định nghĩa từ lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 và hoàn thiện ở chương trình lớp 10 cấp THPT. Những vấn đề lý luận như: các khái niệm phương trình, phương trình tương đương, phương trình hệ quả, nghiệm của phương trình, được đưa dần ở mức độ thích hợp qua từng bậc học, có phần lặp đi lặp lại và nâng cao dần qua các lớp từ 8 đến 10. Đồng thời, học sinh cũng được dần dần làm việc với từng loại phương trình và hệ phương trình thích ứng với những yếu tố lý thuyết đã học.
Ở lớp 11 cấp THPT học sinh được biết đến một loại phương trình siêu việt mới đó là Phương trình lượng giác.
Phương trình và hệ phương trình lượng giác là một nội dung quan trọng của chương trình toán ở bậc THPT. Học sinh khi bắt đầu làm quen với phương trình lượng giác thường chưa hiểu biết cặn kẽ về nó, phương pháp giải cũng như cách trình bày nghiệm của phương trình lượng giác còn là mới mẻ, đa số học sinh còn cảm giác lúng túng khi giải các phương trình lượng giác, đặc biệt là những loại phương trình lượng giác không mẫu mực.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36867/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

c những đặc điểm cơ bản sau đây:
1. Nội dung câu hỏi phải thoả đáng
Sau khi hoàn thành các câu hỏi, người soạn thảo phải có trách nhiệm xem xét một lần nữa từng câu hỏi một. Người soạn thảo phải tự hỏi: “Câu hỏi soạn ra có thực sự đáng giá để đưa vào bài TN hay không? Đã sẵn sàng đưa nó ra làm minh hoạ cho các giáo viên khác về những gì mà ta mong muốn ở học sinh của ta chưa?”. Phải mạnh dạn loại ra một số câu hỏi nào đó chưa hoàn thiện để nội dung của bài TN vững vàng hơn, tránh lan man.
2. Câu hỏi phải sáng sủa
Các câu hỏi cần được phát biểu một cách ngắn gọn, sáng sủa, đúng từ ngữ, câu hỏi phải rõ nghĩa, đơn giản, dễ hiểu. Kể cả trong các câu nhiễu cũng phải viết thật sáng sủa, dù người soạn thảo không có ý kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về những điểm trong câu đó.
Các câu hỏi TN nên sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, điều này sẽ giúp
học sinh làm bài tự tin hơn. Hơn nữa, học sinh sẽ có đủ thời gian để làm những câu có thể giải đáp được trước, không mất thời gian với những câu khó rồi không kịp làm những câu khác. Với cách sắp xếp như vậy chỉ học sinh giỏi mới làm được những câu cuối cùng.
Giáo viên cần báo trước cho học sinh biết phương pháp cho điểm cho mỗi câu hay mỗi phần.
Các câu hỏi phải được viết thế nào để chỉ có một câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (đặc biệt là loại câu hỏi điền khuyết).
1.5.4. Rà soát lại câu hỏi
Công việc này rất cần thiết, nhất là khi soạn thảo câu hỏi TN. Giáo viên có thể tự rà soát lại, nhờ đồng nghiệp hay các chuyên gia rà soát lại đặc biệt có hiệu quả nhất là sự kiểm nghiệm qua thực tế. Vì vậy, xu hướng hiện nay người ta xây dựng ngân hàng câu hỏi TN thông qua sự lựa chọn nhiều lần để KT, rút kinh nghiệm và hoàn thiện dần câu hỏi.
Quy trình xây dựng bài TN:
ĐN mục tiêu
KH hoá ý đồ
Lựa chọn CH
PT câu hỏi
XĐ khả năng
PB trình độ
Tiêu chuẩn
hoá
Phần chỉ dẫn
KT hoàn thiện
Công bố
Mối liên hệ giữa mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học của thầy và trò, kết quả KT-ĐG bằng phương pháp TN được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hệ thống các bài tập cơ bản
Mục tiêu
Học sinh làm bài TN
Thầy kiểm tra TN
Kết quả
thi TN
Năng
lực
Sự cố
gắng
Tính
cách cá nhân
Ngẫu
nhiên
ND
dạy
PP
dạy
Tài
liệu
TN
Tình huống
1.6. Khả năng áp dụng TNKQ vào KT-ĐG kết quả học tập ở trường phổ thông.
1.6.1 Thực trạng việc KT-ĐG kết quả học tập của học sinh THPT
Hiện nay, việc KT-ĐG ở các trường THPT nói chung và môn toán nói riêng vẫn phổ biến hình thức ra đề tự luận, kiểm tra miệng, kiểm tra vấn đáp. Với cách KT như vậy đã phần nào ĐG được kết quả học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy của bản thân và các bạn đồng nghiệp cùng với sự nhận xét của các nhà nghiên cứu giáo dục, chúng tui nhận thấy việc KT-ĐG ở trường THPT còn có một số hạn chế sau đây:
- Việc KT viết bằng phương pháp tự luận hạn chế tính toàn diện và khách quan của nội dung kiểm tra và đề thi, đề KT do giáo viên dạy trực tiếp ra đề cho nên đôi khi còn mang tính chất cảm tính, chủ quan, không kiểm tra hết được các kiến thức cơ bản trong bài, trong chương. Không đảm bảo được sự công bằng trong các lớp đối tượng học sinh của cùng một khối trong một trường hay giữa các trường, các vùng với nhau.
- Một số giáo viên còn chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn các mục đích của việc KT-ĐG, một số giáo viên còn cho rằng: Việc KT-ĐG kết quả học tập của học sinh là nhằm mục đích để cho điểm và vào sổ điểm theo chương trình, nếu nhận thức đơn thuần như vậy thì việc KT-ĐG sẽ không phản ánh được đầy đủ, rõ ràng, trung thực các nội dung cần KT- ĐG và như vậy điểm số đó sẽ không đảm bảo được tính khách quan của việc ĐG.
- Kỹ năng ĐG của giáo viên thường dựa vào thói quen kinh nghiệm, dễ bị cảm tính chủ quan chi phối, chưa có tiêu chí cụ thể.
- Nội dung KT còn tập trung vào việc KT kiến thức theo tài liệu có sẵn (SGK, bài soạn, phân phối chương trình, …)
- Cách thức tổ chức KT-ĐG thường phức tạp, tốn kém (nhất là các kỳ thi Tốt nghiệp, Tuyển sinh Đại học, …).
Như vậy, việc KT-ĐG đã cản trở việc đổi mới PP dạy học, đặc biệt cản trở việc khuyến khích giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, chủ động phân phối thời gian dạy học cho phù hợp với đặc điểm học tập của học sinh, chủ động sử dụng các phương pháp dạy học góp phần tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
1.6.2. Xu thế đổi mới phương pháp KT-ĐG ở trường THPT
Về xu thế đổi mới phương pháp KT-ĐG trong trường THPT, tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kỳ III đã viết: "Trong kiểm tra - đánh giá, nội dung kiểm tra - đánh giá phải toàn diện bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và phương pháp, không phải chỉ yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức và kỹ năng. Mặt khác cần có biện pháp hướng dẫn học sinh biết cách tự đánh giá, có thói quen đánh giá lẫn nhau” [3, tr. 5].
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các hình thức KT truyền thống, GV cần tìm hiểu và áp dụng phương pháp KT bằng TNKQ, hay cũng có thể kết hợp một cách hợp lý giữa hai hình thức KT-ĐG này.
Đã có một thời gian dài, dư luận rất bất bình trước những hiện tượng
tiêu cực trong thi cử. Những hiện tượng tiêu cực không những xảy ra ở một số kỳ thi cấp Quốc Gia mà ngay cả các kỳ kiểm tra thường xuyên ở trường phổ thông. Điều đó đã phần nào phản ánh việc quan tâm công tác KT-ĐG của các nhà quản lý giáo dục chưa đúng mức, việc quản lý, giám sát công tác KT-ĐG trong các trường phổ thông là chưa thoả đáng, từ đó làm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả dạy – học.
Trước tình hình đó, Bộ GD&ĐT đã đề xuất một số giải pháp trước mắt về ĐG kết quả học tập của học sinh theo định hướng sau đây:
- Đánh giá phải toàn diện, công bằng, phân loại tích cực, kịp thời, phối hợp giữa ĐG thường xuyên và định kỳ, giữa cách ĐG của giáo viên và tự ĐG của học sinh, giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Phân loại các mức độ ĐG đối với các lĩnh vực, môn học.
- Sử dụng nhiều phương tiện và công cụ ĐG khác nhau để giảm dần những căng thẳng, những bất cập và tiêu cực trong kiểm tra, thi.
- Xoá bỏ tư tưởng "thành tích" trong ĐG, xoá bỏ dạy thêm, học thêm tràn lan ở các cấp học.
- Xây dựng ngân hàng đề KT theo quy trình khoa học và theo trình độ chuẩn của chương trình để tiến tới KT đồng loạt trong phạm vi cả nước hay từng vùng theo các bộ đề chung cho từng giai đoạn hoc tập.
1.6.3. Tính khả thi của việc áp dụng TNKQ vào KT-ĐG ở trường THPT
Việc sử dụng hình thức kiểm tra bằng TNKQ ở trường phổ thông là hoàn toàn có thể thực hiện được bởi những lý do sau đây:
- Xuất phát từ những lợi thế mà phương pháp KT-ĐG bằng câu hỏi TNKQ đưa lại.
- Trong những năm gần đây đã có sự đổi mới trong việc ra đề thi Tốt nghiệp, Tuyển sinh Đại học. Thay vì ra những đề thi có những câu hỏi "đánh đố" đòi hỏi chiều sâu của kiế...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status