Đề tài Tìm hiểu về động cơ học tập của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Trà Vinh - pdf 13

Download Đề tài Tìm hiểu về động cơ học tập của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Trà Vinh miễn phí



MỤC LỤC
 
NỘI DUNG TRANG
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Giả thuyết nghiên cứu 2
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
5.1. Nghiên cứu lí luận 3
5.2. Nghiên cứu thực tiễn 3
6. Khách thể và phạm vi nghiên cứu 3
6.1. Khách thể nghiên cứu 3
6.2. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Phương pháp nghiên cứu 3
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 4
8.1. Ý nghĩa lý luận 4
8.2. Ý nghĩa thực tiễn 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1. Nước ngoài 6
1.1.2. Trong nước 8
1.2. Các khái niệm cơ bản 10
1.2.1. Khái niệm động cơ 10
1.2.2. Phân loại động cơ 11
1.2.3. Khái niệm về động cơ học tập 12
1.2.4. Đặc điểm động cơ học tập 13
1.2.5. Sự hình thành động cơ học tập 14
1.2.6. Vai trò của động cơ đối với hoạt động học tập của học sinh 16
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT 16
1.3.1. Vị trí, ý nghĩa của lứa tuổi của học sinh THPT 16
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của học sinh THPT 17
1.3.2.1. Đặc điểm về sự phát triển thể chất 17
1.3.2.2. Điều kiện sống và hoạt động 19
1.3.3. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ 20
1.3.3.1 Đặc điểm hoạt động học tập 20
1.3.3.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ 22
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
2.1. Sơ lược về trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh 25
2.2. Những vấn đề về động cơ học tập của học sinh trường
PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh 27
2.2.1. Nhận thức của học sinh về mục đích học tập 28
2.2.2. Thứ bậc động cơ học tập của học sinh 33
2.2.3. Tương quan về động cơ học tập giữa
học sinh các khối 10, 11, 12 34
2.2.4. Tương quan động cơ học tập giữa
học sinh nam và học sinh nữ 36
2.2.5. Hoạt động định hướng động cơ học tập cho học sinh
trong nhà trường 38
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh 41
2.3.1. Thái độ học tập 41
2.3.2. Sở thích - năng lực 42
2.3.2.1. Sở thích 42
2.3.2.2. Năng lực 43
2.3.3. Hứng thú - Nhu cầu bản thân 45
2.3.4. Đặc điểm học sinh dân tộc nội trú 47
2.3.4.1. Về mặt sinh lý 47
2.3.4.2. Đặc điểm tâm lý 47
2.3.5. Gia đình 48
2.3.6. Bạn bè 50
2.3.7. Giáo viên 53
 
2.3.7.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của
phương pháp giảng dạy với động cơ học tập của học sinh 53
2.3.7.2. Thái độ của học sinh đối với việc tổ chức
giảng dạy của giáo viên 56
2.3.8. Văn hóa - xã hội 58
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
3.1. Kết luận 62
3.2. Kiến nghị 62
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36851/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

của mình.
Các em đã bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Rất hiếm xảy ra trường hợp có thái độ như nhau đối với các môn học. Nếu ở thiếu niên, chất lượng, trình độ giảng dạy và nhân cách của giáo viên hầu như quyết định hoàn toàn thái độ lựa chọn của các em với từng môn học thì ở học sinh trung học phổ thông lại là những hứng thú, những khuynh hướng có liên quan với xu hướng nghề nghiệp của các em. Chính vì vậy, đôi khi chúng ta thấy có hiện tượng đáng buồn là: học sinh chỉ “chúi đầu” vào những môn học có quan hệ với nghề nghiệp tương lai, còn thì dửng dưng, lơ là với các môn học còn lại.
Một số em chỉ tích cực học một số môn các em đánh giá là quan trọng và có liên quan đến việc lựa chọn ngành nghề sau này của mình, còn các môn khác chỉ cần đạt điểm trung bình. Có một số em còn cho rằng mình khó có thể vào được đại học cho nên chỉ cần học đạt yêu cầu là đủ.
Mặt khác, ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn định, đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một lĩnh vực hoạt động nào đó. Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thức trong các lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát triển năng lực của các em.
1.3.3.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển các năng lực trí tuệ. Do cơ thể các em đã được hoàn thiện. Đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ. Ở học sinh trung học phổ thông tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức.
Cảm giác và tri giác ở các em đã đạt tới mức độ trưởng thành. Các chỉ số của khả năng cảm giác và tri giác ở các em phát triển rõ rệt: ngưỡng tuyệt đối của cảm giác, ngưỡng sai biệt phát triển cao. Điều này đã làm cho năng lực cảm thụ âm nhạc và hội họa của các em được nâng cao.
Khả năng tri giác không gian và thời gian tốt hơn, các em ít mắc những sai lầm trong việc tri giác không gian và thời gian hơn các em học sinh trung học cơ sở. Tri giác có chủ định, quan sát có tính mục đích cao, có hệ thống và mang tính toàn diện hơn. Quá trình quan sát không tách rời khỏi tư duy và ngôn ngữ. Khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân cũng bắt đầu phát triển ở các em. Tuy nhiên, sự quan sát của các em thường phân tán, chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định. Trong khi quan sát đối tượng vẫn còn mang tính đại khái, phiến diện trong việc đưa ra kết luận vội vàng, không có cơ sở thực tế.
Trí nhớ của học sinh trung học phổ thông cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Ghi nhớ có ý nghĩa tăng lên một cách rõ rệt và ngày càng chiếm ưu thế. Tính có chọn lọc của ghi nhớ khá rõ ràng. Các em đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo một trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Có nghĩa là khi học bài, các em đã biết rút ra những ý chính, đánh dấu lại những đoạn quan trọng, những ý trọng tâm, lập dàn ý tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh.
Càng ở lớp trên, học sinh càng sử dụng các phương pháp ghi nhớ, kể cả thuật nhớ càng nhiều. Các em cũng hiểu được rất rõ trường hợp nào phải học thuộc trong từng câu, từng chữ (những định nghĩa, những quy luật), trường hợp nào cần diễn đạt bằng ngôn từ của mình và cái gì chỉ cần hiểu, không cần ghi nhớ. Nhưng ở một số em còn ghi nhớ đại khái chung chung, cũng có khi các em có thái độ coi thường việc ghi nhớ máy móc và đánh giá thấp việc ôn lại bài.
Chú ý của học sinh trung học phổ thông cũng phát triển. Tính chất phân hóa của hứng thú quy định tính lựa chọn của chú ý và làm tăng cường vai trò của chú ý sau chủ định ở các em. Sự phân phối chú ý của các em ngày càng phát triển từ lớp 10 đến lớp 12. Chú ý có chủ định chiếm ưu thế rõ rệt, các em có khả năng tập trung chú ý cao độ trong một thời gian dài ở điều kiện hoạt động căng thẳng. Tính lựa chọn của chú ý và sự ổn định của chú ý cũng phát triển cao hơn rõ rệt, các em chỉ chú ý tới những vấn đề trọng tâm cơ bản. Chẳng hạn: các em vẫn có thể tập trung chú ý vào cả những tài liệu mà các em không hứng thú vì các em hiểu được ý nghĩa quan trọng của những tài liệu đó. Năng lực di chuyển và phân phối chú ý cũng được phát triển và hoàn thiện rõ rệt (các em có kỹ năng vừa nghe giảng, vừa ghi chép bài, vừa theo dõi câu trả lời của bạn...). Thường học sinh lớn chỉ có sự chú ý không chủ định khi giáo viên đề cập tới ý nghĩa thực tiễn và sự ứng dụng tri thức của một bộ môn nào đó vào cuộc sống.
Hoạt động tư duy của học sinh trung học phổ thông phát triển mạnh. Do sự hoàn thiện về cấu trúc và chức năng của não bộ, do sự phát triển của các quá trình nhận thức nói chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà tư duy của học sinh trung học phổ thông có thay đổi về chất. Các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo hơn. So với thiếu niên, tư duy của học sinh trung học phổ thông có tính chặt chẽ, nhất quán, có căn cứ hơn, thể hiện ở chỗ các em biết phân biệt chính xác các luận đề và chứng minh, phân biệt cái xác thực và cái đáng nghi ngờ hay cái có thể có. Các em phán đoán có suy nghĩ và thái độ phê phán khi phán đoán. Biết tách cái bản chất trong các sự vật, hiểu được nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng gắn các chủ đề riêng lẻ với các vấn đề lớn thuộc thế giới quan. Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. Nếu đa số học sinh lớp 6, lớp 7 thích thú môn học vì tính hấp dẫn của các môn học, thì học sinh lớp 10, lớp 11 lại thích môn học vì nó đòi hỏi các em phải suy nghĩ độc lập. Các em thích khái quát, thích tìm hiểu những qui luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu… Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới là tính hoài nghi khoa học. Trước một vấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn. Thanh niên cũng thích những vấn đề có tính chất triết lý. Vì thế, các em rất thích nghe và ghi chép những câu triết lý. Tính phê phán của tư duy cũng phát triển mạnh.
Nhìn chung, tư duy của học sinh trung học phổ thông phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính.
Ở các lớp cuối cấp trung học phổ thông, do yêu cầu của nội dung chương trình, do tính chất của hoạt động học tập, học sinh cần nắm vững đư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status