Khóa luận Ý nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng con số trong ca dao người Việt - pdf 13

Download Khóa luận Ý nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng con số trong ca dao người Việt miễn phí



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2
2.1. Vấn đề nghiên cứu biểu tượng trong ca dao. 2
2.2. Các hướng nghiên cứu ý nghĩa biểu tượng của con số. 4
3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 7
3.1. Đối tượng 7
3.2. Phạm vi 7
3.3. Nhiệm vụ 8
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
4.1. Phương pháp thống kê, phân loại 8
4.2. Phương pháp phân tích tu từ học 8
4.3. Phương pháp phân tích văn học 9
5. CẤU TRÚC KHOÁ LUẬN 9
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 10
1.1. Lý thuyết biểu tượng 10
1.1.1. Khái niệm biểu tượng 10
1.1.2. Đặc trưng của biểu tượng 11
1.1.3. Chức năng của biểu tượng 12
1.2. Đặc trưng và nguồn gốc của biểu tượng con số. 14
1.2.1. Đặc trưng 14
1.2.1.1. Đặc tính bản thể 14
2.2.1.2. Đặc tính biểu trưng 14
1.2.2. Nguồn gốc. 16
1.2.2.1. Con số tự nhiên 16
1.2.2.2. Con số trong đời sống văn hoá, phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng. 17
1.2.2.3. Con số trong ngôn ngữ nghệ thuật 24
CHƯƠNG 2. Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA HỆ BIỂU TƯỢNG CON SỐ TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT 35
2.1. Sự tiếp biến ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng con số từ bình diện văn hoá vào
ca dao. 35
2.1.1. Quá trình thâm nhập và biến đổi theo quy luật chung. 35
2.1.2. Đặc thù riêng, kết quả của sự phân hoá, chuyển hoá. 36
2.1.3. Một số nhận xét. 40
2.2. Đặc trưng kết cấu của hệ biểu tượng con số trong ca dao người Việt. 42
2.2.1. Biểu tượng đơn 43
2.2.2. Biểu tượng kết hợp 44
2.3. Đặc trưng ý nghĩa của biểu tượng con số trong ca dao người Việt. 49
2.3.1. Nhóm 1, “Một” 49
2.3.1.1. Giá trị văn hoá chung của số một. 49
2.3.1.2. Sự chuyển hoá của biểu tượng số một trong ca dao người Việt. 50
2.3.2. Nhóm 2, “Hai”. 54
2.3.2.1. Giá trị văn hoá chung của số hai. 54
2.3.2.2. Sự chuyển hoá của biểu tượng số hai trong ca dao người Việt. 54
2.3.3. Nhóm 3 ,“Ba”, “Bốn”. 58
2.3.3.1. Giá trị văn hoá chung của số ba, bốn. 58
2.3.3.2. Sự chuyển hoá của biểu tượng con số ba, bốn trong ca dao. 59
2.3.4. Nhóm 4, “Năm”, “Sáu”, “Bảy” 66
2.3.4.1. Giá trị văn hoá chung của số năm, sáu, bảy. 66
2.3.4.2. Sự chuyển hoá của biểu tượng số năm, sáu, bảy trong ca dao người Việt. 66
2.3.5. Nhóm 5, “Chín”, “Mười”. 71
2.3.5.1. Giá trị văn hoá chung của số chín, mười. 71
2.3.5.2. Sự phân hoá và chuyển hoá của biểu tượng số chín, mười tong ca dao
người Việt. 71
2.3.6. Nhóm 6 ,“Trăm”, “Nghìn”, “Vạn”. 77
2.3.6.1. Giá trị văn hoá chung của số trăm, nghìn. 77
2.3.6.2. Sự chuyển hoá của biểu tượng số trăm, nghìn trong ca dao người Việt. 77
2.4. Các cách tạo nghĩa chủ yếu của hệ biểu tượng con số 84
2.4.1. cách tu từ. 85
2.4.2. Các kiểu quan hệ. 88
CHƯƠNG 3. NHỮNG THẾ TƯƠNG LIÊN CỦA BIỂU TƯỢNG CON SỐ 97
3.1. Mối quan hệ giữa biểu tượng con số với biểu tượng khác. 97
3.1.1. Biểu tượng con số- thời gian. 97
3.1.1.1. Biểu hiện mốc thời gian sinh hoạt văn hoá cộng đồng 97
3.1.1.2. Biểu hiện mốc thời gian sinh hoạt, đời sống tâm lý cá nhân 98
3.1.1.3. Biểu hiện khoảng thời gian sinh hoạt, tâm lý 101
3.1.2. Biểu tượng con số- không gian. 102
3.1.2.1. Biểu hiện tương quan khoảng cách. 103
3.1.2.2. Biểu hiện tương quan khoảng không gian- giá trị nhận thức. 106
3.1.3. Biểu tượng con số với vật thể 107
3.1.3.1. Biểu hiện tương quan số lượng- giá trị 107
3.1.3.2. Biểu hiện các kiểu quan hệ 109
3.2. Ảnh hưởng của hệ biểu tượng con số trong ca dao người Việt tới một số nhà thơ
hiện đại 111
3.2.1. Tố Hữu 111
3.2.2. Nguyễn Bính 118
PHẦN KẾT LUẬN 123
NGUỒN TƯ LIỆU KHẢO SÁT 125
THƯ MỤC THAM KHẢO 125


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36804/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ữ được tầm ý nghĩa quy mô của truyền thuyết: Mới lên ba tuổi thơ ngây/ Thấy vua cầu tướng ra ngay trận tiền; Lên ba đang tuổi anh tài/ Roi sắt ngựa sắt ra oai trận tiền/ Một phen khốc lửa dẹp yên/ Sóc Sơn nhẹ gót thần tiên lên trời. Phản ánh lịch sử với thái độ ngợi ca và ngưỡng vọng, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc, ca dao vẫn đảm bảo được việc tái hiện thành công phẩm chất và vai trò của người anh hùng trong truyền thuyết.
Từ biểu tượng “ba” ở ca dao cũng biểu hiện một mối quan hệ thống nhất tạo thành sức mạnh và sự vững chắc chỉ xuất hiện hai lần nhưng rất ấn tượng với biến thể kết hợp: Một cây mà chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Đây là sự biểu trưng cho sự đoàn kết, thống nhất tạo nên một mối quan hệ bền vững không gì chia rẽ được dẫn đến sự thành công. ở phương diện lập luân so sánh: Dù ai nói ngã nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. “Kiềng ba chân” là biểu tượng của sức mạnh vững chải, chắc chắn, biểu tượng của lập trường vững vàng, kiên định với một thái độ quyết tâm không giao động, không thay đổi quan điểm, chính kiến cá nhân.
Các nét nghĩa của biểu tượng luôn luôn liên thông và giao thoa với nhau, nó có thể nghiêng về biểu nghĩa này hay thiên về biểu nghĩa khác, mối quan hệ giữa sức mạnh, sự vững chắc và sự thử thách trong số ba cũng vậy. Khi đi vào trong ca dao “ba” thường gắn với nét nghĩa sự thử thách, trắc trở, về hình thức nó chiếm số lượng lớn nhất, về nội dung nó thường biểu hiện khoảng thời gian. Và từ sự bắt đầu của nghĩa gốc: “ba” là biểu hiện của sự đủ dẫn đến ý nghĩa “ba” là giới hạn cuối cùng của mọi sự thử thách: áo trắng em khâu chỉ tơ/ Khuyên chàng đi học thiếp chờ ba năm; Ai về nhắn với cô hai/ Có thương anh thì đợi cho đầy ba đông; Ba năm ăn ở nhà Tần/ Lòng Tần nhớ Hán mười phần chưa quên; Ba năm chẳng hiệp duyên hài/ Nằm lăm xuống bệ anh lạy dài ông tơ. Đặc biệt nhất là trong lời tâm sự chân tình, gan ruột khẳng định phẩm chất sự thuỷ chung sâu sắc trong một câu ca dao nổi tiếng của xứ Nghệ: Muối ba năm muối đang còn mặn/ Cừng chín tháng thì gừng hãy còn cay/ Đôi ta tình nặng nghĩa dày/ Dù có xa nhau đi chăng nữa thì ba vạn sáu ngàn ngày cũng nỏ xa. Ca dao dùng cấu trúc “ba năm” để biểu trưng cho một khoảng thời gian chờ đợi rất dài, đủ để chứng minh cho tình yêu và tình nghĩa, cho sự thuỷ chung son sắt. Chỉ có thời gian mới là thước đo của tấm lòng, có khi người ta chạy theo những giá trị nhất thời mà rủ bỏ những giá trị đích thực: Có quán tình phụ cây đa/ Ba năm quán đổ cây đa vẫn còn. Ba năm là thời gian đủ để khẳng định cho sự vững vàng của tình cảm, sự kiên định của nghĩa tình. Và nó không còn là sự hạn định thời gian cụ thể nữa mà là sự vô cùng của tình nghĩa, bất chấp thời gian.
ở ca dao người Việt, trong hành động, ba lần cũng là giới hạn cuối cùng phân định sự thành bại: Ba phen trầu héo cả ba/ Phen này héo nữa thiệt là số anh. Có khi biểu hiện cảnh lưu luyến bịn rịn không muốn rời xa trong cảnh giã từ: Ba phen lên ngựa trở về/ Cầm cương núi lại xin đề câu thơ/ Câu thơ ba bốn câu thơ/ Câu đợi câu chờ câu nhớ câu thương, hay cảm xúc rối bời, bồn chồn, hụt hẫng pha chút thất vọng: Chờ em như buớm chờ hoa/ Chờ lần ni nữa là ba lần chờ. “Ba” trở thành giới hạn chót cho mọi sự đồng thời nó cũng khẳng định một kết quả rõ ràng sau một quá trình thử thách.
Với số bốn, nếu như trong văn hoá nét nghĩa phát triển nhất ở mẫu gốc: sức mạnh, sự vững chắc thì trong ca dao hoàn toàn không xuất hiện. Trong tư duy dân gian Việt Nam, từ số ba trở đi được coi là số nhiều nhưng là sự phức tạp rắc rối. ý nghĩa này trở nên mạnh hơn khi kết hợp ba, bốn. Ca dao thường sử dụng lối nói gián tiếp rất ý nhị để diến tả chiều sâu và sức nặng của tình yêu thầm kín mà mãnh liệt: Ba bốn nơi đi tới trở về/ Lòng em sở mộ một bề thương anh. Câu ca dao tạo dựng thế đối lập giữa tình cảnh và tấm lòng của một “hồng nhan đào hoa” dù nhiều nơi nhóm ngó, nhiều người để ý mà tấm lòng thuỷ chung của nàng chỉ hướng về một ý trung nhân duy nhất. Câu nói quen thuộc của dân gian thể hiện một kinh nghiệm, một triết lý xác thực: “Lắm mối tối nằm không”, nhiều nơi, nhiều chốn là phức tạp, rắc rối: Ba bốn nơi chàng ràng/ Không nơi nẽo hẳn nhỡ nhàng tính răng? Bởi thông thường tâm lý chung là lắm nẽo sẽ dẫn đến phân vân, đắn đo lựa chọn mà thành ra dang dỡ. Đó là lời chia sẽ chân thành của nguời giàu kinh nghiệm, từng trải dành cho các cô gái đang ở tuổi cập kê. “Ba”, “bốn” không chỉ là biểu hiện cho số nhiều mà còn là sự lâu dài đối với người đang chờ đợi: Cây vàng lá úa/ Ba bốn tháng rày sao chợ vắng tanh/ Hay em hờn giận hay có chuyện gì ngại anh? Khi đã đem lòng yêu mến, vắng nhau một ngày trong lòng đã ngao ngán huống chi là ba, bốn tháng. Vì thế mà nỗi buồn trở nên da diết, nỗi sầu trải ra mênh mông khiên cho cây cỏ cũng héo tàn, vàng úa. Thời gian trở nên lặng lẽ, trôi một cách chậm chạp, ì ạch; không gian cô quạnh đến như ngừng đọng chỉ còn lại hoạt động tâm lý của con người cứ khắc khoải chờ đợi, cứ khắc khoải ngóng trông mà thẩn thờ, e sợ vì người thương vẫn biệt tăm tin tức.
Tuy nhiên nét nghĩa nỗi bật hơn của số từ biểu trưng “bốn” trong ca dao là tính tổng thể, toàn thể: Anh đây lên thác xuống ghềnh/ Thuyền nan đã trải, thuyền mành thử chơi/ Chơi cho khắp bốn phương trời/ Cho trần biết mặt cho đời biết tên. “Bốn phương trời” là hình ảnh tượng trưng cho tính tổng thể, toàn diện để bộc lộ thái độ tự hào về sự trường trải của mình. Còn “bốn mùa” là chu kỳ thời gian trọn vẹn của vũ trụ được xuất hiện trong lời dẫn về một hiện thực hiển nhiên theo quy luật của tạo hoá: Bốn mùa bông cúc nở sây/ Để coi trời khiến duyên này về ai. Đưa ra lời dẫn như vậy là một cách khôn ngoan để thiết lập cơ sở, giá đỡ để mà thách đố tạo hoá với một thái độ tự tin về duyên phận cuả mình. Trái lại, ở một lời ca dao khác, biến thể kết hợp: “tứ phương” trong ngữ cảnh sau lại là biểu hiện của sự chia lìa, tan rã đến mức không ngờ khiến người trong cuộc phải thốt lên đầy cay đắng: Tưởng rằng kèo cột ở đời/ Ai ngờ kèo rã cột rời tứ phương. Đó là sự việc ngoài sức tưởng tượng, ngoài dự tính của người trong cuộc. Trong lời của cô gái khi tâm sự: Thiếu chi quân tử bốn phương/ Thấy anh có ngãi em ôm duyên chờ thì “bốn phương” lúc đó cũng thể hiện tổng thể, tất cả để ngầm ẩn khẳng định vị thế và sự đáng giá của cô gái, đồng thời cũng là để lý giải cho sự gắn bó giữa cô và anh là nghĩa tình sâu nặng, là sự chân thành rất son sắt. ý nghĩa của số từ biểu trưng “bốn” phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể và sự tương tác của “bốn” và “một” tạo nên một nghĩa mới: biểu hiện cho những con người, những vùng quê, miền đất khác nhau nhưng lại đồng lòng, thống nhất cùng chí hướng, cùng lý tưởng: Anh em tứ hải giao tình/ Tuy rằng bốn biển n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status