Đề tài Tổ chức các hoạt động để giáo dục truyền thống cho đội viên - pdf 13

Download Đề tài Tổ chức các hoạt động để giáo dục truyền thống cho đội viên miễn phí



Chủ đề giáo dục cụ thể sao cho phù hợp với tình hình thời sự đất nước, hoàn cảnh địa phương.
Xác định rõ mục đích yêu cầu cần đạt được thông qua hoạt động.
Đặt tên cho chủ đề giáo dục cần có ý mới lạ tạo ra sự hấp dẫn tâm lý thiếu nhi.
Ví dụ:
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đội.
Ta chọn đặt tên cho các chủ đề hoạt động như: "Mừng Đội ta 65 mùa hoa", "Đội ta lớn lên cùng đất nước", "Tiếng kèn Đội ta", "Thiếu nhi Việt Nam - Măng non đất nước", "Sắc thắm khăn hồng" .
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) chúng ta tổ chức phát động phong trào: "Áo lụa tặng bà".
Nhân ngày vì người nghèo chúng ta phát động phong trào: “Lá lành đùm lá rách”.
Nhân ngày 26/3 chúng ta phat động phong trào: “Giao lưu kết nghĩa” với Liên Đội vùng khó. hay tổ chức “Hội trại truyền thống”
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36784/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

TÊN ĐỀ TÀI
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỂ GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG CHO ĐỘI VIÊN.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Lý do khách quan:
G
iáo dục truyền thống là một trong những hoạt động cơ bản của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, nhằm góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện cho đội viên, thiếu nhi theo năm điều Bác Hồ dạy.
Truyền thống là những tư tưởng, đức tính, lối sống, tập quán, thói quen, hành động... được hình thành và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Có truyền thống tốt cần được kế thừa và nâng cao, lại có những truyền thống đã lạc hậu, trì trệ, thậm chí có hại, cần loại trừ. Ở bài viết này tui chỉ nói đến kinh nghiệm giáo dục những truyền thống tốt.
Trong mọi thời đại, giáo dục luôn giữ vai trò hết sức quan trọng, giáo dục là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, đối với nước ta là một nước đang phát triển thì: “Giáo dục – đào tạo gắn liền với sự phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng nền nếp văn hóa mới, con người mới. Nhà nước có chính sách toàn diện, thực hiện phổ cập giáo dục, phù hợp với khả năng, yêu cầu của nền kinh tế, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài” (Trích văn kiện đại hội VIII của Đảng). Đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đảng nà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh người luôn quan tâm đến giáo dục nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người chủ tương lai của đất nước và người đã dạy: “… Non sông Việt Nam có trở nên vẽ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…” (Bác Hồ)
Việc giữ gìn truyền thống ở giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.
2. Lý do chủ quan:
Trà Bình là nơi có nhiều truyền thống cần được kế thừa và phát huy, tiêu biểu nhất là truyền thống hiếu học, truyền thống vượt khó vươn lên trong học tập đạt nhiều thành tích cao trong thi cử.
۩ Tröôøng Tieåu hoïc Traø Bình ۩
Trường Tiểu học Trà Bình là nơi mà các em học sinh bước đầu tìm hiểu và phát huy truyền thống của địa phương nói riêng và của cả dân tộc nói chung. Vì vậy việc giáo dục truyền thống cho các em là điều rất cần thiết nhằm mục đích phát huy hơn nữa truyền thống vốn có của địa phương và nâng cao chất lượng học tập. Làm tốt được điều này thì hiệu quả giáo dục ngày càng được nâng cao. Góp phần thực hiện tốt cuộc vận động hai không với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp.”
Chính vì những lý do khách quan và chủ quan trên mà tui chọn đề tài: “Tổ chức các hoạt động để giáo dục truyền thống cho Đội viên.” để áp dụng tại trường Tiểu học Trà Bình trong nhiều năm qua.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
2-1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở thực tiễn của địa phương và truyền thống lịch sử, góp phần giáo dục Đội viên ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trau dồi đạo đức và ý thức vươn lên trong học tập, giáo dục toàn diện học sinh thông qua các hoạt động thực tiễn trong hoạt động Đội.
2-2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
2-2.1: Tìm hiểu cơ sở lý luận thực tiễn và các cách phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động cho thiếu niên nhi đồng.
2-2.2: Tìm hiểu thực tế hoạt động theo từng chủ đề trong nhà trường và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.
2-2.3: Rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tế tổ chức hoạt động, đề xuất các biện pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho Đội viên.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3-1. Đối tượng nghiên cứu:
Đội viên khối lớp 4 +5 trường Tiểu học Trà Bình.
3-2. Phạm vi nghiên cứu:
Các hoạt động của Liên đội trong năm học (Từ năm 2004 – 2007) và các hoạt động do ngành tổ chức từ Huyện đến Tỉnh.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4-1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
4-2. Phương pháp thực hành:
4-3. Phương pháp điều tra:
V. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ TÀI:
A. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG:
Để hiểu rõ hơn điều này tui xin giới thiệu về mục đích và nội dung của giáo dục truyền thống tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Mục đích của giáo dục truyền thống:
Giáo dục truyền thống cho thiếu nhi là giúp các em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của Dân tộc, Đảng - Đoàn - Đội, giáo dục cho các em hiểu biết về quyền và bổn phận theo luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, nâng cao sự hiểu biết về quốc tế và khu vực.Từ đó giúp các em bồi đắp tình cảm, lòng biết ơn các thế hệ cha anh. Ra sức học tập và phấn đấu rèn luyện bản thân mình, thành những con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Nội dung của giáo dục truyền thống:
- Trước hết là giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm, truyền thống cách mạng của Đảng- Đoàn - Đội , truyền thống lao động, học tập sáng tạo tự lập tự cường xây dựng quê hương đất nước, truyền thống đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau ... Giáo dục truyền thống gia đình, kính yêu ông bà, bố mẹ thầy cô giáo.
- Giáo dục truyền thống Đội, giúp thiếu nhi hiểu rõ lịch sử và phong trào của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Những tấm gương tiêu biểu của tập thể và cá nhân, từ đó các em thấy vinh dự là người đội viên để tiếp tục hoạt động theo truyền thống tạo ra những thành tích mới, tổ chức cho các em học tập và làm theo truyền thống cần có những phương pháp thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh cụ thể .
B. CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG:
G
iáo dục truyền thống có rất nhiều hình thức tùy theo điều kiện sẵn có của địa phương sau đây là các hình thức mà tui đã áp dụng có hiệu quả:
1. Tổ chức các cuộc nói chuyện toạ đàm với các chiến sĩ lão thành, các chú là cựu chiến binh… nhân các ngày lễ .Ví dụ như: 22/12 ; 03/2...
2. Làm báo tường, báo ảnh, bảng tin, hoạt động tuyên truyền măng non.
3. Tổ chức thi múa hát, kể chuyện, viết vẽ, hái hoa dân chủ theo chủ đề giáo dục.
4. Dâng hoa tưởng niệm tại các nghĩa trang, tượng đài liệt sĩ, Trồng hoa, dọn cỏ nơi các anh hùng liệt sĩ yên nghỉ.
5. Tham quan viện bảo tàng, danh lam thắng cảnh, các công trình nhà máy lớn của đất nước.
6. Tìm địa chỉ đỏ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ bằng các công trình của Liên đội, Chi đội. Giúp đỡ, chăm sócthăm hỏi các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công cách mạng.
7. Viết thư, tặng quà, kết nghĩa với các đơn vị bộ đội hay các Liên đội, Chi đội bạn.
Tieát muïc thi Keå chuyeän caáp Huyeän
8. Tổ chức sinh hoạt truyền thống về một giai đoạn lịch sử , nhân vật anh hùng dưới hình thức sân khấu hoá ( có minh hoạ, diễn xuất, lời thuyết minh bằng thơ nhạc , múa hát... )
9. Tổ chức hoạt động lớn tập trung: dạ hội văn nghệ, hội hoá trang, hội trại, trò chơi lớn về chủ đề cần giáo dục.
10. Sưu tầm tranh ảnh, hiện vật, xây dựng phòng truyền thống Đội.
C. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status