Đề tài Một số biện pháp tăng cường giao tiếp Tiếng Việt cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu số. Môn làm quen chữ viết ở Trường Mầm Non Yên Hoà Tương Dương - pdf 13

Download Đề tài Một số biện pháp tăng cường giao tiếp Tiếng Việt cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu số. Môn làm quen chữ viết ở Trường Mầm Non Yên Hoà Tương Dương miễn phí



MỤC LỤC
trang
A. Phần mở đầu 3
I. Lý do chọn đề tài 3
II. Mục đích nghiên cứu 4
III. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
IV. Phương pháp nghiên cứu 5
V. Đối tượng và khách thể nghiêm cứu 5
VI. Giả thuyết khoa học 5
VII. Đóng góp đề tài 5
B. Nội dung nghiên cứu 6
I. Cơ sở lý luận của đề tài 6
1. Cơ sở lý luận chung về ngôn ngữ
2. Vai trò của ngôn ngữ
II.Thực trạng trong hoạt động làm quen chữ viết của trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Yên Hoà-Tương Dương-Nghệ An
III. Những biện pháp để tăng cường giao tiếp tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc
1. Xây dựng biện pháp
2. Thực nghiệm các biện pháp
C. Kết luận và kiến nghị sư phạm
I. Kết luận chung
II. Kiến nghị sư phạm
D. Tài liệu tham khảo
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36801/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy là 12, trong đó 12 giáo viên dạy lớp mẫu giáo ghép 3 độ tuổi (3, 4, 5 tuổi) học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm 100% ở 12 lớp.
Có 03 giáo viên là người dân tộc thiểu số, trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn và nói tiếng Việt cũng còn chưa thành thạo, tuổi đời cao ngoài 45 tuổi.
Với đặc thù của trường lớp như vậy nên đa số giáo viên dạy lớp học sinh là người dân tộc, nhận thức còn hạn chế và trông chờ ỷ lại chưa tự giác nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung và trong việc dạy trẻ tập nói tiếng Việt nói riêng.
Giáo viên chưa thấy được tầm quan trọng cấp bách phải dạy tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nên hàng ngày chỉ dạy qua loa, thiếu trực quan, đồ dùng bài soạn rập khuôn, máy móc theo sách hướng dẫn. Giáo viên người dân tộc thì quá lạm dụng trong giờ dạy thường dùng tiếng dân tộc để truyền thụ kiến thức và ngại giải thích từ khó bằng tiếng Việt cho trẻ…
Vì nhận thức của giáo viên như vậy nên ảnh hưởng đến kết quả dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu số
**Về nhận thức của phụ huynh học sinh:
Phụ huynh học sinh đa số là người dân tộc Thái, Khơ Mú, cuộc sống rất khó khăn, trình độ dân trí thấp, ít giao lưu, đông con. Nhiều gia đình không đủ cơm ăn áo mặc hàng ngày vào rừng kiếm củi, bẻ măng, làm rẫy xa làng bản. Chính vì vậy họ chưa thật sự quan tâm đến học hành của con cái muốn đến lớp hay không cũng được, còn nhiều phụ huynh khi đi làm còn đưa con đi theo và ở lại rẫy đến vài ngày, vài tuần mới về vì thế nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác duy trì sĩ số học sinh dẫn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ bị hạn chế rất nhiều.
**Về nhận thức của học sinh.
ở lứa tuổi này trẻ người dân tộc chưa biết được tâm quan trọng của việc đi học mà trẻ thích đến trường bởi vì có đồ chơi, có nhiều bạn đông vui, được cô dạy múa hát. tuỳ từng trường hợp vào tính nết của các cháu mặc dù được cô giáo động viên, gần gũi nhắc nhở nhưng cháu vẫn không hoạt động chỉ ngồi im. Nhưng đa số các cháu đã biết thực hiện theo yêu cầu của cô với sự giải thích giúp đỡ nhiều nên trong tổ chức, hoạt động làm quen chữ viết giáo viên phải tích cực dùng nhiều biện pháp sinh động để thu hút trẻ hứng thú tham gia để phát triển thêm ngôn ngữ cho trẻ.
** Việc làm của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động.
Theo chỉ đạo của ngành học mầm non thực hiện theo hướng đổi mới tích hợp, lồng ghép các môn học phải sáng tạo, linh hoạt phù hợp với nhận thức từng lứa tuổi, đối tượng học sinh.
Trong hoạt động làm quen chữ viết theo phân phối chương trình 26 tuần dạy trong 3 tiết.
Tiết 1: làm quen chữ cái
Tiết 2: trò chơi chữ cái
Tiết 3: tập tô chữ cái
Hết năm học yêu cầu trẻ phải nhận biết, phát âm.
Viết được 29 chữ cái o, ô, ơ, a , ă, â, e, ê, ư… và viết được tên trẻ, sao chép từ.
Thực tế giáo viên khi lên lớp về bài soạn còn cứng nhắc, rập khuôn máy móc, cung cấp kiến thức chưa đầy đủ, còn làm thay trẻ. Có tích hợp các môn học nhưng chưa phù hợp… Về đồ dùng trực quan tranh ảnh, đồ dùng, thẻ chữ còn thiếu cho cô và trẻ.
Một số giáo viên lên lớp chưa nhiệt tình giảng dạy mang tính chất đối phó. Đối với trẻ chưa gần gũi quan tâm, có khi còn cắt xén chương trình giảng dạy.
Tuy nhiên cũng có một số giáo viên cũng rất nhiệt tình năng nổ, gần gũi thương yêu trẻ, đã biết vận dụng phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt. ở những lớp này chất lượng trẻ đạt cao hơn, khả năng sử dụng về tiếng Việt của trẻ phát triển hơn.
Giáo viên tổ chức các hoạt động làm quen chữ viết thông qua hoạt động dạy học. Hầu hết trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc không có đủ điều kiện nhưng đồ dùng đồ chơi ở trong gia đình, ở nhà lại thường chơi tự do, không ai chỉ bảo và thường sử dụng tiếng địa phương để giao tiếp với những bạn cùng trang lứa và với người lớn trong thôn bản. Chính vì vậy tất cả những kiến thức về vốn tiếng Việt cô dạy cho trẻ ở trên lớp, về nhà hầu như mai một hết mặc dù cô giáo đã cố gắng dạy trẻ phát âm, luyện đọc và sử dụng các mẫu câu để cùng cấp, củng cố vốn từ cho trẻ.
Hoạt động làm quen chữ viết giáo viên dạy tích hợp các môn học như môn làm quen văn học, cô dạy đọc thơ, kể chuyện, câu đố qua đó cô cung cấp thêm vốn từ cho trẻ. Nhưng giáo viên chưa đi sâu rèn luyện sửa sai cho trẻ kịp thời như: rèn phát triển ngôn ngữ luyện đọc qua câu đồng dao.
"Bà còng đi chợ trời mưa
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép tôm nhặt được trả bà mua rau"
Thường tiếng dân tộc khi nó là không có dấu nên khi luyện trẻ đọc với tiếng "tôm" thì đọc là "tom", "túi" đọc là "tui", "trả" đọc là "tra"…
Hay qua môn học tạo hình cô cho trẻ tô màu chữ cái in rỗng, nối chữ cái với từ, tiếng, tô màu tranh… Qua đó cô phải cho trẻ nhận biết, làm quen; hình vẽ hay mẫu tô nhưng cô chỉ nói qua, không cho trẻ khắc sâu nhận biết màu tô nên trẻ thích tô màu nào thì tô màu đó. Không biết được tô màu hình bông hoa phải tô cánh hoa màu đỏ, hay vàng… mà trẻ sẽ tô bất cứ màu gì, có khi là màu đen, màu xanh… vì vậy, ngôn ngữ tiếng Việt trẻ hạn chế ảnh hưởng nhiều đến nhận thức của trẻ.
Còn qua hoạt động mọi lúc mọi nơi hay đi dạo, cô giáo cũng đã tổ chức được nhưng chưa chú ý nên trẻ nói bằng tiếng Việt. Để trẻ trò chuyện với nhau hay nhắc cho bạn bằng tiếng dân tộc.
Trong tất cả các họat động cô giáo cần tăng cường dạy trẻ nói bằng tiếng Việt bằng nhiều hình thức lặp đi, lặp lại nhiều lần để luyện tập cho trẻ và qua đó mới củng cố được kiến thức cho trẻ lâu bền hơn.
Hay thông qua hoạt động vui chơi cô tổ chức trò chơi nhưng chưa được linh hoạt. vì đồ chơi còn ít chưa phong phú đa dạng, cách thức tổ chức của cô cứng nhắc, chưa phát huy hết khả năng tích cực của trẻ.
Ví dụ: Trò chơi tìm chữ theo yêu cầu của cô ở những tiết đầu cô phải hướng dẫn cách chơi, luật chơi cho trẻ biết cách chơi với từ khó cô phải giải thích bằng tiếng dân tộc để trẻ hiểu cách chơi và chơi được, nhưng những tiết sau cô chưa nâng cao yêu cầu đặt câu hỏi gợi mở để trẻ nói được cách chơi mà cô làm thay trẻ cô nói hết như vậy, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đối với trẻ học mà chơi, chơi mà học, đòi hỏi cô giáo phải tìm tòi sáng tạo những trò chơi phù hợp với nhận thức của trẻ và tổ chức linh hoạt kích thích trẻ hứng thú tham gia chơi. Qua đó vừa củng cố được kiến thức, phát huy tinh thần tích cực cho trẻ, rèn luyện tính nhanh nhẹn, chú ý, tinh thần kỷ luật như thông qua trò chơi "Hoa nào quả ấy" thì những cháu có hoa mang chữ “ a ” sẽ phải nhận biết tìm đúng bạn có quả mang chữ cái “ a ”. Hay những cháu có hoa, quả mang chữ cái “ ă ” sẽ tìm nhau và đứng về thành từng cặp hoa nào quả ấy. Khi trẻ đã tìm đúng hoa hay quả có cùng chữ cái cô sẽ đến và hỏi từng trẻ tên hoa, tên quả cùng chữ cái gì, yêu c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status