Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động đội ở trường THCS trên địa bàn miền núi - pdf 13

Download Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động đội ở trường THCS trên địa bàn miền núi miễn phí



XI. MỤC LỤC
 
I. Tên đề tài . Trang 01
II. Đặt vấn đề . Trang 01
1. Tầm quan trong của vấn đề được nghiên cứu Trang 01
2. Những thực trạng liên quan đến đề tài . Trang 02
3. Lí do chọn đề tài . . Trang 02
4. Phạm vi nghiến cứu . Trang 02
III. Cơ sở lí luận . Trang 03
IV. Cơ sở thực tiễn . Trang 04
V. Nội dung nghiên cứu: . Trang 04
1. GV TPT Đội chủ động tham mưu cho chỉ bộ đảng chỉ đạo các hoạt động Đội, tham mưu tốt cho BGH nhà trường trong việc phân công GVCN và tổ chức tốt các hoạt động Đội trong nhà trường .
 
 
Trang 05
2. TPT Đội phối hợp với các lực lượng trong nhà trường như: Công đoàn trường, Chi đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn, Ban hoạt động NGLL để tổ chức các hoạt động Đội
 
Trang 06
3. Thường xuyên tập huấn kỹ năng công tác Đội cho đội ngũ giáo viên nhà trường đồng thời với việc tổ chức tập huấn kỹ năng sinh hoạt Đội cho BCH liên đội, BCH chi đội, các đội kĩ năng .
 
Trang 07
4. Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, mang nhiều ý nghĩa và tạo không khí gần gũi, thân thiện với học sinh .
Trang 08
VI. Kết quả nghiên cứu: . Trang 09
VII. Kết luận: . Trang 11
VIII. Đề nghị: . Trang 12
1. Đối với Phòng GD&ĐT, Hội đồng Đội huyện Tây Giang . Trang 12
2. Đối với nhà trường . Trang 12
3. Đối với đội ngũ giáo viên . Trang 12
IX. Phần phụ lục: . Trang 13
1. Bảng thống kê số liệu học tập và hạnh kiểm năm học 2009-2010 và học kì I năm học 2010-2011 .
Trang 13
2. Các hình ảnh minh họa cho đề tài . Trang 14
X. Tài liệu tham khảo: . Trang 18
XI. Mục lục: . Trang 19
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36536/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

h “Giáo viên chủ nhiệm còn có nhiệm vụ cộng tác chặc chẽ với Đội TNTP Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh lớp mình chủ nhiệm”. Như vậy Đội hoạt động dưới sự điều hành của Ban chỉ huy liên đội, Ban chỉ huy chi đội, bên cạnh đó là sự phụ trách của GV TPT Đội, GV phụ trách chi đội; GV bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường là người phối hợp để tổ chức các hoạt động Đội.
Trong những năm qua, khi chưa tiến hành đề tài này thì liên đội cũng đã duy trì được các hoạt động, phong trào. Song, các hoạt động còn mang tính chất chung chung, Ban chỉ huy Liên đội cũng như Ban chỉ huy các chi đội, các đội kĩ năng chưa phát huy hết năng lực, chưa sáng tạo trong công việc nên chất lượng hoạt động chưa cao; sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong nhà trường còn mờ nhạt; kĩ năng cũng như kinh nghiệm trong công tác Đội của đội ngũ phụ trách thiếu nhi còn thiếu và yếu do hầu hết đây là những giáo viên mới ra trường lại lên công tác ở miền núi. Tình hình nề nếp của liên đội còn lộn xộn, chưa đi vào khuôn khổ. Ý thức tự quản của các Chi đội và đội viên chưa đáp ứng được yêu cầu chung của Liên đội. Vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng còn hạn chế; cảnh quan sư phạm trong khuôn viên nhà trường chưa đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thành tích của Liên đội cũng còn rất khiêm tốn.
IV. CỞ SỞ THỰC TIỄN:
Thực tiễn trong những năm qua việc phối kết hợp tổ chức các hoạt động Đội giữa TPT Đội với GVCN, GV bộ môn và với các bộ phận, ban tổ trong nhà trường chưa được thực hiện tốt, chưa thực hiện thường xuyên, đều đặn. Bên cạnh đó các cấp, các ngành, Cán bộ quản lí các trường còn xem nhẹ các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường đặc biệt là trên địa bàn dân cư, nhiều trường còn có quan niệm và nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của tổ chức Đội cũng như TPT Đội. Đội ngũ GV TPT Đội ở một số trường thường biến đổi. Chính vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến phong trào hoạt động của liên Đội và trong công tác giáo dục thanh thiếu niên trong nhà trường dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện không được nâng cao. Khi tổ chức các hoạt động thì GV TPT Đội là người phải lo từ khâu nội dung, công tác chuẩn bị và tổ chức các hoạt động. GV phụ trách chi đội chưa quan tâm nhiều đến công tác Đội và do mới ra trường phải lên công tác tại miền núi nên kỹ năng và kinh nghiệm trong công tác Đội còn rất khiêm tốn; học sinh là người dân tộc thiểu số chưa ý thức hết ý nghĩa của hoạt động Đội cũng như việc học tập nên ngại tham gia hoặc nếu có tham gia thì chỉ qua loa mang tính đối phó; BCH Chi đội, BCH Liên đội kỹ năng còn yếu do chưa được thường xuyên tập huấn và tham gia các hoạt động, chưa phát huy hết năng lực, chưa sáng tạo trong công việc; vai trò tự quản của Đội cũng chưa được phát huy nên chất lượng hoạt động cũng chưa cao; phụ huynh học sinh thì khoán trắng cho nhà trường việc học tập của con em mình nên hoạt động Đội cũng không quan tâm đến.
Trong những năm học qua với đội ngũ giáo viên phụ trách chi đội còn trẻ, đầy nhiệt huyết, các lực lượng giáo dục trong nhà trường được kiện toàn tổ chức và đi vào hoạt động có nề nếp, có kế hoạch; cơ sở vật chất của liên đội tương đối đảm bảo. Được chi ủy chi bộ nhà trường quan tâm chỉ tâm chỉ đạo các hoạt động Đội; được nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí kịp thời để tổ chức các hoạt động. Học sinh nhà trường hầu hết có tinh thần kỉ luật, đoàn kết, chăm ngoan, học tập tốt; BCH chi đội, BCH Liên đội cũng từng bước đi vào hoạt động và phát huy vai trò của mình. Chính vì vậy tui mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng hoạt động của liên đội Nguyễn Bá Ngọc- một Liên đội THCS ở miền núi.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Xuất phát từ tình hình thực tiễn như vậy, nhà trường mà trực tiếp là tổ chức Đội ở nhà trường có trách nhiệm hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên THPT hoặc học nghề. Đội viên ở tuổi thiếu niên, nhất là đội viên ở miền núi chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, kĩ năng sống còn hạn chế, đặc biệt còn thiếu hiểu biết trong lĩnh vực chính trị và xã hội, thiếu sân chơi an toàn và lành mạnh. Vì vậy, các em rất cần có một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, một sân chơi bổ ích. Vì vậy hoạt động Đội ở một ngôi trường miền núi cần được quan tâm, đẩy mạnh. Hoạt động Đội sẽ trang bị cho các em những kĩ năng sống cần thiết và đặc biệt giáo dục các em trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ và sau này sẽ trở thành người công dân tốt có ích cho xã hội.
Để thực hiện và đạt được kết quả tốt trọng trách này nhà trường phải dựa vào nhiều con đường, nhiều mối quan hệ biện chứng với nhau nhưng đóng vai trò hơn cả là hoạt động Đội thiếu niên trong nhà trường. Vậy làm thế nào để đưa hoạt động Đội và phong trào thanh thiếu niên vào hoạt động trong nhà trường một cách có hiệu quả nhất. Đó quả là một vấn đề hết sức khó khăn đối với những giáo viên TPT Đội. Do đó, người TPT Đội phải linh hoạt tham mưu cho nhà trường tổ chức tốt các hoạt động Đội; tranh thủ sự ủng hộ, quan tâm, phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn kĩ năng công tác Đội cho đội ngũ chỉ huy Đội để các hoạt động Đội trong nhà trường trở thành một lực lượng giáo dục đạt hiệu quả cao, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia, cụ thể là:
1. GV TPT Đội chủ động tham mưu cho chỉ bộ đảng chỉ đạo các hoạt động Đội, tham mưu tốt cho BGH nhà trường trong việc phân công GVCN và tổ chức tốt các hoạt động Đội trong nhà trường:
Trong nhà trường TPT Đội có vai trò vô cùng quan trọng nó gắn với vai trò, vị trí của tổ chức Đội trong việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói “Cán bộ là cái gốc của công việc”, “Cán bộ tốt là có tất cả”. Điều này hoàn toàn đúng với người GV Tổng phụ trách Đội đặc biệt là vai trò tham mưu của GV TPT Đội. Muốn giải quyết được vấn đề này trước hết GV TPT Đội phải xây dựng mối quan hệ t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status