Đề tài Bước đầu nghiên cứu hoạch định tiết học múa cho trẻ trong trường mầm non - pdf 13

Download Đề tài Bước đầu nghiên cứu hoạch định tiết học múa cho trẻ trong trường mầm non miễn phí



A. PHẦN MỞ ĐẦU Từ tr 6 dến tr 9
I. Lí đo chọn đề tài.
II. Mục đích ngiên cứu.
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
V. Giả thuyết khoa học
VI. Phạm vi nghiên cứu
VII. Phương pháp nghiên cứu
VIII. Kế hoạch tổ chức nghiên cứu Trang 6
B. PHẦN NỘI DUNG
Lịch sử nghiên cứu
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI:
Bước đầu nghiên cứu hoạch định tiết học múa dạy trẻ trong trường mầm non.
I. Khái quát chung về nghệ thuật múa
1. Lí luận nghệ thuật múa
2. Thực tiễn nghệ thuật múa
3. Định nghĩa về nghệ thuật múa
4. Khái niệm về múa mẫu giáo
II. Mối liên hệ giữa nghệ thuật múa với đời sống
1. Chức năng nghệ thuật múa
2. Vai trò của nghệ thuật múa đối với trẻ mầm non
III. Mối quan hệ giữa múa với các loại hình nghệ thuật
khác nhau
1. Mối quan hệ giữa múa với âm nhạc
2. Mối quan hệ giữa múa với văn học
3. Mối quan hệ giữa múa với sân khấu - Mĩ thuật - Hội hoạ
IV. Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng cảm thụ nghệ
thuật múa của trẻ
1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
2. Khả năng cảm thụ nghệ thuật múa tuổi mầm non
V. Một số hình thức múa của trẻ mẫu giáo
1. Múa minh họa
2. Múa sinh hoạt
3. Múa biểu diễn
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT DẠY MÚA CHO TRẺ MẦM NON HIỆN NAY.
1. Địa bàn điều tra
2. Mục đích điều tra
3. Phương pháp điều tra
4. Thực trạng về tổ chức dạy múa cho trẻ mầm non
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM – KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
I. Nội dung thực nghiệm
1. Quan điểm về chất liệu múa cơ bản và bài hát lựa chọn để biên đạo múa
2. Phân tích một số động tác chất liệu cơ bản
3. Phân tích bài hát đã được chọn
II. Cách thức tiến hành thực nghiệm
1. Địa bàn thực nghiệm
2. Mục đích của thực nghiệm
3. Tiêu chuẩn và thang đánh giá
4. Tiến hành thực nghiệm
III. Kết quả thực nghiệm
1. Kết quả thực nghiệm khảo sát
2. Kết quả thực nghiệm hình thành và kiểm chứng. Từ tr 9 dến tr 45
 
 
 
C. PHẦN KẾT LUẬN.
1/ Kết luận chung.
2/ Khuyến nghị sư phạm.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36705/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ột cách phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy hứng thú vận động cũng như khả năng cảm thụ âm nhạc và năng khiếu nghệ thuật múa.
2. Mối quan hệ giữa múa với văn học.
Như chúng ta đã biết một điệu múa dù đơn giản đến đâu cũng chứa đựng một nội dung văn học. Nếu không có nội dung văn học thì không còn là nghệ thuật nữa, nó chỉ còn là những động tác đơn thuần, máy móc. Nghệ thuật múa càng phát triển cao càng gắn liền với sự phát triển của văn học.
Cách xây dựng một tác phẩm múa cũng giống như bố cục một tác phẩm văn học. Khi kịch bản múa vẫn còn nằm trên giấy, dùng ngôn ngữ văn tự để diễn tả đó chính là tác phẩm văn học. Trên thế giới nhiều tác phẩm văn học đã được dựng thành những vở kịch múa nổi tiếng nhưng: Romêô và Juliét, Ôtenlô của Seakpear, Đônkiốt của Xécvangtéc, Hòn đất của Anh Đức…Những tác phẩm này dần trở thành những tác phẩm kinh điển của nghệ thuật múa.
3. Mối quan hệ giữa múa sân khấu – Mỹ thuật – Hội họa
Một trong những đặc trưng tạo thành sức mạnh của nghệ thuật múa chính là tính tạo hình. Từ dáng dấp, bước đi, một tư thế ngồi đều phải khác họa yếu tố tạo hình. Vì tạo hình là một yêu cầu không thể thiếu trong nghệ thuật múa. Nói cách khác nghệ thuật múa mang tính tạo hình, những khác họa trong chuyển động ( tạm dừng ) liên tục theo quy luật vận động của nghệ thuật múa. Điểm chủ đạo của nghệ thuật múa là sự tạo hình, điêu khắc nối tiếp nhau chuyển động trong âm thanh, tiết tấu đem lại sự thu hút say sưa cho người xem. Chính vì vậy người ta vẫn gọi múa là những bức điêu khắc sống.
Để có một tác phẩm múa ta phải dùng các chất liệu khác nhau trong thiên nhiên để xây dựng tác phẩm. Dùng vải, giấy, gỗ, thạch cao…Hay những động tác múa bao giờ cũng mang tính tạo hình cao, sức mạnh biểu hiện như một bức tượng sống di chuyển, hay nguyên tắc bố cục một bức tranh, sự nhịp nhàng của đường nét, sự cân đối của hình khối và sự hài hòa về màu sắc…Tóm lại múa là một loại hình nghệ thuật phức hợp, nó liên quan, bị chi phối bởi kỹ xảo sân khấu, nghệ thuật hội họa và mĩ thuật tạo hình.
iv.Đặc điểm tâm sinh lí và khả năng cảm thụ nghệ thuật múa của trẻ.
1.Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.
Trẻ thơ có một tâm hồn rất nhạy cảm, trẻ thường tỏ ra rất xúc cảm đối với cảnh vật và con người xung quanh. Trẻ thơ nhìn thế giới bằng cặp mắt trong sáng và hồn nhiên. Đặc điểm nổi bật trong đời sống tâm lí trẻ thơ đó là rất gần gũi với điều mới lạ về hình dáng, màu sắc, âm thanh…Đó là tính hình tượng đang phát triển mạnh và gần gũi, nó chi phối mọi hoạt động tâm sinh lí của trẻ. Trẻ thường nhìn sự vật trong tính toàn vẹn của nó chứ không tách rời từng mảng, từng bộ phận rạch ròi khô cứng. Những thuộc tính cụ thể cảm tính sinh động có tác dụng mạnh mẽ lên các giác quan và ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm lí trẻ thơ. Đối với nghệ thuật múa cũng vậy, từ những đạo cụ, trang phục động tác múa đã gây cho trẻ ấn tượng sâu sắc.
ở lứa tuổi mẫu giáo tâm sinh lý được phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Tư duy của trẻ đã chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong, tư duy trực quan hình tượng dần dần thay thế cho lối tư duy trực quan hành động. Đồng thời ở trẻ các đối tượng và các sự vật trong tự nhiên ảnh hưởng đến nhân cách hóa mọi vật đều có hồn và biến hóa chúng một cách linh hoạt.
VD: Từ một cái gậy trẻ có thể tưởng tượng là cây súng, cây đàn để hát múa.
Chính nhờ những đặc tính tâm lý ở trẻ mà những hình tượng nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật múa góp phần thúc đẩy phát triển khả năng cảm thụ, phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện.
2.Khả năng cảm thụ nghệ thuật múa tuổi mầm non ( Từ 3 – 6 tuổi)
ở tuổi mẫu giáo bé, khả năng múa có phát triển hơn độ tuổi nhà trẻ. Bước đầu trẻ thể hiện cảm xúc vỗ tay, vận động theo bài hát, bản nhạc. Các động tác nhịp nhàng như đi đều, dậm chân, nhún trên hai chân, vẫy cánh tay, cuộn cổ tay và minh họa dáng điệu của một số con vật gần gũi theo nội dung lời ca, bản nhạc, ít thay đổi đội hình và trẻ đã biểu hiện sự hứng thú khi tiếp xúc với nghệ thuật múa.
Lúc lên mẫu giáo nhỡ, những vận động, động tác của mẫu giáo bé đã thành thục hơn. Trẻ biết vỗ tay theo tiết tấu đơn giản và múa theo bài hát một cách mềm dẻo. Bước đầu đã nhớ di chuyển một số đội hình và biết thể hiện điệu bộ cảm xúc của bài hát múa.
Đỗi với mẫu giáo lớn, các vận động cơ bản ở mẫu giáo nhỡ đã thành thục khả năng cảm thụ nghệ thuật múa của trẻ đã phát triển hơn. Trẻ có khả năng thực hiện các động tác khi được tiếp xúc với các tác phẩm múa phù hợp. Trẻ đã thể hiện được sự mềm dẻo, nhanh nhẹn di chuyển đội hình, định hướng trong không gian, khi múa trẻ biết lắng nghe, ghi nhớ nhịp điệu từ động tác đơn giản đến phức tạp, biết tư duy để nhập vai diễn và thực hiện tốt một số kỹ năng múa. Trẻ biết kiên trì khi luyện tập các động tác múa, biết phối hợp vận động tay, chân, thân mình một cách nhịp nhàng, khéo léo. Trẻ biết thể hiện cảm xúc đối với tác phẩm múa qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…Trẻ đã có một số kỹ năng, kỹ xảo và đã biết tự đánh giá mình, nhận xét bạn múa. Trẻ có thể tự điều chỉnh hay sáng tạo khi thực hiện một số tác phẩm múa cá nhân. Bởi vậy đó là thời cơ để trẻ tiếp xúc với nghệ thuật, để phát triển năng khiếu múa và phát triển thể chất cho trẻ ngay từ ấu thơ.
v. Một số hình thức múa cho trẻ mẫu giáo
Đối với trẻ mẫu giáo do đặc điểm tâm lý mà các bài múa được các tác giả sáng tác thường đơn giản về động tác và đội hình, động tác thường lặp đi lặp lại. Đối với mẫu giáo bé chỉ có từ hai đến ba động tác. Mẫu giáo nhỡ và lớn chỉ có bốn đến năm động tác. Những bài múa minh họa theo lời ca, những bài múa dành cho trẻ mẫu giáo thường chia làm ba loại chính:
+ Múa minh họa
+ Múa sinh hoạt
+ Múa biểu diễn
1. Múa minh họa
Thường hay có trong chương trình mẫu giáo bé và nhỡ nhiều hơn mẫu giáo lớn. Vì loại múa này có động tác đơn giản, phù hợp với nội dung lời ca, tiết tấu của bài hát qua các động tác minh họa làm cho người thưởng thức cụ thể hơn về nội dung của bài hát. Loại múa này mang tính chất nghệ thuật đơn điệu, đội hình đơn giản phù hợp với mẫu giáo bé và nhỡ. Múa minh họa cũng đưa lại cho trẻ mầm non những hứng thú, cảm xúc của mình khi thể hiện.
2. Múa sinh hoạt
Múa sinh hoạt cũng gồm có những động tác múa tương đối đơn giản phù hợp với sự tham gia của đông đảo trẻ. Những bài múa sinh hoạt mang tính chất dân gian nhiều. Nó mô phỏng cuộc sống hàng ngày của con người. Phần lớn các điệu múa sinh hoạt thường di chuyển theo đội hình vòng tròn, hàng thẳng, vòng cung cùng nhảy múa. Các động tác múa sinh hoạt nhí nhảnh, vui vẻ, càng múa càng tăng thêm tinh thần cộng đồng, tinh thần đoàn kết. Múa sinh hoạt thường mang đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. ở l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status