Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10) - pdf 13

Download Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10) miễn phí



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
1.1. Một số vấn đề chung về thí nghiệm thực hành .6
1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng TN trong quá trình dạy học . 11
1.3. Tổng quan về sử dụng TN thực hành trong dạy học . 17
1.4. Thực trạng của việc sử dụng TN trong dạy học SH ở trường THPT . 22
Chương 2. NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC TẾ BÀO (SH 10)
2.1. Cấu trúc nội dung chương trình SH 10 . 28
2.2. Vị trí, vai trò, đặc điểm của những TN trong phần SH tế bào (SH 10) . 33
2.3. Cải tiến các TN tế bào (SH 10). 34
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm . 62
3.2. Nội dung thực nghiệm . 62
3.3. Phương pháp thực nghiệm . 62
3.4. Kết quả Tn sư phạm . 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 73
PHỤ LỤC .77
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36505/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

iễn.
Tuy nhiên, giá trị của các TN không chỉ được khai thác trong khâu ôn tập, củng cố kiến thức mà nó còn được khai thác có hiệu quả trong tất cả các khâu của quá trình dạy học như nghiên cứu tài liệu mới, kiểm tra đánh giá. Vì vậy, để nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng của các TN , thực hành trong dạy học SH nói chung và dạy học SH tế bào nói riêng, GV cần đưa TN, thực hành thâm nhập vào tất cả các khâu của quá trình dạy học chứ không chỉ dừng lại ở khâu ôn tập, củng cố kiến thức cho HS như hiện nay.
Theo phân phối chương trình thì các b ài th ực hành được bố trí trong thời lượng 45 phút của tiết học. Tuy nhiên, không phải bài thực hành nào GV cũng có thể tiến hành trong thời gian một tiết học, chẳng hạn như t ong bài thực hành “Một số TN về enzim”, với TN về enzim catalaza, việc chuẩn bị mẫu vật mất khoảng 5 phút; việc luộc chín, cho khoai tây vào nước đá mất khoảng 30 phút; nhỏ H2O2, quan sát cũng mất khoảng 5 phút, như vậy chỉ một TN với một loại enzim trong bài đã mất thời gian khoảng 45 phút, do đó GV rất khó để đạt được mục tiêu bài học.
2.3. Cải tiến các TN tế bào (SH 10)
2.3.1. Nguyên tắc cải tiến TN
Việc cải tiến, xây dựng các qui trình TN dùđược tiến hành dưới hình
thức, phương pháp nào cũng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu của từng chương, từng bài về kiến
thức, kĩ năng và thái độ.
Nhiệm vụ của cả quá trình dạy học được cụ thể hóa thành mục tiêu của từng chương, từng bài trong chương trình. Do đó, GV cần căn cứ vào mục tiêu bài học, tình hình cụ thể để cải tiến, sử dụng các TN sao cho hợp lí, vẫn đảm bảo nội dung bài học mà chất lượng, hiệu quả của các bài thực hành được nâng cao. Quan niệm phổ biến hiện nay ở các trường phổ thông là kết thúc một tiết dạy, GV phải truyền đạt hết những nội dung tron g SGK. Quan niệm một cách cứng nhắc như vậy là chưa hợp lí. Tùy nội dung bài học, GV có thể lựa chọn những nội dung then chốt, những nội dung khó của bài để giảng giải, khắc sâu cho HS, còn những nội dung (TN) tương tự hay những nội dung (TN) dễ, GV có thể sử dụng để giao bài tập về nhà cho HS. Có như vậy mới phát huy đuợc năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo của HS đồng thời cũng hoàn thành được mục tiêu dạy học.
* Nguyên tắc 2: Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo; bồi dưỡng hứng thú học tập; phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành, hình thành và phát triển tư duy kĩ thuật; phù hợp với đặc điểm tâm
- sinh lí HS.
Nguyên tắc này nhằm đáp ứng yêu cầu chiến lược và cấp bách hiện nay của giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng. Luật Giáo dục 2005 , Điều 5, khoản 2 qu i định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học; khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Với đặc điểm tâm - sinh lí của HS lớp 10, hoạt động học tập của các em có khả năng đạt được 3 mức độ: bắt chước, tìm tòi và sáng tạo một cách có hiệu quả cao.
Các yếu tố tâm lí, hứng thú, tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo luôn
có tác động thức đẩy qua lại lẫn nhau, chúng vừa là nguyên nhân, lại vừa
được kích thích bởi các thành công mà HS đạt được trong quá trình học tập.
Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lí trong quá trình dạy học theo sơ đồ hình 2.1:
Nhu cầu, động cơ
Hứng thú
Tự giác, tích cực, độc lập, tự lực

Sáng tạo
Hình 2.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lí trong quá trình dạy học
Trong dạy học SH, ngoài việc phối hợp các phương pháp, biện pháp theo lí luận dạy học hiện đại, còn phải chú ý vận dụng các phương pháp đặc trưng của SH như: Tổ chức các hoạt động quan sát tìm tòi, thực hành TN; tìm tòi nghiên cứu hay vận dụng phương pháp biểu diễn TN nghiên cứu. Qua các hoạt động này giúp các em thực hiện được những kĩ năng học tập cơ bản đồng thời tạo được hứng thú, nhu cầu, động cơ học tập.
* Nguyên tắc 3: Đảm bảo sự thống nhất giữa phương pháp khoa học và phương pháp dạy học bộ môn.
Theo Nguyễn Ngọc Quang [33, tr30-40], phương pháp khoa học là cái có trước, cái xuất phát, còn phương pháp dạy học tương ứng là cái có sau, cái dẫn xuất. Các phương pháp dạy học đều có nguồn gốc là các phương pháp khoa học tương ứng. Mặc dù có sự khác biệt nhưng “bất cứ phương pháp khoa học nào cũng có thể chuyển hóa thành phương pháp dạy học”. Khi trình độ phát triển trí tuệ của HS - chủ thể sử dụng phương pháp mà tăng lên thì
phương pháp dạy học càng gần gũi với phương pháp khoa học tương ứng. Phương pháp dạy học của GV ở trên lớp có ảnh hưởng quyết định không chỉ phương pháp học tập của HS trên lớp mà còn cả đối với phương pháp tự học khi không có mặt GV. Phương pháp dạy học có tín h nghiên cứu sẽ kích thích phong trào học tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo.
SH nói chung, Tế bào học nói riêng là một khoa học thực nghiệm, tri thức được hình thành bằng các phương pháp quan sát, TN, thực hành... Muốn HS tìm tòi, phát hệin kiến thức t ế bào học thì tốt nhất là tổ ch ức cho HS sử dụng các phương pháp đó, lặp lại một cách thu gọn con đường tìm tòi của các nhà khoa họ c, các em sẽ h iểu sâu, n hớ lâu đ ồng thời nắm đ ược cả ph ương pháp nghiên cứu bộ môn.
Quá trình thực hành TN phải được rút gọn nhưng diễn ra theo đúng lôgic của các TN Sinh học , đồng thời đảm bảo đủ lượng thông tin được truyền đạt, tập trung vào các dấu hiệu bản chất mà qua đó HS có đủ tư liệu cho hoạt động gia công trí tuệ, giải quyết được vấn đề học tập.
* Nguyên ắt c 4: Đảm bảo tính khả thi của hoạt động TN trong nhiều
hoàn cảnh khác nhau.
Nghề dạy học có cả hai khía cạnh là kĩ thuật và nghệ thuật. Với khía cạnh nghệ thuật, nó được phát triển phụ thuộc vào năng khiếu riêng của từng GV, không phải bất cứ ai có tay nghề thành thạo đều có thể đ ạt tới trình độ nghệ thuật. Nhưng với tư cách là một loại hình hoạt động của con người, dạy học không thể thiếu phương tiện, phương pháp và cách tiến hành. Đó chính là khía cạnh kĩ thuật của hoạt động dạy học. Muốn dạy tốt, người GV nhất định phải làm chủ kĩ thuật ở mức độ thành thạo.
Trong quá trình dạy học SH, TN được xem là công cụ, phương tiện dạy học hỗ trợ đắc lực cho GV, do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng TN trong quá trình dạy học, người GV cần có kĩ thuật cũng như sự thành thục về việc hướng dẫn, tổ chức cho HS tiến hành, khai thác, nghiên cứu các TN. Mặt
khác, GV cũng cần thường xuyên tìm tòi, cải tiến để nâng cao chất lượng của các TN, phù hợp với mục tiêu dạy học và hoàn cảnh cụ thể. Song dù cải biến hay sáng tạo các TN như thế nào thì cũng phải đảm bảo tính khả thi của hoạt động TN trong các hoàn cảnh cụ thể và phù hợp với mục tiêu dạy học.
2.3.2. Những yêu cầu của công tác thực hành đối với GV
Để tiến hành các hoạt động TN, thực hành đạt hiệu quả cao, n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status