Dạy - Học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại - pdf 13

Download Luận văn Dạy - Học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại miễn phí



MỤC LỤC
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài. . 1
2. Lịch sử vấn đề: . 1
3. Mục đích nghiên cứu: . 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: . 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:. 6
6. Phương pháp nghiên cứu:. 6
7. Cấu trúc luận văn: . 6
Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học văn bản thuộc thể
Tựa và thể Văn bia
1. Cơ sở lí luận: . 7
1.1 Những điểm mới trong chương trình và SGK lần này (Từ năm học
2002 - 2003 đến năm học 2008 - 2009) . 7
1.1.1 Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông . 7
1.1.2 Đổi mới chương trình và SGK ở bậc THPT . 9
1.1.3. Đổi mới dạy học môn Ngữ văn ở THPT . 13
1.2 Đặc trưng thể loại của văn bản Tựa . 16
1.2.1 Khái niệm . 16
1.2.2 Đặc trưng thể loại của Tựa . 18
1.3 Đặc trưng thể loại của văn bản Văn bia. . 19
1.3.1 Khái niệm: . 20
1.3.2 Đặc trưng thể loại của Văn bia . 21
2. Cơ sở thực tiễn . 22
2.1 Giờ dạy học bài Tựa “ Trích diễm thi tập”. . 23
2.2 Giờ học Hiền tài là nguyên khí quốc gia. 38
2.3. Nhận xét tổng quát về việc thực thi dạy học hai văn bản Tựa và Văn bia. . 39
Chương II: Các phương án dạy học Tựa và Văn bia đã được đề xuất
1.1 Hai phương án dạy văn bản tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương trong sách giáo viên (SGV) Ngữ văn 10 ( bộ chuẩn và bộ nâng cao). . 45
1.1.1 Về mục tiêu bài học. . 45
1.1.2 Về nội dung bài học . 46
1.1.3. Về phương pháp dạy học. . 47
1.2. Thiết kế của nhà giáo Phạm Thu Hương trong cuốn “Thiết kế bài học Ngữ văn 10” do GS. Phan Trọng Luận chủ biên. NXB Giáo dục, 2006. . 48
1.2.1.Về kết quả cần đạt. . 48
1.2.2. Về hoạt động dạy học. . 48
1.2.3 Nhận xét tổng quát . 53
1.3. Thiết kế trong cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Văn Đường chủ biên, NXB Hà Nội, 2006. . 55
1.4. Thiết kế trong cuốn “Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Hải Châu chủ biên. NXB Hà Nội, 2006. . 63
2.1. Phương án dạy học văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” trong SGV Ngữ văn 10 ( bộ chuẩn). . 69
2.2. Bài thiết kế hướng dẫn đọc thêm văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” trong cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Văn Đường chủ biên . NXB Hà Nội, 2006. . 73
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
1. Thiết kế bài học thể loại Tựa và thể loại Văn bia. . 80
1.1 Thiết kế bài học Tựa “ Trích diễm thi tập”. . 80
1.2. Thiết kế bài dạy học Hiền tài là nguyên khí quốc gia. . 87
2. Thực nghiệm sư phạm . 92
2.1. Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm sư phạm. . 92
2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm . 92
2.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm. . 93
2.4. Nội dung thực nghiệm. . 94
2.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm. . 95
2.6. Kết luận chung về thực nghiệm . 98
Phần kết luận
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36454/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ấy đây là hai văn bản nghị luận rất hay, có
giá trị về nhiều mặt nhưng để việc dạy học hai văn bản này đạt hiệu quả thì
không dễ. Bởi vì đây là hai văn bản nghị luận nên khó tạo được sức cuốn hút
cho HS như các văn bản nghệ thuật; tài liệu tham khảo cho hai loại văn bản
này chưa nhiều.
HS: Đa số HS đều cảm giác xa lạ, khô khan, nên không có hứng thú học.
2.3.2. Nội dung bài dạy:
Đối với văn bản tựa Trích diễm thi tập, GV đã chọn lọc những nội dung
sau:
- Những thông tin về tác giả Hoàng Đức Lương, thể Tựa và tiêu đề Trích
diễm thi tập ( phần Tiểu dẫn).
- Những nguyên nhân khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền đầy
đủ cho đời sau.
- Nghệ thuật lập luận của tác giả.
- Quá trình biên soạn Trích diễm thi tập của tác giả Hoàng Đức Lương.
- Tấm lòng của tác giả với di sản văn hóa dân tộc.
Với những nội dung trên thì bài dạy học của GV đã tập trung phân tích
rõ:
Những nguyên nhân khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền đầy
đủ cho thế hệ sau; quá trình biên soạn Trích diễm thi tập của tác giả Hoàng
Đức Lương.
Còn những nội dung như: Đặc điểm thể Tựa; Nghệ thuật lập luận của tác
giả; tâm tư, tình cảm của tác giả thì GV chỉ hướng dẫn HS tìm hiểu một cách
sơ lựơc. Đây là những nội dung quan trọng cần khai thác rõ. Vì: Lần đầu
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tiên HS có dịp tiếp xúc với loại văn bản này, vì thế việc nắm rõ về đặc điểm
của nó là hết sức cần thiết. Có lẽ GV chưa nhận thức rõ điều này nên hầu như
các bài dạy chưa chú trọng tới việc làm rõ đặc điểm thể loại của văn bản trước
khi tìm hiểu chi tiết văn bản; Tâm tư, tình cảm của tác giả Hoàng Đức Lương
là yếu tố tạo nên hình tượng tác giả . Vì thế, cảm nhận được tâm tư tình cảm
của tác giả gửi gắm trong bài viết của mình mới có thể hiểu: tác giả là một
người tri thức chân chính luôn nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ dân tộc; có
trái tim nhạy cảm biết đau đớn, xót xa trước những mất mát về tài sản tinh
thần của dân tộc. Điều này cũng lí giải vì sao tác giả quyết tâm hoàn thành
công việc sưu tầm, biên soạn của mình. HS không cảm nhận được những điều
này đồng nghĩa với việc chúng ta đã làm cùng kiệt đi giá trị của văn bản; Khi tìm
hiểu về nghệ thuật lập lận của tác giả, GV đều chưa dẫn dắt HS phân tích rõ
mà chủ yếu chỉ khái quát lại là: Lập luận chặt chẽ, lô gích, thuyết phục người
đọc.
Đối với văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia, GV hướng dẫn HS tìm
hiểu sơ lược các nội dung:
- Tầm quan trọng của hiền tài
- Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ
Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia tiến sĩ
2.3.3. Phƣơng pháp dạy học
Trong quá trình dạy học, GV đã có sự cố gắng trong việc áp dụng phương
pháp dạy học hiện đại. Thể hiện rõ qua hoạt động của thầy và trò trong giờ
học:
- Hoạt động của thầy: Thầy luôn giữ vai trò là nguời hướng dẫn, điều
khiển HS tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Cụ thể, ở mỗi nội dung bài học
thầy đưa ra những câu hỏi gợi dẫn để HS trao đổi, thảo luận rồi đưa ra câu trả
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
lời. Để tránh sự suy diễn chủ quan, tùy tiện của HS, sau mỗi câu trả lời của
HS thì thầy giáo luôn có sự định hướng cụ thể.
- Hoạt động của trò: Trò chủ động, tích cực khám phá tri thức trong giờ
học.Trước mỗi câu hỏi gợi dẫn của thầy; HS chủ động trao đổi , thảo luận và
tích cực trình bày ý kiến của mình.
2.3.4. Hiệu quả giờ học
Với việc tổ chức giờ dạy học như vậy, đa số HS nắm rõ hai nội dung cơ bản:
- Những nguyên nhân khiến cho thơ văn của người xưa không được lưu
truyền hết ở trên đời.
- Quá trình biên soạn Trích diễm thi tập của tác giả Hoàng Đức Lương.
Còn các nội dung như: Đặc điểm thể Tựa; nghệ thuật lập luận của tác
giả; hình tượng tác giả thì HS vẫn còn nhận thức một cách chung chung; chưa
thật rõ ràng, đầy đủ.
Trên đây là cơ sở thực tiễn của việc dạy học hai văn bản thuộc thể Tựa và
thể Văn bia trong năm đầu thực thi SGK Ngữ văn 10. Cùng với những tiền đề
lí luận thì thực tiễn này là cơ sở giúp chúng tui đề xuất phương án dạy học hai
loại văn bản này theo đặc trưng thể loại.
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CHƢƠNG II
CÁC PHƢƠNG ÁN DẠY HỌC TỰA VÀ VĂN BIA ĐÃ ĐƢỢC ĐỀ
XUẤT
Cùng với chương trình và SGK Ngữ văn mới được thực thi đại trà,
những sách tham khảo cho GV và HS cũng được ấn hành. Nhưng chưa có
một cơ quan chức năng nào, chưa có một người nào khảo xát, nghiên cứu hệ
thống sách tham khảo này để chi ra đâu là phương án dạy học tối ưu cần được
triển khai. Bởi thế, chúng tui đã mạnh dạn tiến hành việc này để bước đầu rút
ra một vài kết luận từ góc độ một người đứng lớp.
1.1 Hai phƣơng án dạy văn bản tựa “Trích diễm thi tập” của
Hoàng Đức Lƣơng trong sách giáo viên (SGV) Ngữ văn 10 ( bộ chuẩn và
bộ nâng cao)
1.1.1 Về mục tiêu bài học
• Ngữ văn 10 bộ chuẩn nêu ra hai mục tiêu:
- Giúp HS hiểu niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng
Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân.
- Có thái độ trân trọng và yêu quý di sản
• SGV Ngữ văn 10 nâng cao
- Giúp HS hiểu tấm lòng trân trọng và tự hào của tác giả và không khí
học thuật của thời đại.
Thấy được cách lập luận chặt chẽ, kết hợp với tính biểu cảm của bài Tựa.
Người làm luận văn nghĩ rằng: Ở SGK đã có mục “ kết quả cần đạt”
cho nên ở SGV có thể có hay không về “ Mục tiêu cần đạt” nếu có thì phải
lấy lại đầy đủ như ở SGK.Ở đây, SGV bộ chuẩn bỏ sót một mục tiêu :“ Nắm
được nghệ thuật lập luận của tác giả”.
46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
• Để đọc – hiểu văn bản phải hiểu rõ, nắm chắc văn bản( về nội dung
và nghệ thuật của văn bản đó). Vì vậy mục tiêu đầu tiên là phải hiểu rõ tác giả
nói gì ở văn bản đó? Sau đó mới đến việc tìm hiểu tác giả thể hiện, gửi gắm
điều gì? Cụ thể ở đây tác giả nói về:
- Những lí do khiến cho thơ văn không được lưu truyền hết ở đời.
- Những điều thôi thúc tác giả sưu tầm, biên soạn thơ văn của tiền nhân.
- Những khó khăn trong quá trình biên soạn- những công việc phải làm
và kết cấu sách.
Qua những điều đã nói, tác giả đã thể hiện rõ:
- Tấm lòng trân trọng và tự hào của tác giả đối với di sản văn hóa do
cha ông ta để lại. Tấm lòng đó thể hiện rõ bằng nghệ thuật lập luận kết hợp
với biểu cảm của tác giả ở bài Tựa.
• Do vậy mục tiêu của bài học văn bản Tựa “ Trích diễm thi tập” phải
là: Giúp HS nắm được:
- Lí do khiến cho Hoàng Đức Lương sưu tầm, biên soạn cuốn “ Trích diễm
thi tập” và tấm lòng trân trọng, tự hào của ông đối với di sản văn hóa của ông
cha để l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status