Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay - pdf 13

Download Luận văn Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay miễn phí



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn 4
7. Kết cấu của luận văn 4
Chương 1. TẦM QUAN TRỌNG VÀ YÊU CẦU, NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 5
1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 5
1.1.1. Đạo đức là một chuẩn mực, là cơ sở của sự hình thành và phát triển nhân cách thanh niên 5
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của thanh niên ở Thanh Hoá trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội 8
1.1.2.1. Đặc điểm của thanh niên Thanh Hoá 8
1.1.2.2. Vai trò của thanh niên Thanh Hoá trong sự phát triển kinh tế - xã hội 13
1.2. YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 17
1.2.1. Yêu cầu giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay 17
1.2.2. Nội dung giáo dục đaọ đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay 19
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 26
2.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 26
2.1.2. Truyền thống lịch sử, văn hoá 27
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 28
2.2. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 29
2.2.1. Đánh giá những thành tích đã đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của nó 29
2.2.2. Một số vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay 36
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 39
2.3.1. Tạo lập môi trường kinh tế - văn hoá - xã hội lành mạnh 39
2.3.2. Kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường, đoàn thể với xã hội 42
2.3.3. Đổi mới nội dung, đa dạng hoá các hình thức giáo dục đạo đức cho thanh niên 46
2.3.4. Tổ chức các phong trào, hoạt động phù hợp gắn với từng đối tượng thanh niên 48
KẾT LUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36468/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

a lao động là ở chỗ, thông qua lao động có ích con người biết sống và cần sống bằng lao động trung thực của mình. Với lao động, con người chẳng những không gây trở ngại cho cho sự tồn tại của người khác mà còn có điều kiện giúp đỡ người khác và đóng góp cho xã hội, góp phần đem lại hạnh phúc cho mọi người. Sự thấu hiểu, cảm thông giữa những con người trong lao động là cơ sở hình thành những xúc cảm, tình cảm đạo đức, trong đó có tình cảm nghĩa vụ và tình cảm đạo đức như ý thức trách nhiệm, sự tận tuỵ cũng như niềm tự hào đối với công việc của mình. Những xúc cảm và tình cảm đạo đức là động lực thúc đẩy chủ thể đạo đức thực hiện hành vi đạo đức nhằm sáng tạo ra các giá trị đạo đức, nó tạo ra sự hứng thú và niềm say mê sáng tạo, là yếu tố đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của chủ thể. Do vậy, cần hình thành thái độ lao động tự giác, lao động có kỷ luật, có kỹ thuật và đạt năng suất cao.
Chỉ có người nào biết quý trọng sức lao động của mình và của những người lao động khác, trân trọng những thành quả lao động, coi lao động như một nhu cầu sống thì người ấy mới có thể trở thành người lương thiện, người tốt. Con người khác con vật ở chỗ, con người có lao động, biết tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của mình, còn con vật thì chỉ biết sử dụng những cái có sẵn trong tự nhiên, lệ thuộc vào tự nhiên. Muốn trở thành con người chân chính, muốn "người hơn nữa" thì phải rèn luyện để có một thái độ lao động tự giác, phải làm cho lao động trở thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. C.Mác đã từng nói: Tình yêu lao động là tình yêu đối với cuộc sống.
Thanh niên Thanh Hoá hiện nay chiếm 55% lực lượng lao động của tỉnh, đây là nguồn lực dồi dào thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, với họ được lao động là động lực để rèn luyện và phát triển. Tuy nhiên, rất ít thanh niên ý thức được vấn đề này nên dẫn đến lười lao động, ý thức và tinh thần lao động kém, không cống hiến hết tài năng, sức lực và trí tuệ của mình trong công tác, học tập và lao động sản xuất, chỉ quen hưởng thụ mà không muốn làm việc. Đặc biệt, đối với đối tượng thanh niên nông thôn, họ quen làm việc trong môi trường tự do, không phải chịu sự quản lý của tổ chức nên họ thích thì làm không thích thì chơi, việc hôm nay không làm để ngày mai, công việc đơn giản không yêu cầu đến trình độ, kỹ thuật. Chính vì thế, khi nhập cuộc với công việc yêu cầu về trình độ, kỷ luật, thời gian, dưới sự quản lý của tổ chức... họ đã không đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tình trạng đi muộn về sớm, chậm chễ trong công việc, vô tổ chức, vô kỷ luật. Trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, xu thế hội quốc tế chúng ta cần khắc phục tình trạng này để đảm bảo thời gian lao động cũng như việc thực hiện kỷ cương, nguyên tắc làm việc đáp ứng yêu cầu đặt ra trong một xã hội CNH - HĐH.
Tóm lại, đạo đức là một yêu cầu cơ bản, là tiêu chí và là nền tảng trong sự phát triển nhân cách thanh niên. Đó là thành phần nòng cốt trong cấu trúc nhân cách của con người nói chung và thanh niên nói riêng. Đạo đức không phải là cái có sẵn, không hình thành một cách tự phát mà thông qua giáo dục, rèn luyện.
Thanh niên Thanh Hoá là lực lượng đông đảo trong dân cư và lực lượng lao động chủ yếu của địa phương. Trong suốt quá trình cách mạng các thế hệ thanh niên Thanh Hoá đã và đang có nhiều đóng góp làm nên những trang sử vẻ vang của quê hương đất nước. Ngày nay, tuổi trẻ Thanh Hoá đang tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu, rèn đức, luyện tài và giữ gìn những phẩm chất đạo đức góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương Thanh Hoá anh hùng.
Song bên cạnh những mặt tích cực, những đóng góp to lớn của tuổi trẻ Thanh Hoá đối với sự phát triển đất nước, thanh niên Thanh hoá cũng chịu ảnh hưởng tác động từ mặt mặt trái của nền kinh tế thị trường. Những biểu hiện suy thoái đạo đức, lệch lạc nhân cách đã và đang nảy sinh là nguy cơ làm suy giảm chất lượng nguồn lực này.
Vì vậy, giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá với yêu cầu và nội dung cụ thể là thiết thực và phù hợp với thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, mối quan hệ với tồn tại xã hội, là cái phản ánh tồn tại xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về đạo đức cũng như việc giáo dục đạo đức phải gắn với tác động của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội.
Tỉnh Thanh Hoá, phía Bắc tiếp giáp với 3 tỉnh: Sơn La - Hoà Bình - Ninh Bình, phía Nam giáp với tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào), phía Đông là vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển là 102 km.
Toạ độ địa lý: 1918 - 2000 vĩ độ Bắc
10422 - 10604 kinh độ đông
Ở vị trí địa lý này Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng trùng với mùa mưa và mùa lạnh trùng với mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23- 24C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 - 1.800 mm. Lượng mưa lớn, ánh sáng dồi dào là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.
Là tỉnh có số diện tích tự nhiên 11.168 km, gồm miền núi, vùng cao - biên giới, vùng đồng bằng và vùng biển, xếp thứ 6 về diện tích trong cả nước. Thanh Hoá nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, do đó Thanh Hoá là tỉnh thuận lợi với hệ thống giao thông như quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy suốt vùng đồng bằng, đường Hồ Chí Minh chạy qua vùng trung du, quốc lộ 15A nối liền với các tỉnh Tây Bắc, quốc lộ 217 thông với nước bạn Lào, quốc lộ 45, 47 nối miền xuôi với miền núi, quốc lộ 10 nối các tỉnh duyên hải Bắc bộ. Trong lịch sử nơi đây đã từng là căn cứ địa vững chắc chống ngoại xâm, là kho nhân tài, vật lực phục vụ tiền tuyến.
Điều kiện tự nhiên của Thanh Hoá có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Chẳng hạn, với vị trí địa lý của Thanh Hoá, việc giao lưu với các tỉnh trong nước và đi ra các nước trên thế giới được thực hiện một cách dễ dàng. Chính vì vậy, con người nơi đây sống thân thiện, cởi mở, chan hoà. Đó là điều kiện để tiếp thu những cái mới, cái hay, cái đẹp trong quá trình giao lưu, hội nhập. Đồng thời, nó cũng dễ bị tác động, tập nhiễm của những cái xấu, cái lạ và rất dễ thay đổi do những tác động khác nhau.
Thanh Hoá thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, thêm vào đó do vĩ độ kém Bắc bộ, lại có nhiều địa hình che chắn nên ảnh hưởng của những đợt gió mùa đông từ phương Bắc tràn về đã làm giảm sự khắc nghiệt của thời tiết.
Đồi núi chiếm diện tích lớn làm cho Thanh Hoá là tỉnh có ti
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status