Đề tài Tổ chức các thí nghiệm Vật lí như thế nào để nâng cao chất lượng giờ học Vật lí - pdf 13

Download Đề tài Tổ chức các thí nghiệm Vật lí như thế nào để nâng cao chất lượng giờ học Vật lí miễn phí



Tiết 50 – Bài 46: THỰC HÀNH: ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ
(vẬT LÍ 9)
I. Mục tiêu tiết học:
1. Kiến thức:
- Trình bày được phương pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
- Đo được tiêu cự của một thấu kính hội tụ.
2. Kỹ năng
- Có kỹ năng thực hành khi thao tác thí nghiệm, kỹ năng đề xuất phương án thí nghiệm.
3. Thái độ
- Cẩn thận, tích cực, trung thực trong thí nghiệm.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
1. Cho mỗi nhóm HS:
- 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự cần đo.
- 1 vật sáng hình chữ F khoét trên màn chắn sáng.
- 1 nguồn sáng.
- 1 màn hứng nhỏ (màu trắng).
- 1 giá quang học có thước đo.
2. Lớp
- Máy chiếu.
- Giấy trong ghi tóm tắt các bước thí nghiệm.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Đo chiều cao của vật : h = .mm.
Bước 2: Đo vật và màn ảnh ở khá gần thấu kính, cách thấu kính những khoảng bằng nhau. Dịch chuyển đồng thời vật và màn ảnh ra xa thấu kính những khoảng bằng nhau => dừng khi thu được ảnh rõ nét.
Bước 3: Kiểm tra điều kiện d’ = d, h’ = h có thoả mãn không.
Bước 4: Khi 2 điều kiện trên đã thoả mãn thì đo khoảng cách từ vật tới màn ảnh và tính tiêu cự của thấu kính theo công thức : f = (d’ + d) / 4.
Làm thí nghiệm thêm 2 lần, hoàn thành các kết quả đo vào báo cáo thí nghiệm. Tính giá trị trung bình của tiêu cự thấu kính đo được.
- Mỗi HS chuẩn bị một mẫu báo cáo thí nghiệm đã trả lời sẵn các câu hỏi.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36170/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Khi học về chương âm học (Vật lí 7) có thể cho học sinh làm những chiếc đàn bằng những kiến thức đã học.
II. THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VẬT LÍ:
Thí nghiệm thực hành Vật lí là thí nghiệm do tự tay học sinh tiến hành đưới sự hướng dẫn của giáo viên.
*Phân loại:
Với dạng thí nghiệm này có nhiều cách phân loại, tuỳ theo căn cứ để phân loại:
Căn cứ vào nội dung:
Có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại:
Thí nghiệm thực hành định tính.
- Loại thí nghiệm này có ưu điểm nêu bật bản chất của hiện tượng.
+ Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu tính dẫn nhiệt của các chất; nghiên cứu sự nóng chảy, đông đặc của các chất.
Thí nghiệm thực hành định lượng.
- Loại thí nghiệm này có ưu điểm giúp học sinh nắm được quan hệ giữa các đại lượng vật lí một cách chính xác rõ ràng.
+ Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu sự cân bằng của đòn bẩy để tìm ra công thức F1/F2 = l2/ l1, thí nghiệm xác định điện trở,...
2. Căn cứ vào tính chất
Có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại:
Thí nghiệm thực hành khảo sát.
- Loại thí nghiệm này học sinh chưa biết kết quả thí nghiệm, phải thông qua thí nghiệm mới tìm ra được các kết luận cần thiết. Loại thí nghiệm này được tiến hành trong khi nghiên cứu kiến thức mới.
- Ví dụ: Các thí nghiệm nghiên cứu về đặc điểm chung của nguồn âm của bài “nguồn âm” - Vật lí 7.
Thí nghiệm kiểm nghiệm
- Loại thí nghiệm này được tiến hành kiểm nghiệm lại những kết luận đã được khẳng định cả về lí thuyết và thực nghiệm nhằm đào sâu vấn đề hơn.
+ Ví dụ: Thí nghiệm “Kiểm nghiệm mối quan hệ Q ~ I2 trong định luật Jun -Lenxơ” - Vật lí 9.
3. Căn cứ vào hình thức tổ chức thí nghiệm:
Có thể chia thí nghiệm thực hành thành 3 loại:
a. Thí nghiệm thực hành đồng loạt.
-Loại thí nghiệm này tất cả các nhóm học sinh đều cùng làm một thí nghiệm, cùng thời gian và cùng một kết quả. Đây là thí nghiệm được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì có nhiều ưu điểm. Đó là:
+ Trong khi làm thí nghiệm các nhóm trao đổi giúp đỡ nhau và kết quả trung bình đáng tin cậy hơn.
+ Việc chỉ đạo của giáo viên tương đối đơn giản vì mọi việc uốn nắn hướng dẫn, sai sót, tổng kết thí nghiệm đều được hướng dẫn đến tất cả học sinh.
Bên cạnh những ưu điểm, còn một số hạn chế:
+ Do trình độ các nhóm không đồng đều nên có nhóm vội vàng trong khi thao tác dẫn đến hạn chế kết quả.
+ Đòi hỏi nhiều bộ thí nghiệm giống nhau gây khó khăn về thiết bị.
b. Thí nghiệm thực hành loại phối hợp:
-Trong hình thức tổ chức này học sinh được chia thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm chỉ làm thí nghiệm một phần đề tài trong thời gian như nhau, sau đó phối hợp các kết quả của các nhóm lại sẽ được kết quả cuối cùng của đề tài.
-Ví dụ: Trong bài “Công thức tính nhiệt lượng” - Vật lí 8. Giáo viên phân công:
+ Nhóm 1, 2: Tiến hành thí nghiệm khảo sát quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật.
+ Nhóm 3, 4: Tiến hành thí nghiệm khảo sát quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ của vật.
+ Nhóm 5, 6: Tiến hành thí nghiệm khảo sát quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật.
=>Kết quả thí nghiệm của các nhóm khái quát thành công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên: Q = m.c.t
-ưu điểm của loại thí nghiệm này:
+ Rèn luyện cho học sinh ý thức lao động tập thể.
+ Kích thích tinh thần thi đua làm việc giữa các nhóm.
-Một số hạn chế của loại thí nghiệm này:
+ Mỗi nhóm không được rèn luyện đầy đủ các kĩ năng làm toàn diện thí nghiệm.
Vì vậy cần khắc phục bằng cách cho các nhóm luân phiên nhau làm lại thí nghiệm.
c. Thí nghiệm thực hành cá thể:
Trong hình thức tổ chức này các nhóm học sinh làm thí nghiệm trong cùng thời gian hay cùng đề tài nhưng công cụ và phương pháp khác nhau.
Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu sự nhiễm điện do cọ xát - Vật lí 7.
-ưu điểm của loại thí nghiệm này:
+ Giảm được khó khăn về bộ thí nghiệm.
-Một số hạn chế của loại thí nghiệm này:
+ Việc hướng dẫn của giáo viên rất phức tạp. Vì vậy hình thức này đòi hỏi tính tự lực cao nên chỉ thích hợp cho các lớp trên.
CÁC LOẠI BÀI HỌC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VẬT LÍ:
Thí nghiệm thực hành khảo sát đồng loạt lớp:
-Trong kiểu bài này tất cả các nhóm học sinh cùng làm thí nghiệm khảo sát trong giờ học thay cho thí nghiệm biểu diễn của giáo viên để nhận thức kiến thức mới. Nội dung có thể là định tính hay định lượng.
2. Thí nghiệm thực hành kiểm nghiệm đồng loạt lớp:
-Loại thí nghiệm này thường sử dụng cho thí nghiệm định lượng.
-Ví dụ: Thí nghiệm kiểm nghiệm độ lớn của lực đẩy acsimét - Vật lí 8
3. Thí nghiệm thực hành ở ngoài lớp:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở nhà với mục đích chuẩn bị bài sau hay củng cố bài học.
-Ví dụ: Thí nghiệm làm dàn của học sinh ở bài tập 10.4, 10.5 – Bài tập Vật lí 7. Thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng khuếch tán với dung dịch đồng sunfát (CuSO4) - Vật lí 8.
PHẦN II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
I. Đối với thí nghiệm biểu diễn:
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các thí nghiệm biểu diễn, bản thân tui luôn có gắng thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Thí nghiệm phải đảm bảo thành công: Nếu thí nghiệm thất bại học sinh sẽ mất tin tưởng vào bài học và ảnh hưởng xấu đến uy tín của giáo viên. Muốn làm tốt được điều này, giáo viên phải:
-Am hiểu bản chất của các hiện tượng vật lí xảy ra trong thí nghiệm.
-Nắm vững cấu tạo, chức năng, đặc điểm của từng công cụ thí nghiệm cùng với những trục trặc có thể xảy ra để biết cách kịp thời khi phải sửa chữa. Muốn vậy, giáo viên phải làm trước nhiều lần trong khi chuẩn bị bài.
2. Thí nghiệm phải ngắn gọn một cách hợp lí. Nếu thí nghiệm kéo dài sẽ khó tập chung sự chú ý của học sinh và dễ cháy giáo án. Muốn vậy giáo viên phải hạn chế tối đa thời gian lắp ráp thí nghiệm. Thí nghiệm đảm bảo thành công ngay không phải làm lại. Nếu thí nghiệm kéo dài có thể chia ra nhiều bước, mỗi bước coi như một thí nghiệm nhỏ.
3. Thí nghiệm phải đảm bảo cho cả lớp quan sát. Để làm tốt điều này, giáo viên cần:
-Chuẩn bị công cụ thích hợp, có kích thước đủ lớn, có cấu tạo đơn giản thể hiện rõ được bản chất của hiện tượng cần nghiên cứu. công cụ phải có hình dáng. màu sắc đẹp, hấp dẫn học sinh, có độ chính xác thích hợp.
-Sắp xếp công cụ một cách hợp lí. Điều này biểu hiện:
+ Chỉ bày những công cụ cần thiết cho thí nghiệm, không bày la liệt những công cụ chưa dùng đến hay chưa dùng xong.
+ Bố trí sao cho cả lớp đêu nhìn rõ. Muốn như vậy nên sắp xếp công cụ trên mặt phẳng thẳng đứng. Nếu không được phải đem đến tận bàn cho học sinh xem. Giáo viên cũng cần chú ý không che lấp thí nghiệm khi thao tác.
4. Sử dụng các vật chỉ thị thích hợp: Nhằm tập chung sự chú ý của học sinh về những điều cần quan sát. Thí nghiệm phải có sức thuyết phục học sinh. Muốn vậy thí nghiệm phải rõ ràng, chặt chẽ để học s...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status