Quyền giám sát tối cao của Quốc hội - pdf 13

Download Luận văn Quyền giám sát tối cao của Quốc hội miễn phí



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu
Chương I: Cơ sở lý luận quyền giám sát tối cao của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
I.Vị trí pháp lý của Quốc hội,bản chất,nội dung và cách thực hiện.
1.Vị trí pháp lý của Quốc hội
2.Bản chất,nội dung quyền giám sát tối cao của Quốc hội
3.cách thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội
II.Quan hệ quyền giám sát tối cao của Quốc hội với những quyền khác của Quốc hội,sự khác nhau quyền giám sát tối cao với kiểm tra việc thi hành Hiến pháp,pháp luật của cơ quan Nhà nước khác
1.Quan hệ quyền giám sát tối cao với những quyền khác của Quốc hội
2.Sự khác nhau giữa quyền giám sát tối cao với kiểm tra việc thi hành Hiến pháp,pháp luật của các cơ quan Nhà nước khác
Chương II:Thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những nguyên nhân chủ yếu hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội
I. Những quy định về quyền giám sát tối cao của Quốc hội trong Hiến pháp 1992
II.Thực trạng tình hình hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta nhiệm kỳ X từ năm 1997 đến năm 2002 ,những nguyên nhân hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và bài học
1.Thực trạng tình hình hoạt động của Quốc hội nước ta nhiệm kỳ X từ năm 1997 đến năm 2002
2.Những nguyên nhân chủ yếu hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội
Chương III: Những phương pháp tăng cường hiệu quả giám sát của Quốc hội
1.Đổi mới tổ chức và phương pháp giám sát của Quốc hội
2.Đổi mới tiêu chuẩn đại biểu và điều kiện làm việc của đại biểu trong công tác giám sát
3.Xây dựng luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và những điều kiện làm cho Quốc hội thực hiện đúng và đầy đủ quyền giám sát tối cao của mình theo luật định
Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37592/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng còn một số hạn chế như :
- Hoạt động giám sát vẫn còn dàn trải về nội dung,chậm đổi mới về cách tiến hành,chưa xây dựng được chương trình khả thi và tổ chức thực hiện nghiêm túc;chưa chỉ đạo công tác tham mưu,phục vụ thực hiện tốt nhiệm vụ ;
- Việc chỉ đạo,điều hoà,phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong lĩnh vực giám sát chưa thực hiện tốt;chưa phân định rõ phạm vi nội dung giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội ;
- Chưa thực hiện tốt vai trò chuẩn bị và giúp Quốc hội tăng cường,nâng cao chất lượng,hiệu quả hoạt động giám sát.Chưa kịp thời sơ kết,tổng kết để rút kinh nghiệm và tìm biện pháp khắc phục hữu hiệu,còn để cho những yếu kém trong hoạt động giám sát kéo dài,ảnh hưởng đến chất lượng,hiệu quả hoạt động chung của Quốc hội;Việc xây dựng và ban hành luật về hoạt động giám sát còn chậm " .
C . Về hoạt động giám sát của Uỷ ban pháp luật .
I . " Về tình hình thực hiện công tác giám sát .
Mặc dù công tác xây dựng pháp luật chiếm phần lớn thời gian,song Uỷ ban pháp luật cũng đã cố gắng thực hiện công tác giám sát của mình theo quy định của pháp luật . Trong nhiệm kỳ vừa qua,Uỷ ban đã tổ chức các hoạt động giám sát sau đây :
- Tổ chức các phiên họp toàn thể,phiên họp thường trực Uỷ ban mở rộng hay họp thường trực để thẩm tra 18 báo cáo công tác hàng năm, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Chánh án Toà án nhân dân tối cao và báo cáo của Chính phủ về công tác quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức và công tác thi hành án ;
- Tổ chức các Đoàn giám sát do đồng chí Chủ nhiệm hay Phó chủ nhiệm Uỷ ban làm Trưởng Đoàn để tiến hành khảo sát,giám sát việc triển khai thực hiện một số luật, pháp lệnh như Luật đất đai,Luật tổ chức Toà án nhân dân,Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân,Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân,Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, v…v tại một số địa phương ;
- Tổ chức một số Đoàn của Uỷ ban và tham gia Đoàn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đi giám sát hoạt động của Toà án nhân dân,Viện kiểm sát nhân dân,cơ quan Công an trong việc bắt,giam,giữ,xét xử và thi hành án phạt tù tại một số địa phương ;
- Thực hiện nhiệm vụ giám sát việc ban hành Nghị quyết,nghị định của Chính phủ, quyết định,chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ,các văn bản của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Uỷ ban đã yêu cầu các cơ quan,tổ chức hữu quan báo cáo tình hình ban hành các văn bản hướng dẫn và quy định các chi tiết thi hành luật, pháp lệnh từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá X đến nay;trên cơ sở đó nắm tình hình ban hành văn bản dưới luật,pháp lệnh .
Từ năm 1999 đến năm 2001,thực hiện kết luận số 168 và 169 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc giải quyết và phân công việc giải quyết các đơn thư khiếu nại,tố cáo của công dân về lĩnh vực tư pháp gửi tới Quốc hội,các cơ quan của Quốc hội,Uỷ ban pháp luật đã tiếp nhận và xử lý 13478 đơn thư khiếu nại,tố cáo về 10.577 vụ việc, trong số đó có :
- 4103 vụ việc thuộc lĩnh vực hình sự ( chiếm 37,56% ) ;
- 4773 vụ việc thuộc lĩnh vực dân sự ( chiếm 44,1% );
- 456 vụ việc thuộc lĩnh vực hành chính,kinh tế,lao động (chiếm 4,74% );
- 398 vụ việc thuộc lĩnh vực thi hành án ( chiếm 3,87% );
- 373 vụ việc thuộc lĩnh vực xâm phạm hoạt động tư pháp (chiếm 0,6% );
- Còn lại là khiếu nại về các vụ việc khác ( chiếm tỉ lệ 5,39% ).
Uỷ ban pháp luật đã tổ chức các đoàn giám sát và tham gia Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đối với một số vụ án cụ thể .
Năm 1999 :Tiến hành 6 cuộc giám sát gồm:5 vụ án về lĩnh vực dân sự,1vụ án thuộc lĩnh vực hình sự ;
Năm 2000 :Tiến hành 5 cuộc giám sát gồm:2 vụ án thuộc lĩnh vực hình sự,1vụ án thuộc lĩnh vực kinh tế,1 vụ án thuộc lĩnh vực lao động,1 vụ án thuộc lĩnh vực dân sự ;
Năm 2001:Tiến hành 3 cuộc giám sát gồm :1 vụ án thuộc lĩnh vực thi hành án,2 vụ án thuộc lĩnh vực dân sự
II . Đánh giá về công tác giám sát
1. Kết quả đạt được
Ngay từ đầu nhiệm kỳ,Uỷ ban pháp luật đã xác định rõ trách nhiệm đối với công tác giám sát,coi đây là một trong những nhiệm vụ chính của Uỷ ban.Do đó tuy chưa đáp ứng được yêu cầu,nhưng Uỷ ban cũng đã thực hiện nhiều cuộc giám sát có kết quả đáng ghi nhận.Nhiều đồng chí trong Uỷ ban đã cố gắng bố trí thời gian tham gia vào hoạt động này.Thông qua hoạt động giám sát,Uỷ ban pháp luật có thêm những căn cứ thực tiễn phục vụ cho việc xem xét,thẩm tra các dự án luật,pháp lệnh,nhất là việc thẩm tra các báo cáo của Toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao,báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án và quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức;đồng thời kiến nghị với Quốc hội,Uỷ ban Thường vụ Quốc hội những vấn đề cần tập trung giám sát .
Điều đáng quan tâm là thông qua các cuộc giám sát đối với những vụ án cụ thể,Uỷ ban pháp luật đã phát hiện kịp thời để kiến nghị với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan hữu quan ban hành mới hay sửa đổi,bổ sung một số quy định quan trọng và cấp thiết liên quan đến hoạt động tố tụng như :Quy định về công tác giám định pháp y;về thời hiệu kháng nghị đối với các vụ tranh chấp về dân sự,kinh tế;về trình tự,thủ tục cưỡng chế thi hành án,quyết định của Toà án về các loại tranh chấp này.Thông qua việc thẩm tra báo cáo hoạt động của Toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ ban pháp luật cũng đã có nhiều kiến nghị để các cơ quan này chấn chỉnh kịp thời và khắc phục có hiệu quả tình trạng oan,sai trong việc bắt,giam,giữ,khám xét . Trên thực tế,về các lĩnh vực này trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ rõ rệt đáng được hoan nghênh .
Uỷ ban pháp luật cũng đã kiến nghị với các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện công tác nghiên cứu về tình hình tội phạm,vi phạm pháp luật và có các giải pháp quản lý công tác tốt hơn để báo cáo thống nhất và chính xác vơí Quốc hội về tình hình này, nhằm thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm và các vi phạm pháp luật.Mặt khác,qua hoạt động,Uỷ ban pháp luật đã có những kiến nghị với cơ quan tiến hành tố tụng những biện pháp nhằm bảo đảm việc điều tra,truy tố,xét xử đúng người, đúng tội,đúng pháp luật,không bỏ lọt tội phạm,không làm oan người vô tội;bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,bảo vệ tài sản Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân .
Việc tổ chức các đoàn giám sát của Uỷ ban hay theo ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đối với hoạt động của các cơ quan Công an,Viện kiểm sát,Toà án,Cơ quan thi hành án trong nhiệm kỳ vừa qua tuy không nhiều,nhưng đã đạt được những kết quả tích cực.Trong quá trình giám sát đối với một số vụ án,trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, xem xét tại chỗ các tài liệu và những tình tiết liên quan đến vụ án,Uỷ ban ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status