Tiểu luận Giao dịch dân sự vô hiệu - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - pdf 13

Download Tiểu luận Giao dịch dân sự vô hiệu - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn miễn phí



Tại Đại hội X (năm 2006), Đảng ta xác định cơ cấu nền kinh tế nước ta gồm năm thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Điểm mới ở đây là đã gộp kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân thành thành phần kinh tế tư nhân, đồng thời khẳng định đảng viên được phép làm kinh tế tư nhân. Văn kiện Đại hội X cũng khẳng định các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau. Điều này có tác dụng tích cực tạo sự yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế phi nhà nước. Sự phát triển


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37582/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

S vô hiệu tương đối thì không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ vô hiệu khi hội đủ những điều kiện nhất định: a) Khi có đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan và b) Theo quyết định của Tòa án. (Đây là sự khác biệt quan trọng nhất, được coi là một tiêu chí hàng đầu để phân loại một giao dịch vô hiệu thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối khi nghiên cứu nội dung các văn bản quy phạm pháp luật).
Thứ hai là sự khác biệt về thời hạn yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu: Đối với GDDS vô hiệu tuyệt đối thì thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là không hạn chế. Còn đối với các GDDS vô hiệu tương đối thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là hai năm kể từ ngày GDDS được xác lập (Điều 136, BLDS 2005). Ở đây có một ngoại lệ là trường hợp giao dịch vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức của giao dịch thuộc nhóm vô hiệu tuyệt đối nhưng theo quy định tại điều 136 BLDS 2005 thì thời hạn yêu cầu tuyên bố GDDS là 2 năm, kể từ ngày giao dịch được xác lập.
Thứ ba là sự khác biệt về hiệu lực pháp lý của giao dịch: GDDS vô hiệu tuyệt đối không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, thậm chí ngay cả trong trường hợp các bên đã tiến hành thực hiện các hành vi theo nội dung cam kết. Bởi lẽ các giao dịch này đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng nên nhà nước không bảo hộ.
Còn GDDS vô hiệu tương đối thì được coi là có hiệu lực pháp lý cho đến khi nào bị Tòa án tuyên bố vô hiệu. Quy định này thoạt tiên có thể bị coi là trái với quy định tại khoản 1 Điều 137 BLDS 2005: “GDDS vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập”.Thực chất thì không phải như vậy vì đối với GDDS vô hiệu tương đối, nếu như giao dịch không được coi là có hiệu lực cho đến khi Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu thì quy định tại khoản 1, Điều 136 BLDS 2005 sẽ chẳng có tác dụng gì bởi lẽ sẽ không có giao dịch nào có được hiệu lực trong khoảng thời hiệu 2 năm.
Thứ tư là sự khác biệt về bản chất quyết định của Tòa án: Trong cả hai trường hợp, Tòa án đều có thể đưa ra quyết định tuyên bố GDDS vô hiệu thế nhưng bản chất của hai quyết định này có sự khác biệt cơ bản:
Giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối không phụ thuộc vào quyết định của Tòa án. Hay nói cách khác nó bị vô hiệu ngay cả khi không có quyết định của Tòa án. Chính vì vậy, quyết định của Tòa án đối với GDDS vô hiệu tuyệt đối không mang tính chất phán xử mà đơn thuần chỉ là một trong nhữnh hình thức công nhận sự vô hiệu của giao dịch dựa trên các cơ sở luật định mà thôi.
Đối với GDDS vô hiệu tương đối thì quyết định của Tòa án là cơ sở duy nhất làm cho giao dịch trở nên vô hiệu. Quyết định của Tòa án mang tính chất phán xử. Tòa án tiến hành giải quyết vụ việc khi có đơn yêu cầu của các bên (hay thay mặt hợp pháp của họ). Bên yêu cầu phải chứng minh trước Tòa các cơ sở của yêu cầu. Ví dụ: Nếu một người yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn thì phải chứng minh trước Tòa sự nhầm lẫn của mình và bên nào có lỗi gây ra sự nhầm lẫn.
Thứ năm là sự khác biệt về ý nghĩa của việc tuyên bố GDDS vô hiệu tuyệt đối và GDDS vô hiệu tương đối.
Việc tuyên bố giao dịch vô hiệu trong cả hai trường hợp đều có ý nghĩa để áp dụng chế tài cần thiết vào từng giao dịch cụ thể khi giao dịch đó vi phạm vào bất cứ điều kiện nào tại Điều 131 BLDS.
Nhưng ngoài ý nghĩa đó, đối với GDDS vô hiệu tương đối, việc Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu còn là một trong những biện pháp bảo vệ quyền dân sự quan trọng. Thực tế những năm gần đây, Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên bố rất nhiều GDDS vô hiệu đặc biệt là GDDS vô hiệu tương đối. Điều đó cho thấy biện pháp bảo vệ quyền dân sự dưới hình thức kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu tỏ ra là một biện pháp rất hữu hiệu.
Một giao dịch được gọi là vô hiệu tương đối trong các trường hợp sau: a) Khi giao dịch được xác lập bởi người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 132 BLDS 2005); b) Khi giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn (Điều 131 BLDS 2005); c) Khi một bên chủ thủ thể tham gia xác lập giao dịch do bị lừa dối, đe dọa (Điều 132 BLDS 2005); d) Khi người xác lập giao dịch đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch tại thời điểm không nhận thức được hành vi của mình (Điều 133 BLDS 2005).
Một giao dịch được gọi là vô hiệu tuyệt đối trong các trường hợp sau: a) Khi vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội (Điều 128 BLDS 2005); b) Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che dấu một giao dịch khác hay nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba (Điều 129 BLDS 2005); c) Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ các quy định bắt buộc của pháp luật (Điều 134 BLDS 2005).
2. Cách phân loại thứ hai: GDDS vô hiệu toàn bộ và GDDS vô hiệu bộ phận.
Thứ nhất, GDDS vô hiệu toàn bộ là toàn bộ nội dung của GDDS đó vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hay một trong các bên tham gia giao dịch đó không có quyền xác lập GDDS.
Thứ hai, “GDDS vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”. (Điều 135 BLDS).
Thông thường việc xác định phần giao dịch dân sự vô hiệu không ảnh hưởng đến phần khác dựa vào những tiêu chí sau:
- Giao dịch giữa các bên ký kết có phần là GDDS vô hiệu, vì không đáp ứng đủ 4 điều kiện được quy định tại Điều 121 BLDS, nhưng phần còn lại không bị vô hiệu;
- Kết cấu tài sản là đối tượng của giao dịch không bị ràng buộc với nhau,
- Trong giao dịch, hai phần này thể hiện tách bạch với nhau về các điều khoản của giao dịch như: giá cả, chất lượng, số lượng,…;
- Những thỏa thuận trong các phần của giao dịch, tuy có sự ràng buộc với nhau về quyền và nghĩa vụ, nhưng vẫn có thể phân định được.
Trong thực tế, khi giải quyết vụ án thông thường, Thẩm phán thường dựa vào ý chí thỏa thuận của các bên, nếu các bên thỏa thuận công nhận một phần giao dịch thì các tiêu chí nêu trên chỉ là tham khảo, trừ tường hợp những thỏa thuận làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác hay lợi ích của nhà nước.
Ví dụ: Ông A (bên bán ) và ông B (bên mua) tham gia ký kết hợp đồng mua 10 cái tivi nhãn hiệu LCD trong đó có 6 cái 18 inh và 4 cái 24 inh. Nội dung hợp đồng: Địa điểm: nhà ông B; thời gian 10-5-2010. Ngày 10-5-2010, ông A chỉ giao được 6 cái 18 inh, còn 4 cái 24 inh thì mãi 15-10-2010 mới mang đến vì lý do hết hàng. Trong trường hợp này, ông B có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu một phần.
III/. Các trường hợp GDDS vô hiệu và thực tiễn việc tuyên bố GDDS vô hiệu.
GDDS vô hiệu do mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
Mục đích, nội dung của GDDS là sự thể hiện hành vi có ý th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status