Thách thức đối với pháp luật lao động Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO - pdf 13

Download Thách thức đối với pháp luật lao động Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO miễn phí



Một vấn đề đặt ra là Việt Nam hiện nay chưa phê chuẩn Công ước vềquyền tựdo
hiệp hội của ILO. Đây sẽlà một vấn đềmà pháp luật lao động Việt Nam cần quan tâm, có
thểnói quyền tựdo hiệp hội của người lao động là một trong những quyền cơbản của người
lao động mà các nước lao động tiên tiến sẽbuộc Việt Nam áp dụng thực thi quyền này. Trên
thực tế, tuy Việt Nam chưa phê chuẩn Công ước vềquyền tựdo hiệp hội của ILO nhưng
pháp luật lao động Việt Nam đã có nhiều quy định đảm bảo cho người lao động có thểthành
lập, gia nhập công đoàn. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật lao động hiện hành thì
công đoàn là tổchức thay mặt duy nhất của người lao động. Sau khi gia nhập WTO, việc
pháp luật chỉthừa nhận tưcách thay mặt cho người lao động của tổchức công đoàn thuộc hệ
thống tổchức của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng là một vấn đềcần được tiếp tục
nghiên cứu, làm rõ.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37484/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

động Việt Nam được các nước trên thế giới đánh giá là nhanh nhạy. Đặc biệt giá
nhân công của Việt Nam lại rẻ, đây cũng là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Thị trường
lao động Việt Nam và các hoạt động dịch vụ liên quan đã có hơn 10 mười năm phát triển và
đang từng bước hoàn thiện. Hệ thống pháp luật lao động Việt Nam được xây dựng về cơ
bản là tương đối đầy đủ và phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, đảm bảo được cơ
bản các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Các chính sách về an sinh xã hội đã được Việt Nam
chú tâm phát triển trong những năm gần đây. Với những điều kiện hiện có như vậy, khi Việt
Nam gia nhập WTO có nhiều thuận lợi. Đầu tư nước ngoài tăng, tạo thêm nhiều việc làm
mới cùng với nó là hiện tượng dịch chuyển lao động khiến cơ cấu lao động trở nên năng
động hơn. Có thể khẳng định chắc chắn rằng Việt Nam gia nhập WTO sẽ mang lại nhiều cơ
hội về việc làm và thu nhập cho người lao động. Người lao động cũng có nhiều cơ hội hơn
để tiếp cận trực tiếp với nền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ, kỹ năng, tác phong lao
động, kinh nghiệm quản lý. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO cũng
mang lại cho Việt Nam những thách thức về lao động, việc làm.
Gia nhập WTO, nguy cơ đầu tiên mà người lao động Việt Nam phải đối đầu là sẽ có
nhiều người mất việc làm. Đó có thể là những lao động giản đơn, trình độ thấp hay lao
2
động trong các doanh nghiệp sắp xếp lại tổ chức, thu hẹp sản xuất hay do cải cách về công
nghệ hay do bị phá sản, giải thể do không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngoài… Trên thực tế, chất lượng lao động Việt Nam hiện nay không được đánh giá cao.
Trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động còn thấp, ý thức kỷ luật kém, chưa có
tác phong công nghiệp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo rất thấp, chiếm khoảng 25%. Trước
tình hình đó, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách thúc đẩy đào tạo, giáo dục
tay nghề, chuyên môn kỹ thuật. Chất lượng giáo dục đào tạo nghề cũng cần được nâng lên
một bước, tránh tình trạng người lao động đã qua đào tạo vẫn không đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn do chất lượng đào tạo thấp, chương trình đào tạo ít thực hành, thiên về lý thuyết.
Nhưng có lẽ một vấn đề rất lớn mà chúng ta sẽ phải đối mặt chính là việc người lao
động Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với một lượng lớn lao động nước ngoài vào Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Việt Nam chỉ chấp nhận cho tuyển dụng người lao
động nước ngoài có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hay có kinh nghiệm lâu năm mà lao
động Việt Nam chưa đáp ứng được. Chính vì vậy, số lượng lao động nước ngoài vào Việt
Nam không nhiều và chủ yếu là lao động kỹ thuật cao. Những lao động này phải ký kết hợp
đồng lao động với doanh nghiệp Việt Nam và phải tuân theo những quy định của pháp luật
lao động Việt Nam. Nhưng trong thời gian tới thì số lượng lao động nước ngoài vào Việt
Nam sẽ tăng lên nhanh chóng. Thực ra khi Việt Nam gia nhập WTO thì không có cam kết
nào yêu cầu Việt Nam phải mở cửa thị trường lao động nhưng trong Biểu cam kết về dịch
vụ, thông qua các gói dịch vụ mà doanh nghiệp nhà nước cung cấp trên lãnh thổ Việt Nam,
thì sẽ có một lượng lớn lao động nước ngoài (bao gồm cả lao động chất lượng cao và lao
động phổ thông) vào Việt Nam lao động mà không cần ký hợp đồng lao động với
doanh nghiệp, cơ quan tổ chức Việt Nam. Những lao động này không cần tuân theo những
quy định của pháp luật lao động hiện hành, mà theo cách di chuyển nội bộ doanh
nghiệp và một số cách khác mà Việt Nam cam kết. Trước tình hình đó, công tác đào
tạo, giáo dục tay nghề, nâng cao chất lượng lao động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
của người lao động càng trở nên cấp thiết. Có thể nói, đây là cách quan trọng nhất để người
lao động có thể tự bảo vệ trong tiến trình hội nhập.
2. Những vấn đề đặt ra cho pháp luật lao động Việt Nam khi gia nhập WTO
2.1. Vấn đề bảo hộ và tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế
WTO cho phép các nước thành viên can thiệp vào quá trình trao đổi hàng hoá nhằm
mục đích bảo vệ sức khoẻ của con người và động vật hay bảo tồn các loài thực vật, nhưng
với điều kiện là nước đó không được phân biệt đối xử và không được lạm dụng bảo hộ trá
hình. Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài thì pháp luật lao động Việt Nam hiện
nay không có bất kỳ chính sách nào bị liệt vào dạng chính sách trợ cấp đèn đỏ. Đó là những
trợ cấp bị cấm trong WTO. Chúng ta cũng không có những trợ cấp đèn vàng là những trợ
cấp mà phía đối tác có thể đưa ra những biện pháp đối kháng. Việt Nam chỉ có những chính
sách và chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho những đối tượng và những vùng
khó khăn. Đây đều là những trợ cấp mang tính xã hội, không mang tính chất kinh tế nên
3
được coi là trợ cấp thuộc nhóm đèn xanh và được phép áp dụng trong WTO nên Việt Nam
không phải chỉnh sửa về vấn đề này.
Vấn đề đầu tiên mà pháp luật lao động cần quan tâm chính là phải xử lý vấn đề tiêu
chuẩn lao động. Những tiêu chuẩn lao động không nằm trong cam kết của WTO cũng như
trong những cam kết thương mại song phương, đa phương nhưng do lao động là một yếu tố
đầu vào của quá trình sản xuất nên tiêu chuẩn lao động luôn đi cùng thương mại quốc tế và
được các nước quan tâm. Về những tiêu chuẩn lao động trong WTO thì Hội nghị Bộ trưởng
Singapore 1996 đã khẳng định Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là tổ chức có thẩm quyền
xây dựng các tiêu chuẩn về lao động. Nhưng WTO phản đối việc sử dụng các tiêu chuẩn lao
động nhằm mục tiêu bảo hộ.
Các tiêu chuẩn lao động quốc tế với mục đích là để xây dựng một môi trường làm
việc lành mạnh hơn, có lợi hơn cho người lao động. Tuy nhiên việc thực hiện các tiêu chuẩn
này cũng đòi hỏi nhất định về những điều kiện kinh tế, xã hội. Trước đây, trong hệ thống
thương mại đa phương WTO, các nước phát triển muốn đưa những tiêu chuẩn lao động
riêng biệt vào trong khuôn khổ WTO đã gặp phải những phản ứng của các nước đang phát
triển (vốn chiếm đa số trong WTO) vì cho rằng việc tuân thủ những tiêu chuẩn lao động làm
tăng chi phí tiền lương và làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Và
theo tuyên bố chung tại Hội nghị Bộ trưởng WTO năm 1996 tại Singapore, các Bộ trưởng
đã thống nhất các vấn đề về tiêu chuẩn lao động thuộc phạm vi điều chỉnh của Tổ chức lao
động quốc tế (ILO). Nghĩa là, WTO sẽ không quy định trực tiếp về các tiêu chuẩn lao động.
Sau này, trong Hiệp định thương mại tự do bắc Mỹ được bổ sung với một Hiệp định về lao
động trong đó có đề cập đến những nguyên tắc về lao động mà sau này được coi là tiêu chuẩn
lao động của WTO: Các nước thành viên thống nhất tuân thủ và tăng cường các tiêu chuẩn ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status