Phân biệt quy phạm pháp luật hành chính với quy phạm pháp luật hiến pháp - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
A. MỞ ĐẦU
Trong quản lí hành chính nhà nước, các chủ thể quản lí nhà nước cấn đến quy phạm pháp luật để định ra các khuôn mẫu xử sụ chung cho nhiều cá nhân, tổ chức trong những tình huống được dự liệu trước và có thể lặp lại nhiều lần trong thực tiễn. Các quy phạm pháp luật hành chính quy định địa vị pháp lí của các cơ quan hành chính nhà nước, xác định nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước và các vấn đề khác co liên quan. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa biết hết về đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính và sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật hành chính với các quy phạm pháp luật khác, trong đó có quy phạm pháp luật hiến pháp.
B. NỘI DUNG
I. Đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính
1. Khái niệm và đặc điểm chung của quy phạm pháp luật hành chính
Quy phạm pháp luật (QPPL) là những quy tắc, chuẩn mực chung mang tính bắt buộc và được ban hành bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Quy phạm pháp luật hành chính (QPPLHC) là các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước (hay còn gọi là hoạt động chấp hành - điều hành của Nhà nước) có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với những đối tượng có liên quan
Là một dạng cụ thể của QPPL nên các QPPLHC có đầy đủ các đặc điểm chung của QPHL như: là quy tắc sử xự chung thể hiện ý chí của nhà nước; được nhà nước đảm bảo thực hiện; là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của hợp pháp của con người.
2. Đặc điểm riêng
a. Các QPPLHC chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
Ở nước ta, theo quy định của pháp luât hiện hành thì các cơ quan nhà nước hay người có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính có thể là chủ thể lập pháp hay chủ thể quản ly hành chính nhà nước. Ví dụ: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc Hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân, các bộ: Bộ tài chính, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ giao thông vận tải... thủ tướng chính phủ, các bộ trưởng... trong đó, QPPLHC chủ yếu là do các cơ quan hành chính nhà nước và một số chủ thể có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành. Bởi vì:
- Trong cơ cấu họat động của bộ máy nhà nước, việc ban hành pháp luật thuộc về Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc Hội (UBVQH). Những cơ quan này ban hành ra Hiến pháp, luật, pháp lệnh điều chỉnh vấn đề những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến hành chính thông qua các kì họp dưới hình thức thảo luận tập thể nên không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ hành chính nhà nước một các năng động và kịp thời trong quản lí xã hội
- Mặt khác, Quốc hội và UBTVQH không có chức năng quản lí hành chính nhà nước nên khó có thể ban hành các quy phạm pháp luật hành chính một cách cụ thể và phù hợp, phản ánh đúng và sát với thực tiễn quản lí của từng ngành từng địa phương.
Trên cơ sở Hiến pháp, luật pháp lệnh của QH và UBTVQH lĩnh vực QLHCNN, các cơ quan hành chính nhà nước triển khai hóa, chi tiết hóa thành các QPPL hành chính trong các ngành, các lĩnh vực của xã hội.
Các QPPLHC có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lí khác nhau.


5HOZj7h7dZs0UII
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status