Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - pdf 13

Download Đề tài Trách nhiệm hình sự của pháp nhân miễn phí
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
PHẦN I - LỜI MỞ ĐẦU.3
PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I - MỤC TIÊU CÔNG TRÌNH.4
II - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.4
1-PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP.4
2-PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH.5
3-SỰ KẾT HỢP GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP.
CHƯƠNG I-CƠ SỞ QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA
PHÁP NHÂN
I-CƠ SỞ LÝ LUẬN:.6
A-MỘT SỐ KHÁI NIỆM:.6
1-TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ:.6
2-TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN:.11
2.1-PHÁP NHÂN.11
2.2-TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN.12
B-CƠ SỞ LÝ LUẬN:.12
II-MẶT THỰC TIỄN:.14
III-MẶT PHÁP LUẬT:.16
CHƯƠNG II-TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
I-TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN TRONG LUẬT HÌNH SỰ CÁC NƯỚC THEO TRUYỀN THỐNG COMMON LAW
1-LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:.18
2-PHẠM VI ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN:.22
3-CÁC TỘI PHẠM CÓ THỂ QUY KẾT CHO PHÁP NHÂN:.23
4-CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN:.25
5-HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN PHẠM TỘI:.30
6-KẾT LUẬN:.30
II-TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN CỦA CÁC NƯỚC THEO TRUYỀN THỐNG CIVIL LAW
1-LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:.31
2-CÁC PHÁP NHÂN CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ:.33
3-CÁC TỘI PHẠM CÓ THỂ QUY KẾT CHO PHÁP NHÂN:.35
4-NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ THỂ QUY KẾT TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CHO PHÁP NHÂN:.35
5-HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN PHẠM TỘI:.37
6-KẾT LUẬN:.38
III-TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN TRONG LUẬT HÌNH SỰ CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1-LIÊN XÔ CŨ:.39
2-CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA:.40
CHƯƠNG III-VẤN ĐỀ QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN VÀO VIỆT NAM
I-VẤN ĐỀ QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN VÀO
VIỆT NAM.41
II-NHỮNG YẾU TỐ ĐỂ VẤN ĐỀ QUY ĐỊNH TNHS CỦA PHÁP NHÂN CÓ TÍNH KHẢ THI.42
PHẦN III-KẾT LUẬN.44
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
PHẦN I - LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................3
PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I - MỤC TIÊU CÔNG TRÌNH..............................................................................4
II - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:...................................................................4
1-PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP............................................................4
2-PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH...........................................................................................5
3-SỰ KẾT HỢP GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP..................................................................
CHƯƠNG I-CƠ SỞ QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA
PHÁP NHÂN
I-CƠ SỞ LÝ LUẬN:..........................................................................................6
A-MỘT SỐ KHÁI NIỆM:.................................................................................................6
1-TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ:........................................................................................6
2-TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN:......................................................11
2.1-PHÁP NHÂN.......................................................................................................11
2.2-TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN................................................12
B-CƠ SỞ LÝ LUẬN:.......................................................................................................12
II-MẶT THỰC TIỄN:........................................................................................14
III-MẶT PHÁP LUẬT:.......................................................................................16
CHƯƠNG II-TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
I-TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN TRONG LUẬT HÌNH SỰ CÁC NƯỚC THEO TRUYỀN THỐNG COMMON LAW
1-LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:.....................................................................................................18
2-PHẠM VI ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN:.................22
3-CÁC TỘI PHẠM CÓ THỂ QUY KẾT CHO PHÁP NHÂN:...................................23
4-CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN:.............................................................................................................25
5-HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN PHẠM TỘI:...............................30
6-KẾT LUẬN:................................................................................................................30
II-TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN CỦA CÁC NƯỚC THEO TRUYỀN THỐNG CIVIL LAW
1-LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:...................................................................................................31
2-CÁC PHÁP NHÂN CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ:.........................................33
3-CÁC TỘI PHẠM CÓ THỂ QUY KẾT CHO PHÁP NHÂN:..................................35
4-NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ THỂ QUY KẾT TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CHO PHÁP NHÂN:.............................................................................................................35
5-HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN PHẠM TỘI:.............................37
6-KẾT LUẬN:..............................................................................................................38
III-TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN TRONG LUẬT HÌNH SỰ CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1-LIÊN XÔ CŨ:...........................................................................................................39
2-CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA:.............................................................40
CHƯƠNG III-VẤN ĐỀ QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN VÀO VIỆT NAM
I-VẤN ĐỀ QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN VÀO
VIỆT NAM...................................................................................................41
II-NHỮNG YẾU TỐ ĐỂ VẤN ĐỀ QUY ĐỊNH TNHS CỦA PHÁP NHÂN CÓ TÍNH KHẢ THI.............................................................................................42
PHẦN III-KẾT LUẬN......................................................................44











PHẦN I-LỜI MỞ ĐẦU
Pháp nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội phạm được thực hiện trong khuôn khổ các hoạt động của pháp nhân hay vì lợi ích của pháp nhân không? Nói cách khác, có cần thiết phải thiết lập chế định trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân trong luật hình sự không? Đó là vấn đề từ thời La Mã cổ đại đến nay đã và đang gây ra nhiều tranh luận gay gắt trong giới khoa học hình sự của nhiều nước trên thế giới. Những tranh luận này có thể hình dung về mặt thực tiễn và lý thuyết đã được vượt qua các nước theo truyền thống Common law như Anh, Hoa Kỳ, Canada, Australia…, khi toà án các nước này đã chấp nhận nguyên tắc TNHS của pháp nhân rất sớm và hiện nay chế định TNHS của pháp nhân đã được thiết lập và trở thành một nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự mỗi nước. Tuy nhiên các cơ sở lý thuyết và cách thức thừa nhận, thiết lập nguyên tắc này cũng có sự khác nhau ở mỗi quốc gia theo truyền thống pháp luật này.
Trong quá trình xây dựng Bộ luật Hình sự sửa đổi của nước ta hiện nay đã xuất hiện một vấn đề gây nhiều tranh cãi: Có nên quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm hay không? Hay nói cách khác là các biện pháp pháp lý hình sự có thể được áp dụng với pháp nhân hay không?
Có thể nói vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân là vấn đề rất mới không chỉ trong thực tiễn pháp lý mà còn cả trong khoa học pháp lý nước ta. Do đó, không thể kết luận một cách đơn giản rằng: nên hay không nên quy định nếu những kết luận đó chưa được hậu thuẫn bằng những luận điểm khoa học.
Với trình độ hiểu biết còn hạn chế, em rất mong nhận được sự nhận xét của các thầy cô và các bạn để em có thể tiến bộ hơn.
PHẦN II-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I-MỤC TIÊU CÔNG TRÌNH
Như chúng ta đã biết, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân là một vấn đề rất mới trong việc áp dụng Luật hình sự của nước ta hiện nay. Vì vậy khi tiến hành nghiên cứu vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân thì mục tiêu trước hết được đặt ra là mục tiêu nhận thức.
Qua việc đặt vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân, tui đã đi sâu phân tích các quan điểm khác nhau về khái niệm trách nhiệm hình sự và quan trọng hơn là có thể đưa ra quan điểm về vấn đề trách nhiệm hình sự. Mục tiêu thứ hai là có thể nêu ra những luận cứ pháp lý và thực tiễn cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân đồng thời tìm hiểu về vấn đề quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân của một số nước trên thế giới.
Mục tiêu quan trọng nhất trong đề tài này là góp mộy ý kiến cho các nhà làm luật trong quá trình sửa đổi, bổ sung bộ luật hình sự Việt Nam trong thời gian gần nhất. Những vấn đề được trình bày và kết luận trong đề tài là hệ thống quan niệm, định nghĩa có giá trị tham khảo trong việc quy định truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân.
II-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1-PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, thường xuyên trong quá trình nghiên cứu về pháp luật và nhà nước.Trong quá trình nghiên cứu đề tài này em có sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để tiến hành nghiên cứu. Thực chất của phương pháp phân tích là phương pháp dựng để chia cái toàn thể hay một vấn đề phức tạp ra thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để nghiên cứu và làm sáng rõ vấn đề. Chẳng hạn để có thể làm rõ khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân thì em đã đi vào phân tích từ khái niệm trách nhiệm hình sư, khái niệm pháp nhân, rồi em mới đi vào chỉ rõ khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân.
Còn tổng hợp là phương pháp liên kết thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố , các mặt đã được phân tích, vạch ra mối liên hệ giữa chúng nhằm khái quát hoá các vấn đề trong sự nhận thức tổng thể. Thực ra trong quá trình nghiên cứu bất cứ vấn đề gì chúng ta rất hay phải sử dụng phương pháp tổng hợp. Và trong quá trình nghiên cứu đề tài này em đã sử dụng phương pháp tổng hợp này để làm rõ vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân trên cơ sở làm rõ cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để áp dụng vào Việt Nam. Chính phương pháp tổng hợp này đã giúp em có thể khái quát lại vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Cùng với sự kết hợp phương pháp phân tích đã tạo ra hiệu quả trong quá trình em viết đề tài này.
2-PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH
Đây là phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau trong đó có khoa học Luật hình sự.áp dụng phương pháp so sánh trong quá trình thực hiện đề tài này em đã tiến hành so sánh vấn đề quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới như hệ thống Common law, Civil law, và hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa. Nhưng trong quá trình tiến hành nghiên cứu em đã đi vào so sánh những chế định như phạm vi áp dụng trách nhiệm hình sự của pháp nhân, các tội phạm có thể quy kết cho pháp nhân, các điều kiện áp dụng TNHS đối với pháp nhân, và đặc biệt là hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tội. Áp dụng phương pháp so sánh để nghiên cứu đã cho phép em phát hiện ra những điểm giống nhau và khác nhau của các hiện tượng liên quan tới vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân đã và đang tồn tại trong lịch sử, đồng thời phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự đồng nhất và dị biệt đó.
Nhờ phương pháp so sánh hệ thống tri thức về trách nhiệm hình sự của pháp nhân các nước trên thế giới mới có được tính khách quan và khoa học.
3-SỰ KẾT HỢP GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP
Khi nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân tui có sử dụng kết hợp những phương pháp chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với những phương pháp riêng (phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp). Không thể sử dụng một trong hai nhóm phương pháp đó, hay sử dụng chúng một cách tách biệt nhau. Những phương pháp chung là cơ sở, nhưng những phương pháp riêng lại thể hiện tính đặc thù của khoa học lý luận về Luật hình sự. Mỗi phương pháp riêng được sử dụng để nghiên cứu về trách nhiệm hình sự của pháp nhân chỉ có thể mang lại kết quả tốt khi nó được sử dụng cùng phương pháp biện chứng duy vật, với tư cách là một trong những hình thức cụ thể hoá của nó và được phát triển trong sự nhận thức khoa học.

x6hmIT0JO8FSS2e
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status