Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và một số vấn đề về công bằng xã hội - pdf 13

Download Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và một số vấn đề về công bằng xã hội miễn phí



Chúng tôi trích dẫn hai nghiên cứu mà chúng tôi cho rằng rất có ý nghĩa về chủ đề này. Thứ nhất, đó là nghiên cứu của Baslé về “Thuế GTGT: Tăng trưởng và công bằng” năm 1974, Cộng hòa Pháp. Trong nghiên cứu này tác giả đánh giá tác động của thuế GTGT ở Pháp đối với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, đặc biệt là tác động của cải cách thuế GTGT năm 1968. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng thuế GTGT ở Pháp trong giai đoạn nghiên cứu đã có tác dụng phân phối lại thu nhập. Mới đây, trong báo cáo gửi lên Tổng Thống Pháp năm 2001, Hội đồng Thuế của Cộng hòa Pháp kết luận rằng thuế GTGT ở Pháp có tác dụng phân phối lại thu nhập vì trên thực tế nếu tính theo ngân sách chi tiêu nó là một loại thuế lũy tiến mặc dù trước đây nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó là loại thuế lũy thoái. Tuy nhiên tác động của thuế GTGT không rõ nét như tác động của thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt là trong điều kiện các nước phát triển.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37362/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

TAÛP CHÊ KHOA HOÜC, Âaûi hoüc Huãú, Säú 19, 2003
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH CÔNG BẰNG XÃ HỘI
Phan Thị Minh Lý, Lại Xuân Thủy
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Luật thuế GTGT ở Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997 và chính thức áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1999. Ngoài các mục tiêu đảm bảo nguồn thu cho NSNN và đảm bảo ổn định thị trường, đảm bảo tính công bằng và góp phần phân phối lại thu nhập là một trong những mục tiêu cơ bản của Luật thuế GTGT. Vấn đề thuế GTGT và công bằng xã hội đã được nhiều chuyên gia và quản lý thuế trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Những nghiên cứu của họ đã đi đến những kết luận khá đồng nhất. Họ cho rằng thuế GTGT có tác dụng phân phối lại thu nhập nhưng rất hạn chế. Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về chủ đề này, tuy nhiên chủ yếu là các nghiên cứu định tính mà chưa có cơ sở số liệu cụ thể. Vì vậy, trong bài viết này, dựa trên số liệu điều tra thu nhập và ngân sách chi tiêu của 530 hộ gia đình ở tỉnh Thừa Thiên - Huế chúng tui muốn tập trung trả lời câu hỏi sau đây:
Phải chăng thuế GTGT ở Việt Nam là một sắc thuế công bằng, nó có tác dụng đáng kể vào phân phối lại thu nhập hay không?
1. Khái niệm công bằng xã hội:
Công bằng xã hội là một khái niệm rộng lớn và có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong mối quan hệ với thuế, công bằng có thể được hiểu là gánh nặng thuế đối với các hộ gia đình thay đổi tỷ lệ với vị trí xã hội, kinh tế và quy mô nhân khẩu của họ. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng tui chỉ giới hạn xem xét sự thay đổi của gánh nặng thuế GTGT trong quan hệ với ngân sách chi tiêu của các hộ gia đình. Để có sự thay đổi tỷ lệ nói trên, về mặt lý thuyết, thuế GTGT cần có các mức thuế suất khác nhau (tất nhiên không quá nhiều để tránh gây chồng chéo, khó hiểu trong quá trình thực hiện), trong đó mức thuế suất thấp áp dụng cho các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và mức thuế suất cao áp dụng cho các mặt hàng xa xỉ. Kết quả là những hộ có ngân sách chi tiêu thấp sẽ chịu thuế GTGT ít hơn những hộ có ngân sách chi tiêu cao, từ đó mà tiêu dùng thực tế của họ sẽ xích lại gần nhau hơn, hay nói cách khác phân phối ngân sách chi tiêu của họ công bằng hơn.
2.Phương pháp tiếp cận:
Khi nghiên cứu về công bằng xã hội và đánh giá tác dụng phân phối lại thu nhập của thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng, các nhà kinh tế thường áp dụng hai cách tiếp cận: tiếp cận vĩ mô và tiếp cận vi mô. Với phương pháp thứ nhất các nghiên cứu phân tích tổng quát ảnh hưởng của các sắc thuế hay chính sách thuế trong mối tương quan của toàn bộ nền kinh tế thông qua sử dụng chủ yếu các dữ liệu kinh tế vĩ mô, do vậy tác dụng phân phối lại thu nhập của thuế ở đây được xem xét ở mức độ rất chung. Đại diện cho nhóm này là Bloch & Maurel, Darmon & Hardy (1989). Phương pháp thứ hai được sử dụng rất rộng rãi với thay mặt là King (1983), Bacouche & Laisney, Barker & cộng tác viên (1990), Nichèle & Robin (1993)… lại sử dụng các dữ liệu vi mô, tức là sử dụng các thông tin cá nhân để đánh giá ảnh hưởng của các chính sách thuế và tác dụng phân phối lại thu nhập của nó dựa trên lý thuyết kinh tế vi mô về thái độ người tiêu dùng. Trong nghiên cứu này, để phù hợp với mục đích nghiên cứu chúng tui sử dụng phương pháp tiếp cận thứ hai, tức là dựa trên thông tin cá nhân từ điều tra thu nhập và ngân sách chi tiêu dùng của các hộ gia đình để từ đó đánh giá tác động của thuế GTGT đến phân phối lại thu nhập.
3. Một số nghiên cứu điển hình về thuế GTGT và công bằng xã hội:
Chúng tui trích dẫn hai nghiên cứu mà chúng tui cho rằng rất có ý nghĩa về chủ đề này. Thứ nhất, đó là nghiên cứu của Baslé về “Thuế GTGT: Tăng trưởng và công bằng” năm 1974, Cộng hòa Pháp. Trong nghiên cứu này tác giả đánh giá tác động của thuế GTGT ở Pháp đối với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, đặc biệt là tác động của cải cách thuế GTGT năm 1968. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng thuế GTGT ở Pháp trong giai đoạn nghiên cứu đã có tác dụng phân phối lại thu nhập. Mới đây, trong báo cáo gửi lên Tổng Thống Pháp năm 2001, Hội đồng Thuế của Cộng hòa Pháp kết luận rằng thuế GTGT ở Pháp có tác dụng phân phối lại thu nhập vì trên thực tế nếu tính theo ngân sách chi tiêu nó là một loại thuế lũy tiến mặc dù trước đây nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó là loại thuế lũy thoái. Tuy nhiên tác động của thuế GTGT không rõ nét như tác động của thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt là trong điều kiện các nước phát triển.
4. Các chỉ tiêu đo lường và đánh giá công bằng xã hội và tác dụng phân phối lại thu nhập của thuế GTGT:
Với khái niệm về công bằng nêu trên, để đo được mức độ tỷ lệ của thuế GTGT và thu nhập cũng như mức độ đóng góp của thuế GTGT vào phân phối lại thu nhập, chúng tui sử dụng các chỉ tiêu và phương pháp sau đây:
1) Độ lệch chuẩn của ngân sách chi tiêu có thuế GTGT và sau khi đã trừ đi thuế cho tổng số hộ điều tra. Chỉ tiêu này đo mức độ phân tán của ngân sách chi tiêu của các hộ có thuế và không có thuế GTGT. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện độ phân tán, hay nói cách khác là mức độ bất bình đẳng trong phân phối ngân sách chi tiêu giữa các hộ càng lớn.
2) Tỷ lệ đánh thuế GTGT trong tiêu dùng trung bình theo 5 nhóm chi tiêu với trật tự tăng dần từ nhóm 1 đến nhóm 5, mỗi nhóm chiếm 20% số hộ trong mẫu điều tra. Chỉ tiêu này phản ánh gánh nặng thuế GTGT đối với từng nhóm chi tiêu, tính bằng phần trăm so với ngân sách tiêu dùng trung bình của từng nhóm. Tỷ lệ này càng lớn thể hiện gánh nặng thuế GTGT càng cao.
3) Tỷ trọng đóng góp thuế GTGT của mỗi nhóm tính bằng phần trăm của số thuế GTGT của mỗi nhóm so với tổng số thuế GTGT của tất cả 5 nhóm.
4) Đường cong Lorenz biểu hiện mức độ tập trung phân phối ngân sách chi tiêu trước và sau thuế GTGT. Đường cong này càng cách xa đường 450 (đường công bằng tuyệt đối) thể hiện ngân sách chi tiêu dùng của nhóm người cùng kiệt càng cách xa ngân sách chi tiêu dùng của nhóm người giàu, tức là mức độ bất công bằng càng cao.
Tại sao chúng tui sử dụng chỉ tiêu ngân sách chi tiêu mà không sử dụng chỉ tiêu thu nhập ? Bởi vì hai lý do sau đây. Thứ nhất, thường các hộ gia đình đánh giá thu nhập của họ thấp hơn mức thu nhập thực tế, như vậy sử dụng chỉ tiêu ngân sách chi tiêu sẽ chính xác hơn. Thứ hai, phần để dành tiết kiệm cũng sẽ được đưa ra tiêu dùng trong tương lai khi họ mua hàng hóa, dịch vụ, lúc đó phần tiết kiệm này cũng sẽ phải chịu thuế GTGT và sẽ được tính vào ngân sách chi tiêu ở thời điểm đó.
5. Kết quả nghiên cứu:
Với thông tin từ điều tra, chúng tui thu được kết quả sau đây:
1) Độ lệch chuẩn của ngân sách chi tiêu giảm đi đáng kể giữa trạng thái có thuế GTGT và sau khi đã trừ đi thuế GTGT, tương ứng giảm từ 7.11 xuống 6.52, chứng tỏ mức độ phân tán của ngân sách chi tiêu của các hộ ở trạng thái có thuế GTGT cao hơn so với trạng thái không có thuế GTGT. Hay nói...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status