Đề tài Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay - pdf 13

Download Đề tài Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay miễn phí



Các bị cáo phạm tội làm nhục người khác phần lớn là nam giới, năm 1997 số bị cáo là nam giới: 124 người, chiếm 70% trên tổng số bị cáo, năm 1998 tăng lên 196 người, chiếm tỷ lệ 81% trên tổng số bị cáo, năm 1999 là 173 người, chiếm 76% trên tổng số bị cáo. Năm 2000 tỷ lệ nam giới giảm xuống còn 46% (76 trên tổng số 164 bị cáo). Tuy nhiên số bị cáo phạm tội là nam giới lại tăng trở lại vào những năm tiếp theo. Năm 2001 số bị cáo là nam giới: 86 (chiếm 69% trên tổng số bị cáo) trong khi số bị cáo là nữ chỉ có 39 người, năm 2002 số bị cáo là nam giới: 77 (chiếm 58%) và số bị cáo là nữ: 56 người. Năm 2003 số bị cáo là nam giới lại tăng cao: 116 bị cáo (chiếm 78%), năm 2004 và 2005 số nam giới vẫn chiếm tỷ lệ hơn 50% trên tổng số bị cáo (cụ thể năm 2004 là 79% và 2005 là 62%).


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37401/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

cáo).
Ngoài ra, chúng tui xin đưa ra bảng số liệu phân tích nhân thân các bị cáo về giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc để chúng ta có cái nhìn tổng thể về nhân thân các bị cáo phạm tội làm nhục người khác.
Bảng 2.9 :Giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc các bị cáo phạm tội làm nhục người khác
Năm
Tổng số bị cáo
Dân tộc
ít người
Giới tính
Độ tuổi
Nam
Nữ
Từ 18 - 30
Trên 30
1
2
3
4
5
6
7
1997
177
1
124
53
67
107
1998
241
11
196
45
63
178
1999
228
45
173
55
28
200
2000
164
7
76
88
44
120
2001
125
 0
86
39
22
99
2002
133
 0
77
56
35
94
1
2
3
4
5
6
7
2003
149
4
116
33
30
117
2004
84
1
66
18
16
68
2005
78
1
48
30
16
62
Tổng số
1379
70
962
417
321
1045
Nguồn: TANDTC
Các bị cáo phạm tội là dân tộc ít người chiếm tỷ lệ không cao, năm 2001, 2002 không có bị cáo là dân tộc ít người, năm 1997, 2004, 2005 mỗi năm chỉ có 1 bị cáo, năm 2003 có 4 bị cáo, năm 2000 có 7 bị cáo, năm 1998 có 11 bị cáo và năm nhiều nhất là 1999 có 47 bị cáo, chiếm 20% trên tổng số bị cáo. Để đánh giá cụ thể nhân thân các bị cáo thuộc các thành phần trên, chúng ta nhìn vào bảng tỷ lệ % sau:
Bảng 2.10: Tỷ lệ % về thành phần dân tộc, giới tính, độ tuổi/ tổng số bị cáo.
Năm
% Tổng số bị cáo
Dân tộc ít người
Giới tính
Độ tuổi
Nam
Nữ
Từ 18 - 30
Trên 30
1997
100
1%
70%
30%
38%
60%
1998
100
5%
81%
19%
26%
74%
1999
100
20%
76%
24%
12%
88%
2000
100
4%
46%
54%
27%
73%
2001
100
0%
69%
31%
18%
79%
2002
100
0%
58%
42%
26%
71%
2003
100
3%
78%
22%
20%
79%
2004
100
1%
79%
21%
19%
81%
2005
100
1%
62%
38%
21%
79%
Nguồn: TANDTC
Về giới tính:
Các bị cáo phạm tội làm nhục người khác phần lớn là nam giới, năm 1997 số bị cáo là nam giới: 124 người, chiếm 70% trên tổng số bị cáo, năm 1998 tăng lên 196 người, chiếm tỷ lệ 81% trên tổng số bị cáo, năm 1999 là 173 người, chiếm 76% trên tổng số bị cáo. Năm 2000 tỷ lệ nam giới giảm xuống còn 46% (76 trên tổng số 164 bị cáo). Tuy nhiên số bị cáo phạm tội là nam giới lại tăng trở lại vào những năm tiếp theo. Năm 2001 số bị cáo là nam giới: 86 (chiếm 69% trên tổng số bị cáo) trong khi số bị cáo là nữ chỉ có 39 người, năm 2002 số bị cáo là nam giới: 77 (chiếm 58%) và số bị cáo là nữ: 56 người. Năm 2003 số bị cáo là nam giới lại tăng cao: 116 bị cáo (chiếm 78%), năm 2004 và 2005 số nam giới vẫn chiếm tỷ lệ hơn 50% trên tổng số bị cáo (cụ thể năm 2004 là 79% và 2005 là 62%).
Qua các số liệu phân tích trên, chúng ta có thể có một cái nhìn khác về vấn đề giới tính, với loại tội phạm xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người như tội làm nhục người khác, thông thường người ta liên tưởng đến tỷ lệ phạm tội là nữ nhiều hơn, song bảng số liệu phân tích nhân thân các bị cáo về giới tính lại cho một kết quả ngược lại. Như vậy ta có thể nhận thấy hành vi làm nhục người khác của nữ giới có thể nhiều và đa dạng hơn, nhưng hành vi làm nhục người khác của nam giới mang tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn và bị xử lý về mặt hình sự nhiều hơn.
Biểu đồ 7. Nhân thân các bị cáo: Giới tính
Biểu đồ 8: Số bị cáo phạm tội là nam giới qua 9 năm
Biểu đồ 9: Số bị cáo phạm tội là nữ giới qua 9 năm.
Về độ tuổi:
Về độ tuổi của số bị cáo phạm tội làm nhục người khác tuy có dao động qua các năm, nhưng nhìn chung trong độ tuổi từ 18 đến 30, số bị cáo phạm tội có xu hướng giảm. Phần lớn bị cáo phạm tội trong độ tuổi từ 30 trở lên. Cụ thể năm 1997 trong độ tuổi từ 18 đến 30 là 67 người (chiếm 38% trên tổng số bị cáo), trong độ tuổi trên 30 là 110 người (chiếm 60%), có 4 bị cáo phạm tội trong độ tuổi vị thành niên. Năm 1998 có 63 bị cáo trong độ tuổi từ 18 đến 30 (chiếm 26% trên tổng số bị cáo), số bị cáo trong độ tuổi trên 30 là 178 người (chiếm 74%). Năm 1999 tỷ lệ bị cáo trong độ tuổi từ 18 đến 30 thấp nhất trong vòng 9 năm với 28 bị cáo (chiếm 12% trên tổng số bị cáo, số bị cáo trong độ tuổi trên 30 là 200 người (88%). Từ năm 2000 đến năm 2005 số bị cáo phạm tội trong độ tuổi từ 18 đến 20 có xu hướng giảm dần, năm 2000 là 44 bị cáo (chiếm 27% trên tổng số bị cáo), số bị cáo trong độ tuổi trên 30 là 120 bị cáo. Năm 2001, số bị cáo trong độ tuổi từ 18 đến 30 chỉ có 22 bị cáo (chiếm 27% trên tổng số bị cáo), có 4 bị cáo là người chưa thành niên và 99 bị cáo trong độ tuổi trên 30 (chiếm 79%). Năm 2002 số bị cáo trong độ tuổi từ 18 đến 30 là 35 người (chiếm 26% trên tổng số bị cáo), có 4 bị cáo là người chưa thành niên và 94 bị cáo trong độ tuổi trên 30. Năm 2003 số bị cáo trong độ tuổi từ 18 đến 30 giảm xuống 30 người (chiếm 20% trên tổng số bị cáo), có hai bị cáo là người chưa thành niên phạm tội và 117 bị cáo trong độ tuổi trên 30. Năm 2004 và 2005 số bị cáo trong độ tuổi từ 18 đến 30 là 16 bị cáo (chiếm tỷ lệ khoảng 20 đến 21% trên tổng số bị cáo).
Như vậy, phần lớn bị cáo phạm tội làm nhục người khác thuộc độ tuổi trên 30, chúng ta sẽ phải đặt câu hỏi tại sao ở độ tuổi đáng lẽ con người đã có độ chín nhất định trong suy nghĩ và hành động song tại sao lại có những hành vi (có thể nói là thiếu văn hoá) làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người khác đến mức bị xử lý về hình sự? Điều này có thể gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp về văn hoá và suy thoái đạo đức của một số ít người trong bộ phận dân cư.
Biểu đồ 10: Nhân thân các bị cáo: Độ tuổi
Biểu đồ 11: Nhân thân các bị cáo trong độ tuổi từ 18 đến 30 qua 9 năm
Biểu đồ 12: Nhân thân các bị cáo độ tuổi trên 30 qua 9 năm
Một trong những số liệu về nhân thân các bị cáo cũng cần được xem xét, nghiên cứu, đó là tỷ lệ tái phạm, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu số liệu về tỷ lệ tái phạm của tội làm nhục người khác qua 9 năm:
Bảng 2.11: Tỷ lệ tái phạm.
Năm
Tổng số bị cáo bị xét xử
Tái phạm
Tỷ lệ %
1997
177
3
2%
1998
241
9
4%
1999
228
3
1%
2000
164
2
1%
2001
125
1
1%
2002
133
2
2%
2003
149
0
0%
2004
84
0
0%
2005
78
2
3%
Tổng số
1379
22
Nguồn: TANDTC
Tội làm nhục người khác có tỷ lệ tái phạm không cao. Năm 1997 chỉ có 3 trường hợp tái phạm trên tổng số 177 bị cáo, năm 1998 là năm có tỷ lệ tái phạm cao nhất trong vòng 9 năm, 9 bị cáo (chiếm 4% trên tổng số bị cáo), năm 1999 có 3 trường hợp tái phạm trên tổng số 228 bị cáo, năm 2000 có 2 trường hợp tái phạm trên tổng số 164 bị cáo, năm 2001 chỉ có 1 trường hợp tái phạm trên tổng số 125 bị cáo. Năm 2002 có hai trường hợp tái phạm trên tổng số 133 bị cáo. Năm 2003 và 2004 không có trường hợp nào tái phạm và năm 2005, có 2 trường hợp tái phạm trên tổng số 78 bị cáo (chiếm 3%).
2.2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC
Theo tội phạm học, nguyên nhân của tình hình tội phạm là tổng hợp những ảnh hưởng, trực tiếp làm phát sinh tình hình tội phạm. Còn điều kiện của tình hình tội phạm là những hoàn cảnh thuận lợi cho sự tồn tại của tình hình tội phạm. Như vậy, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm xét cho cùng là những cơ sở cần thiết cho sự phát sinh, tồn tại, phát triển của tình hình tội phạm tại một quốc...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status