Tìm hiểu những nội dung và phương pháp giáo dục học sinh mà các giáo viên chủ nhiệm lớp đã thực hiện được ở trường THPT dân lập Ngô Trí Hòa, Diễn Châu, Nghệ An - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI NÓI ĐẦU 1
A. MỞ ĐẦU 2
I. Lí do chọn đề tài 2
II. Mục đích nghiên cứu 4
III. Phạm vi nghiên cứu 4
IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
V. Giả thuyết nghiên cứu 5
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
VII. Phương pháp nghiên cứu 5
VIII. Quá trình nghiên cứu 5
B. NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở
TRƯỜNG THPT DL NGÔ TRÍ HOÀ.6
I. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong thời đại mới 6
1. Vị trí, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm 6
II. Yêu cầu sư phạm đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp 12
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN CÔNG TÁC CỦA CÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT DL NGÔ TRÍ HOÀ 15
I. Nội dung công tác của các giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Ngô Trí Hòa 15
II. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Ngô Trí Hòa 15
1. Những đặc điểm cơ bản về trường THPT DL Ngô Trí Hòa 15
2. Nội dung và phương pháp công tác của các giáo viên chủ nhiệm với tập thể học sinh 16
3. Nội dung và hình thức tiến hành 23
4. Giáo viên chủ nhiệm trường Ngô Trí Hòa tổ chức, xây dựng tập thể lớp 28
5. Hình thức tiến hành 33
6. Hướng nghiệp cho học sinh : (đối với học sinh lớp 12) 38
Kết quả : 42
7. Tổ chức hoạt động giáo dục 43
8. Vấn đề đánh giá học sinh của người giáo viên chủ nhiệm lớp 46
CHƯƠNG III. CÔNG TÁC PHỐI HỢP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP VỚI CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG 47
I. GVCN với Ban giám hiệu và hội đồng giáo dục nhà trường 47
1. GVCN với Ban giám hiệu nhà trường 47
2. GVCN lớp với hội đồng giáo dục (HĐGD) nhà trường 48
II. GVCN lớp với tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường 48
1. Đối với chi Đoàn học sinh trong lớp 48
2. Đối với Đoàn trường 48
III. Giáo viên chủ nhiệm lớp với các giáo viên bộ môn 49
CHƯƠNG IV. CÔNG TÁC PHỐI HỢP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP VỚI CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC NGOÀI NHÀ TRƯỜNG 51
I. Hình thức phối hợp của GVCN với cha mẹ học sinh 51
II. GVCN lớp phối hợp với chi hội cha mẹ học sinh 52
III. Hình thức phối hợp của GVCN với các Đoàn thể, chính quyền địa phương 53
CHƯƠNG V. VẤN ĐỀ LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 54
I. Dự kiến kế hoạch chủ nhiệm 54
II. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm 54
III. Chỉ đạo tập thể học sinh thực hiện kế hoạch 54
CHƯƠNG VI. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT DL NGÔ TRÍ HOÀ 55
I. Thuận lợi 55
II. Khó khăn 55
III. Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa 56
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
I. Kết luận 58
II. Kiến nghị 58
1. Đôí với Sở GD – ĐT Tỉnh 58
2. Đối với BGH nhà trường 58
3. Đối với GVCN 59
4. Đối với gia đình học sinh 59
5. Đối với chính quyền địa phương 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
LỜI NÓI ĐẦU

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa một mặt đã đem đến sự phát triển cho đất nước nhưng mặt khác cũng đặt ra những thách thức mới trong đó đáng quan tâm tới là sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, một vấn đề bức xúc mà GD – ĐT đóng vai trò trọng trách. Nó đòi hỏi về một cuộc cách mạng về giáo dục và đào tạo theo hướng nâng cao tiềm năng trí tuệ và sản sinh kiến thức mới cho sự phát triển con người và phát triển xã hội, nhà trường nói chung, trường THPT nói riêng chị ảnh hưởng của sự biến đổi xã hội này.
Hiểu rõ tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, tại hội nghị TW 2 (khóa VIII) Đảng ta đã xác định: “GD – ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho sự phát triển”. Thực hiện lí tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong văn kiện của Đảng và Nhà nước đã xác định phương hướng phát triển giáo dục, trong đó đáng quan tâm là vai trò của những người thầy, người cô mà đặc biệt là người giáo viên chủ nhiệm lớp. Vì họ là những người tiếp cận trực tiếp với học sinh, dạy cho các em không chỉ là kiến thức văn hóa mà còn dạy cho các em về nề nếp, cách làm người, làm chủ tương lai.
Đề tài nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp nói chung và nội dung công tác của các giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa đã làm được nói riêng là một đề tài khá hay với mục đích nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp và tính hiệu quả của công tác này.
tui xin chân thành Thank giáo viên hướng dẫn – Th.s Chu Trọng Tuấn đã quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn cho tui hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Trong quá trình nghiên cứu tui đã tham khảo nhiều tài liệu khác nhau nhưng không tránh khỏi sự thiếu sót. tui rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của bạn bè và thầy cô để hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu này.
Vinh, tháng 5 năm 2010

A. MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện – giáo dục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thầy trong lớp học. Người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng lợi thì phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các tình huống mới giành được thắng lợi. Đối với người giáo viên chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ dạy cho các em về kiến thức, văn hóa mà còn dạy cho các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai cuả Đất nước.
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi có những chuyển biến quan trọng cả về sự phát triển thể lực, tâm lí và trí tuệ. Để hiểu sâu sắc và nắm chắc những đặc điểm tâm lí lứa tuổi là yêu cầu không thể thiếu được đối với một người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT. Có hiểu học sinh của mình, có hòa nhập được với học sinh của mình thì họ mới có thể thực hiện được những biện pháp giáo dục mà nhà trường đề xuất.
Thời gian qua Việt Nam đã hội nhập mạnh mẽ với thế giới bên ngoài. Những thành quả gặt hái được trong quá trình đó thì không bất cứ ai có thể chối cãi được. Nhưng cũng có một thực tế rõ ràng, cùng với những giá trị tốt đẹp thì hàng loạt giá trị thấp kém cũng theo gót vào Việt Nam. Chính điều đó dã làm băng hoại, xói mòn nhiều giá trị tốt đẹp của dân tộc.
Ta thường nói rằng tâm hồn học sinh là một tờ giấy trắng mà ai cũng có thể vẽ lên đó những nét bút cho dù là đẹp hay xấu. Nói cách khác, học sinh là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa từ ngoài vào. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin thì điều đó lại càng dễ dàng.
Thực tế cho thấy có rất nhiều học sinh tốt, có ý thức, chịu học, nhưng số học sinh chua tốt cũng nhiều. Bất cứ lớp học nào cũng có học sinh chưa tốt, học sinh hư, học kém, học sinh “lạc đường” trong nhận thức vấn đề. Và ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa cũng không là ngoại lệ, nhất là khi đây là trường dân lập, điểm đầu vào thấp. Phần lớn các em tuyển sinh vào trường đều có số điểm thấp, tỉ lệ các em có học lực khá rất ít, số học sinh cá biệt lớn. Việc chủ nhiệm gặp rất nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, trường mới thành lập chưa được bao lâu, được xây dựng từ năm 1998 nên cả về quy mô lần hệ thống đều con non trẻ. Nhưng nhà trường đang có sự nỗ lực rất lớn để đẩy mạnh công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh mà người thực hiện chính là giáo viên chủ nhiệm, người trực tiếp quản lí các em trong phần lớn thời gian trên lớp.
Ban đầu,các giáo viên chưa thực sự đi sâu vào công tác chủ nhiệm mà chi dừng lại ở việc trau dồi công tác chuyên môn. Chính vì vậy, ở những năm trước số học sinh tiến bộ về đạo đức chưa nhiều, giáo viên chủ nhiệm chua phát huy được vai trò trung tâm, khả năng tự quản của các em, một số học sinh có ý thức kỉ luật chưa được tốt, có sự chống đối hay không giúp được gì cho ban cán sự lớp hoạt đông hiệu quả.
Nhưng thực trạng hiện nay công tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả cao về nề nếp, công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác.
Từ nhận thức trên người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sưc quan trọng trong việc chỉ dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhiều vai trò : vừa là người trực tiếp dạy học, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Trong những năm gần đây công tác chủ nhiệm đã được quan tâm và coi trọng đúng mức. Đó là việc tìm ra những thiếu sót, hạn chế để kịp thời khắc phục và nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho chính bản thân mỗi giáo viên.
Vì vậy tui đã chọn đề tài: “Tìm hiểu những nội dung và phương pháp giáo dục học sinh mà các giáo viên chủ nhiệm lớp đã thực hiện được ở trường THPT DL Ngô Trí Hòa – Diễn Châu – Nghệ An”.


f29Dz7yf2C685EG
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status