Tiểu luận Về chứng cứ và nguồn chứng cứ quy định tại điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 - pdf 13

Download Tiểu luận Về chứng cứ và nguồn chứng cứ quy định tại điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 miễn phí



Lời khai người bị hại. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hay về tài sản do bọn phạm tội gây ra. Lời khai người bị hại là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng, diễn tả lại trực tiếp hành vi phạm tội và nói lên thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Tuy nhiên, cũng như lời khai khác, lời khai của người bị hại cũng có những yếu tố không khách quan, chẳng hạn như: “thổi phồng sự thiệt hại hay do căm tức người phạm tội, thần kinh bị kích động nên họ đã cung cấp thông tin không chính xác về người phạm tội cũng như diễn biến của vụ án ”[10]. Cho nên, lời khai của người bị hại về hành vi phạm tội và những tình tiết khác chỉ được sử dụng làm chứng cứ khi mà họ có thể nói rõ vì sao họ biết được, nếu họ không chứng minh được cơ sở của lời khai thì chúng không được coi là nguồn chứng cứ (khoản 2 Điều 68).


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37392/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, vật chứng là vật cụ thể, tồn tại dưới dạng vật chất, nó có thể thể hiện dưới dạng thể rắn, thể lỏng và thể khí. Sự thể hiện của vật chứng rất phong phú với đủ hình dạng, kích cỡ, trọng lượng, màu sắc… song một điều cơ bản là để những vật thể đó trở thành chứng cứ thì nó phải liên quan đến vụ án hình sự.
Thứ hai, vật chứng chứa đựng và phản ánh trong mình những sự kiện thực tế liên quan đến vụ án, sự liên quan này có thể ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp nhưng quan trọng nó phải nằm trong mối liên quan tổng thể của vụ án hình sự và bao gồm những điển hình sau:
a) Vật chứng là những vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội. Đây là những vật mà người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội đã sử dụng chúng để hỗ trợ quá trình thực hiện tội phạm để góp phần hoàn thành nhanh chóng và thuận lợi hơn. Ví dụ: dùng dao, súng, rìu để giết người, dây thừng, dây dù để thắt cổ, thuốc độc để đầu độc…
b) Vật chứng là những vật mang dấu vết tội phạm. ở đây, vật chứng thể hiện bằng những dấu vết mà người phạm tội đã để lại trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội (hiện trường) và dấu vết này được gọi là dấu vết hình sự. Dấu vết hình sự là “những phản ánh của các sự vật, hiện tượng để lại trong quá trình thực hiện tội phạm”[4]. Ví dụ: trộm cắp tài sản để lại dấu vết phá khóa, cạy tủ hay quần áo, hung khí của người phạm tội có dính máu của nạn nhân…
c) Vật chứng là đối tượng của tội phạm mà người phạm tội tác động đến. Ví dụ: tài sản (xe máy, dây chuyền, đồng hồ…) trong các tội chiếm đoạt tài sản, hàng hóa trong tội buôn lậu…
d) Vật chứng là tiền và những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội. Ví dụ: đồ trang sức, tiền bạc trên chiếu bạc, đồ vật mà người phạm tội đã mua sắm được bằng tài sản do chiếm đoạt của người khác, quần áo, giầy dép, mũ của người phạm tội tại hiện trường nơi xảy ra vụ án…
Thông thường, vật chứng được thu thập khi phát hiện ra tội phạm bằng những hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng (ví dụ như: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám đồ vật, khám nhà…), nhưng nhiều trường hợp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự việc thu thập chứng cứ có thể do bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại hay bất kỳ cá nhân,  cơ quan, tổ chức nào cung cấp.
Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng, nó ghi nhận chính xác những sự kiện thực tế của vụ án nên giá trị chứng minh của nó trong vụ án hình sự có thể là rất cao “và trong nhiều trường hợp, không có gì có thể thay thế được chúng”[5]. Với đặc tính là vật duy nhất, vật chứng tồn tại một cách khách quan, nó lưu giữ các hình ảnh xảy ra trong hiện thực bởi vậy, nó không thể thay thế được bằng bất cứ vật thể nào khác. Nói một cách khác, vật chứng là chứng cứ mang tính vật chất, nó tồn tại độc lập, khách quan và không bị chi phối bởi ý thức chủ quan của con người.
Vật chứng mang dấu vết tội phạm có vai trò giúp các cơ quan tiến hành tố tụng xác định được hướng điều tra để giải quyết nhanh chóng vụ án. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự tồn tại của vật chứng chỉ mang tính chất tương đối, chỉ ở một mức độ, một thời hạn nhất định. Do đó, trong quá trình thu thập, bảo quản vật chứng, các cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo nguyên vẹn, không để mất mát, hư hỏng hay lẫn lộn vật chứng. “Biên bản thu thập vật chứng phải ghi nhận và mô tả tỷ mỷ đặc điểm của vật đó như: mà sắc, khối lượng, trọng lượng hình dáng, những dấu vết tội phạm để lại ở vật chứng, nơi tìm thấy vật chứng hay người cung cấp”[6]. Và đây có thể được coi là đặc điểm thứ ba của vật chứng, đó là nó phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu thập theo trình tự mà pháp luật tố tụng hình sự quy định, đồng thời người có trách nhiệm bảo quản phải thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng quy định, nếu vi phạm tuỳ mức độ sẽ bị xử lý.
2. Lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến vụ án. Lời khai trong vụ án hình sự có thể nói cũng là một nguồn chứng cứ rất quan trọng. Cơ quan điều tra sử dụng hoạt động nghiệp vụ của mình để có được những lời khai, còn Hội đồng xét xử có vai trò thẩm định lại những lời khai đó một lần nữa tại phiên tòa. Trên cơ sở này, lời khai mang các ý nghĩa, giá trị khác nhau như: lời khai của bị can, bị cáo thể hiện thái độ thừa nhận hay phủ nhận hành vi phạm tội, lời khai của người làm chứng thể hiện sự hiểu biết của họ đối với những tình tiết liên quan của vụ án… Sự hình thành lời khai là một quá trình vô cùng phức tạp, nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan khác nhau.
Dạng nguồn chứng cứ thứ hai này có sự khác biệt so với vật chứng. Theo đó, nếu vật chứng là một vật cụ thể được xác định, mang tính vật chất và nó phản ánh khách quan về vụ án, do đó không thể có một vật nào khác thay thế cho nó. Trong khi đó, lời khai của các đối tượng trên lại được hình thành từ tư duy, ý thức của con người. Ví dụ: Khi một người biết những tình tiết của vụ án và được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến với tư cách là người làm chứng, thì họ nhận thức, tri giác về nó và trên cơ sở đó, lời khai của người này là sự diễn tả lại, tạo dựng lại diễn biến vụ án thông qua lăng kính chủ quan của họ. Chính vì vậy, tính khách quan của lời khai không được đảm bảo như vật chứng, đặc biệt là trong trường hợp người khai báo lại có mối liên quan ít hay nhiều đến vụ án. Tùy từng đối tượng tham gia với tư cách nào trong vụ án như: bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự… và mối quan hệ của họ với nhau mà mỗi lời khai lại có những ảnh hưởng của đặc điểm tâm lý khác nhau. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, chẳng hạn bị cáo bao giờ có tâm lý không muốn bị các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện; người bị hại có tâm lý muốn trả thù; nguyên đơn dân sự lại mong được bồi thường thiệt hại nhiều; bị đơn dân sự lại không muốn phải bồi thiệt thiệt hại hay bồi thường ít; người làm chứng không thích bị phiền hà, liên lụy và họ sợ bị trả thù…
Lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến vụ án được xem xét là nguồn chứng cứ. So với BLTTHS năm 1988, nhà làm luật Việt Nam đã bổ sung thêm lời khai của người bị bắt cũng là nguồn chứng cứ nhằm bảo đảm quyền lợi của công dân ngay từ thời điểm bị bắt, cũng như họ được quyền trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm (Điều 71).
2.1. Lời khai người làm chứng. Ngườ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status