Tiểu luận Công nhận quốc tế - pdf 13

Download Tiểu luận Công nhận quốc tế miễn phí



Trong các tài liệu nghiên cứu và các văn kiện pháp lí quốc tế về công nhận de jure, có quan điểm cho rằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia công nhận và các quốc gia được công nhận là kết quả quan trọng nhất của sự công nhận quốc tế. Kết quả này sẽ có thể phát sinh ngay sau khi công nhận de jure nhưng cũng có thể sau một thời gian nhất định. Thực tiễn sinh hoạt quốc tế cho thấy, giữa sự công nhận de jure và thiết lập quan hệ ngoại giao có thể tồn tại một khoảng cách đáng kể. Trong một số trường hợp, có những quốc gia công nhận nhau ở mức de jure nhưng quan hệ ngoại giao giữa các nước đó lại không thiết lập. Điều này được lí giải bởi tính chất chủ quyền, hai quốc gia trong mối quan hệ công nhận có đồng ý thiết lập quan hệ ngoại gia với nhau hay không. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao đó phải có sự thỏa thuận thể hiện rõ ràng và hợp thức của cả hai bên hữu quan.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37398/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỞ ĐẦU
Công nhận quốc tế không phải một vấn đề mới mà ngược lại, nó đã có một lịch sử phát triển từ rất sớm. Thực tiễn cho thấy, trong quá khứ, không ít sự công nhận quốc tế đã là cột mốc đánh dấu cho sự phát triển nhiều mặt của một số quốc gia được công nhận. Ngày nay, vấn đề này lại càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi nhu cầu hội nhập quốc tế của các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, do không có một sự thống nhất chính thức nào về công nhận quốc tế và những hệ quả pháp lý của nó đã dẫn đến nhiều cách hiểu sai lệch về vấn đề này. Việc nhận thức rõ: “Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế nhưng nó tạo điều kiện cho quốc gia mới thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ nhất, tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất” có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này.
NỘI DUNG
I – Khái niệm công nhận quốc tế.
Định nghĩa
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử quan hệ quốc tế nhưng cho đến ngày nay, định nghĩa công nhận quốc tế vẫn chỉ tồn tại dưới dạng quan điểm của một số học giả nghiên cứu về vấn đề này, chưa có định nghĩa chung, sử dụng rộng rãi. Công nhận quốc tế có thể được hiểu là hành vi chính trị - pháp lý, dựa trên những động cơ nhất định (chủ yếu là động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng) của giai cấp thống trị ở quốc gia công nhận Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội – 2009, tr. 66
.
Trong khoa học luật quốc tế, hai học thuyết tiêu biểu nhất nghiên cứu về công nhận quốc tế có thể kể đến là: thuyết cấu thành và thuyết tuyên bố.
Theo thuyết cấu thành, các quốc gia mới được thành lập chỉ có thể trở thành chủ thể của luật quốc tế và thành viên độc lập của cộng đồng quốc tế nếu được các quốc gia khác chính thức công nhận. Thuyết cấu thành là một thuyết phản dân chủ, thuyết phản động, mâu thuẫn với hiện thực khách quan và không có căn cứ khoa học.
Thuyết tuyên bố lại thừa nhận các quốc gia mới thành lập đều là chủ thể của luật quốc tế, điều đó được xác định là các quốc gia đã xuất hiện và đang còn tồn tại trên thực tế. Thuyết tuyên bố, trong một mức độ nhất định nào đó là thuyết tiến bộ. Tuy vậy, thuyết này có tính phiến diện do lịch sử để lại, thiếu quan hệ với những nhân tố mới, những biến đổi mới trong quan hệ quốc tế.
Các thể loại công nhận quốc tế
Nhìn chung, có hai thể loại công nhận quốc tế chủ yếu, đó là: công nhận quốc gia và công nhận chính phủ mới thành lập.
Về công nhận quốc gia, các quốc gia ngay từ khi mới thành lập đã là những chủ thể của luật quốc tế. Sự công nhận quốc gia ở đây chỉ đóng vai trò tuyên bố sự tồn tại trên trường quốc tế một quốc gia mới mà thôi.
Về công nhận chính phủ mới thành lập, đây là thể loại công nhận thay mặt hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền trong sinh hoạt quốc tế chứ không phải công nhận chủ thể mới của luật quốc tế.
Các hình thức công nhận quốc tế
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các chủ thể thường sử dụng một trong các hình thức sau khi thực hiện hành vi công nhận quốc tế: công nhận de jure; công nhận de facto và công nhận ad hoc.
II – Công nhận quốc tế không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế nhưng nó tạo điều kiện cho quốc gia mới thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ nhất, tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất
Tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia
Ngay từ khi ra đời, mỗi quốc gia đã là một chủ thể của luật quốc tế, quyền năng chủ thể của luật quốc tế cũng theo đó mà phát sinh. Quyền năng chủ thể là những phương diện thể hiện khả năng pháp lí đặc trưng của những thực thể pháp lí được hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí trong quan hệ quốc tế theo quy định của luật quốc tế. Một thực thể có tư cách quốc gia khi nó được hình thành trên cở sở có lãnh thổ, dân cư và chính quyền có chủ quyền với thuộc tính chính trị pháp lí bao trùm là chủ quyền quốc gia.
Chủ quyền là cơ sở tạo nên quyền năng chủ thể quốc tế của quốc gia. Chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền lực chính trị tối cao thể hiện qua các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong quan hệ quốc tế, quốc gia hoàn toàn độc lập, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác trong giải quyết vấn đề đối ngoại của mình. Việc tham gia vào các tổ chức quốc tế, vào các hoạt động quốc tế liên quốc gia phổ biến rộng rãi trước tiên là quyền của quốc gia, tùy thuộc vào việc quốc gia có muốn tham gia vào tổ chức quốc tế đó hay không. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện quyền này của quốc gia lại chỉ mang tính chất tương đối do bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan như quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế mà quốc gia muốn tham gia,…
Khi một thực thể có tư cách quốc gia, tức nó đã có chủ quyền thì quyền năng chủ thể luật quốc tế của nó mang tính chất nguyên thủy, tự nhiên và sẵn có. Quyền năng này phát sinh khi một thực thể hội tụ đủ ba yếu tố lãnh thổ, dân cư, chính quyền có chủ quyền được bao trùm bởi thuộc tính chính trị - pháp lí chủ quyền, không một thực thể nào có quyền quyết định trao hay không trao quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước, tham gia các tổ chức quốc tế liên chính phủ,… cho quốc gia. Đây là điểm khác cơ bản giữa quốc gia với các tổ chức quốc tế liên chính phủ khi quyền năng của những chủ thể này chỉ mang tính chất phái sinh, phụ thuộc vào sự trao quyền của các quốc gia của tổ chức đó. Về phạm vi quyền năng, quyền năng chủ thể của quốc gia mang tính toàn diện và đầy đủ. Điều này thể hiện rất rõ qua thuộc tính chủ quyền đã được phân tích ở trên.
Từ đó, ta có thể nhận thấy, mỗi quốc gia kể từ khi xuất hiện và tồn tại trên thực tế thì đã là một chủ thể luật quốc tế, có quyền năng chủ thể luật quốc tế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mỗi quốc gia đều được coi là có tư cách chủ thể ngay từ khi ra đời, không phụ thuộc vào việc quốc gia đó có được các quốc gia khác hay các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác công nhận hay không.
Công nhận quốc tế tạo điều kiện cho quốc gia mới thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ nhất, tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất.
Công nhận quốc tế không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế nhưng nó lại đóng vai trò rất quan trọng cho việc hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia. Sự công nhận quốc tế tạo ra những hệ quả pháp lí đặc biệt, đó là: giải quyết triệt để vấn đề quy chế pháp lí của đối tượng được công nhận và tạo những điều kiện thuận lợi để các bên thiết lập những quan hệ nhất định với nhau.
Trong các tài liệu nghiên cứu và các văn k...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status