Đề tài Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – lý luận và thực tiễn - pdf 13

Download Đề tài Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – lý luận và thực tiễn miễn phí



Tại Điều 51 Luật giáo dục và bảo vệ chăm sóc trẻ em quy định,
“Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Uỷ ban nhân dân địa phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hay tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập”.Tinh thần của khoản 1 điều này được thể hiện rõ trong các Luật chuyên ngành, đơn cử như Luật Hôn nhân gia đình dành hẳn chương 8 để quy định về nuôi con nuôi, các thủ tục pháp lý, quyền và nghĩa vụ cụ thể của cha mẹ nuôi. Quy định trong Bộ luật Hôn nhân gia đình tạo cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi cho các cá nhân, cặp vợ chồng nuôi con nuôi mà trong số đó trẻ mồ côi chiếm tỷ lệ cao.
Tại khoản 2 điều này quy định “Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.”Ta thấy việc khuyến khích này thể hiện trong điều 36 nghị định 68/2002 của chính phủ quy định chi tiết về quan hệ Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài và điều 9 nghị định 69/2006 của Chính phủ sửa đổi một số điều trong nghị định 68. Các điều khoản của nghị định này quy định về đối tượng trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em sống tại các cơ sở nuôi dưỡng thành lập hợp pháp tại Việt Nam trong đó có trẻ em mồ côi.Nếu người nước ngoài nhận trẻ em mồ côi làm con nuôi thì được khuyến khích hơn so với trẻ em sống cùng cha mẹ, thủ tục pháp lý nhận trẻ em mồ côi cũng đơn giản hơn.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37396/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

, nhưng họ lại nhận được tình cảm và sự ủng hộ nhiệt tình từ phía cộng đồng quốc tế. Đây là sự hỗ trợ mạnh mẽ về mặt tinh thần để giúp họ tiếp tục vững bước trên con đường đi tìm công lý.
10. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS
10.1. Luật Quốc Tế:
Cơ sở pháp lý: Công Ước Về Quyền Của Trẻ Em
Nội Dung:
Công ước về quyền của trẻ em có những quy định liên quan đến việc phòng chống HIV/AIDS cho trẻ em và bảo vệ những trẻ em không may bị nhiễm HIV/AIDS. Điều 2 của Công ước có quy định “ các quốc gia tham gia công ước phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ, tránh khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử”. Đây là những quy định rất quan trọng mang tính phổ quát, chi phối toàn bộ các quy định khác của công ước trên mọi phương diện bảo vệ, chăm sóc. Liên quan đến vấn đề HIV/AIDS, quy định này chỉ ra rằng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em có bố mẹ bị nhiễm HIV/AIDS hay trẻ em vì lý do này hay lý do khác, chịu sự tác động của đại dịch HIV/AIDS phải được bảo vệ và đối xử bình đẳng như tất cả mọi trẻ em khác. Cụ thể Công ước về quyền trẻ em đã đề cập đến những vấn đề mà trẻ em được hưởng trong đó bao gồm cả trẻ em nhiễm HIV/AIDS “ trẻ em dù ở trong hoàn cảnh nào cũng có quyền được sống và phát triển”-Điều 6. “không bị cách khỏi cha mẹ”- Điều 9. “Được chăm sóc sức khoẻ”- Điều 24. “Được quan tâm dành cho những lợi ích tốt nhất”- Điều 3. “Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội’- Điều 26, được học hành, vui chơi giải trí. Đặc biệt công ước đã quy định trách nhiệm của các quốc gia là “phải bảo vệ trẻ em khỏi sự lạm dụng ma tuý- Điều 33, góp phần phòng ngừa và hạn chế khả năng các em khỏi sự lây nhiễm HIV/AIDS qua những con đường này. Những điều khoản nói trên, cùng với những quy định có liên quan khác của công ước, được áp dụng trực tiếp nay cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của các quốc gia về phòng chống HIV/AIDS. Đặc biệt đã đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị tác động bởi đại dịch HIV/AIDS nói riêng, bảo đảm cho trẻ em trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng dược những quan tâm, dành cho sự chăm sóc tốt nhất.
10. 2. Luật Việt Nam:
Cơ sở pháp lý: Điều 53 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Nội Dung:
Sớm nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của hành động phối hợp chung có tính chất toàn cầu trong công cuộc ngăn chặn thảm hoạ của đại dịch HIV/AIDS, do đó Việt Nam đã tích cực tham gia và nổ lực phấn đấu cùng cộng đồng quốc tế trong phòng chống HIV/AIDS. Theo UNAIDS cho biết Việt Nam và Inđônêxia đang là những điểm đáng lo ngại về HIV/AIDS. Ở Việt Nam việc quy định quyền lợi cho các trẻ em nhiễm HIV/AIDS ngày càng cụ thể hơn. Trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV được ưu tiên trợ giúp để phục hồi và tái hoà nhập. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được sửa đổi và được Quốc Hội Việt Nam thông qua năm 2004, trong đó dành riêng một chương IV với 17 điều quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội và nhà nước trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em nhiễm HIV/AIDS và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV. Trong đó trách nhiệm bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, nhà nước, xã hội và công dân, cụ thể trách nhiệm này được nêu rõ trong điều 5 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu”. Trường hợp bất hạnh nhất là những trẻ em nhiễm HIV/AIDS bị chính cha mẹ, những người thân trong gia đình bỏ rơi, kỳ thị. Chính vì vậy, pháp luật việt Nam cũng đã có những quy định nghiêm cấm đối với những hành vi trái đạo đức, trái lương tâm đó, cụ thể trong điều 7 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định, cấm “Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ”. Và “Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật”( Điều 6 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). Đặc biệt trong điều 53 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã nêu lên “đối với trẻ em nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử được nhà nước và xã hội tạo điều kiện để giúp các em chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hay tại cơ sở trợ giúp trẻ em”. Theo luật Giáo dục và Luật phòng chống HIV/AIDS thì mọi trẻ em VN nếu đến tuổi đi học là phải được đến trường, kể cả những em bị nhiễm HIV.
Tóm lại nhìn chung Việt Nam đã có những qui định tương thích với luật quốc tế, điều này đã thể hiện Việt Nam đã tuân thủ, thực thi các qui định của pháp luật quốc tế. Về cơ bản nhà nước Việt Nam đã qui định những quyền cơ bản mà trẻ em được hưởng như quyền không phân biệt đối xử, quyền được chăm sóc, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe điều đó phù hợp với tinh thần và nguyên tắc của luật quốc tế và cụ thể là công ước về quyền trẻ em. Tuy nhiên việc những qui định của pháp luật Việt nam có được thực thi, và đã thực thi như thế nào thì còn phụ thuộc vào phản ánh của thực tiễn. Để làm rõ các vấn đề trên nhóm tác giả chúng tui đã đưa ra một vài số liệu thực tiễn như sau:
Chương II: THỰC TRẠNG VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHĂM SÓC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
1.Trẻ em tàn tật.
-Trong năm 2000 , cả nước có 182.234 trẻ em thuộc dạng tàn tật nặng. Trẻ em tàn tật được nhận sự quan tâm giúp đỡ của toàn xã hội, từ chính sách pháp luật của Nhà nước. Hiện có 81.212 trẻ trong tổng số trẻ tàn tật nặng được nhận sự quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ từ phía gia đình, xã hội và Nhà nước, chiếm 44, 56% tổng số trẻ em tàn tật nặng trên toàn quốc.
Theo thống kê năm 2003, cả nước có 126.972 trẻ em tàn tật nặng trên tổng số184.390 trẻ bị tàn tật nặng, đạt tỷ lệ 68,86 %.
-Còn năm 2004, số trẻ em tàn tật nặng tăng lên, cụ thể là có 201.194 trẻ, trong số này được chăm sóc là 141.247 trẻ, đạt tỷ lệ 70,20 %.
Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước với mật độ dân số cao thì việc chăm sóc trẻ em khuyết tật có những kết quả khả quan hơn.
-Năm 2000, số lượng trẻ em tàn tật nặng được chăm sóc là 3990 trẻ trên tổng số 5120 trẻ em chiếm tỷ lệ 77,93 %.
-Năm 2003 có 3320 trẻ em trong tổng số 5000 trẻ em tàn tật nặng của toàn thành phố được nhận sự giúp đỡ, chiếm tỷ lệ 66,40 %.
-Gần đây nhất, năm 2004, số trẻ em tàn tật nặng được chăm sóc là 7980 trẻ trên tổng số 4980 , chiếm tỷ lệ 159,79 %.
Nhìn chung trẻ em tàn tật chưa được nhận hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ một cách đồng đều giữa các vùng miền. Ở những vùng kinh tế phát triển thì tỷ lệ trẻ tàn tật được chăm sóc cao hơn so với những vùng kinh tế kém...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status