Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm - pdf 13

Download Tiểu luận Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm miễn phí
Đề số 11: Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm.
Bài làm
I.Khái niệm đương sự trong tố tụng dân sự.
Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Các đương sự trong vụ việc dân sự gồm có: nguyên đơn , bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự, người yêu cầu, người bị yêu cầu và người có liên quan trong việc dân sự.
Trong phạm vi bài làm chỉ nghiên cứu về đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì:
“Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.”
Trong tố tụng dân sự, hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng.
Bị đơn trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện do bị nguyên đơn hay bị người khác khởi kiện theo quy định của pháp luật. Việc tham gia vào vụ án dân sự của bị đơn mang tính chất bắt buộc chứ không phải chủ động như nguyên đơn. Do bị nguyên đơn hay người thay mặt của họ khởi kiện nên bị đơn buộc phải tham gia tố tụng để trả lời về việc bị kiện. Tuy nhiên, hoạt động tố tụng dân sự của bị đơn cũng có thể làm thay đổi quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trọng vụ án dân sự là người tham gia tố tụng vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ chủ động, theo yêu cầu của đương sự khác hay theo yêu cầu của Tòa án. Theo khoản 4 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hay các đương sự khác đề nghị và Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.
II.Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng nếu đương sự vắng mặt ở tòa án cấp Sơ thẩm.
1.Nguyên đơn vắng mặt tại tòa án cấp Sơ thẩm.
Theo khoản 1 Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự thì: “Nguyên đơn phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa”. Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa (khoản 1 Điều 208).
Quyết định hoãn phiên tòa phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định.
- Tên Tòa án và họ, tên những người tiến hành tố tụng;
- Vụ án được đưa ra xét xử;
- Lý do của việc hoãn phiên tòa;
- Thời gian, địa diểm mở lại phiên tòa.
Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai cho những người tham gia tố tụng biết; đối với người


srEN49Fv7GrloCr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status