Khóa luận Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng hôn ước ở Việt Nam - pdf 13

Download Khóa luận Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng hôn ước ở Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
Mục lục trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÔN ƯỚC –ĐẶC TRƯNG CỦA
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH
1.1. Hôn ước và các chế độ tài sản 3
1.1.1. Khái niệm hôn ước và các chế độ tài sản vợ chồng 3
1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành của hôn ước 4
1.1.3. Đặc điểm của hôn ước 8
1.2. Pháp luật Việt Nam với việc qui định về hôn ước 9
1.2.1. Hôn ước trong pháp luật thời kì Pháp thuộc 10
1.2.2. Hôn ước theo hệ thống pháp luật ở miền nam nước ta trước ngày thống nhất đất nước (1954 -1975)12
1.2.3. Hôn ước trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhà nước ta từ Cách mạng Tháng tám (1945) đến nay14
1.3. Hôn ước trong pháp luật một số nước trên thế giới 16
1.3.1 Hôn ước theo pháp luật của Cộng hòa Pháp 16
1.3.2 Hôn ước theo pháp luật của Hoa Kì 19
1.3.3 Hôn ước theo pháp luật của Nhật Bản 21
1.3.4 Hôn ước theo pháp luật của Thái Lan 22
Chương 2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC
TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
2.1 Hôn ước phổ biến và là xu hướng của thế giới 25
2.1.1 Hônước trong tư pháp quốc tế 25
2.1.2 Hôn ước được áp dụng tại nhiều quốc gia 27
2.2. Hôn ước phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam hiện đại28
2.2.1. Sự thay đổi về yếu tố cá nhân và chức năng kinh tế trong gia đình 28
2.2.2 Tình trạng chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân để đầu tư kinh doanh riêng.31
2.2.3 Tình trạng li hôn gia tăng kèm theo vấn đề chia tài sản khi li hôn 33
2.2.4 Hiện tượng kết hôn với người nước ngoài trở nên phổ biến 34
2.2.5 Dư luận xã hội 35
2.2.6 Quan điểm của các nhà nghiên cứu luật 35
2.3 Xu hướng tương thích của pháp luật Việt Nam với hôn ước 36
2.3.1 Qui định về công nhận v à cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài36
2.3.2 Những qui định cho phép vợ chồng được thỏa thuận làm thay đổi về căn cứ xác lập tài sản39
2.4 Một số kiến nghị về việc áp dụng hôn ước tại Việt Nam 47
2.4.1 Hoàn thiện các qui định về các vấn đề về tài sản vợ chồng mà vợ chồng được thỏa thuận và lộ trình áp dụng hôn ước47
2.4.2 Hình thức và nội dung của các quiđịnh kiến nghị áp dụng 50
LỜI KẾT 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1
Phụ lục 2


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37355/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tiên những qui định trong hôn ước bởi
hình thức lựa chọn được xác định theo hôn ước.
59 Jean Derruppe’, Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt Pháp, tr. 249
60 Số thành viên phê chuẩn công ước này chỉ đếm trên đầu ngón tay, tuy nhiên theo nhận xét chung thì ngay cả khi
“không được phê chuẩn nhưng các Công ước này vẫn có ảnh hưởng đến các hệ thống pháp luật của các quốc gia
thành viên lẫn các quốc gia chưa phải là thành viên”, xem Đặng Hoàng Oanh, Tổng quan về hội nghị Lahay về Tư
pháp quốc tế, webside Bộ tư pháp www.moj.gov.vn ngày 04/04/2008.
61 Điều 12 và Điều 13 Công ước Lahay 1978,
62 Điều 12 Công ước Lahaye 1978
27
2.1.2. Hôn ước được áp dụng tại nhiều quốc gia
“Phần lớn pháp luật của các nước trên thế giới thừa nhận quyền tự do thỏa
thuận của vợ và chồng về chế độ tài sản, vì vậy, một mặt luật pháp dự liệu một chế
độ tài sản của vợ chồng, mặt khác quy định những người kết hôn có quyền lập hôn
ước. Chế độ tài sản do pháp luật dự liệu chỉ có hiệu lực áp dụng trong trường hợp
vợ chồng không có hôn ước hay hôn ước được lập ra nhưng vô hiệu do vi phạm
những quy định của luật chung. Chỉ có một số nước trong hệ thống xã hội chủ
nghĩa, như Liên xô, Bulgari, Hungari, Roumani, Tiệp khắc, Trung quốc, Việt Nam
và ngoài ra còn có Arhentina và một số bang của Méhicô duy trì duy nhất một chế
độ tài sản pháp định đối với vợ chồng”63.
Hôn ước được qui định trong pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể
liệt kê theo châu lục các quốc gia qui định về hôn ước như sau. Ở châu Á: ngoài
Nhật Bản, Thái Lan như đã giới thiệu, hôn ước được thừa nhận ở phần lớn các quốc
gia trước kia là thuộc địa của Anh, Pháp, Mỹ. Thậm chí các vùng lãnh thổ như Đài
Loan, Hồng Kông cũng áp dụng hôn ước như một qui chế pháp lí riêng sau khi
được trả về Trung Quốc (luật Trung Quốc chưa có qui định về hôn ước). Ở Châu
Âu: ngoài các quốc gia đã kí kết công ước Lahay năm 1978: Pháp, Lucxembua, Hà
Lan (đã là thành viên chính thức) Áo và Bồ Đào Nha (cũng đã kí kết tuy nhiên
chưa chính thức gia nhập công ước Lahay 1978), hôn ước còn được ghi nhận ở khá
nhiều quốc gia châu Âu như: Anh và xứ Wales, Đức, Nauy, Tây Ba Nha, Bồ Đào
Nha, Thổ Nhĩ Kì, Hi Lạp…tuy nhiên, phải nói rằng, ở châu Âu, hôn ước được qui
định tương đối chặt chẽ chứ không quá thoáng như qui định về hôn ước ở Hoa Kì.
Châu Phi: Hôn ước được ghi nhận ở Nam Phi. Ở châu Mĩ: hôn ước được ghi nhận
khá rộng rãi và tương đối thoáng, hôn ước được ghi nhận ở hầu hết các quốc gia
như: Bahamas, Jamaica, Dominica, Brazin, Canada, Venezuela, …Châu Đại
Dương: là một châu lục có ít quốc gia song hôn ước đã tồn tại ở đây, hôn ước được
thực thi ở Newzealand từ năm 1976 nhưng tại Úc hôn ước chỉ được ghi nhận khi có
Luật Gia đình năm 2000.
63 Th.S Bùi Minh Hồng, Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp
luật Việt Nam, bài viết được đăng trên
28
2.2. HÔN ƯỚC PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
2.2.1. Sự thay đổi về yếu tố cá nhân và chức năng kinh tế trong gia đình
Từ xưa đến nay, ở khắp nơi trên thế giới, quan niệm về gia đình hầu như
luôn có điểm tương đồng. Gia đình, đó là nơi tập hợp những người có cùng chung
quan hệ huyết thống và gắn bó với nhau.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, gia đình là một đơn vị cơ sở rất quan
trọng trong đời sống của mỗi con người từ khi sinh ra, trưởng thành cho đến lúc
qua đời. Khác với xã hội phương Tây, nơi mà gia đình kiểu mẫu bao giờ cũng chỉ
duy nhất tồn tại một thế hệ chung sống với nhau, khi con cái đến tuổi trưởng thành
thì việc ra ở riêng, tách khỏi cha, mẹ đã trở thành truyền thống, gia đình Việt Nam
theo “chuẩn mực” truyền thống bao giờ cũng là gia đình “tam, tứ đại đồng đường”
với nhiều thế hệ cùng tụ họp bên nhau. Đời sống kinh tế theo kiểu cùng làm, cùng
hưởng, cùng sinh sống dưới một mái nhà. Hình ảnh gia đình tập trung nhiều thế hệ
như thế có thể nói là một dấu ấn riêng, tạo nên bản sắc đặc trưng cho tinh thần cố
kết cộng đồng và lối sống trọng tình, trọng nghĩa của người Việt, có nguồn gốc từ
truyền thống nông nghiệp trồng lúa nước. Nghề nông trồng lúa theo thời vụ rất cần
có sự đoàn kết giúp đỡ nhau nên con người sống rất gắn bó, gia đình nào đông
người thì càng tăng thêm sức lao động, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc đồng áng để
thu hoạch nhanh chóng64. Lúc đó chức năng kinh tế của gia đình chính là sản xuất,
cả gia đình phải đoàn kết hợp sức lại thì mới có thể sản xuất ra của cải vật chất, một
mình một cá nhân không bao giờ có thể tự lao động sản xuất trong thời đó. Chính
vì không thể không đoàn kết, gắn bó để cả gia đình cùng lao động sản xuất mà yếu
tố cá nhân trong gia đình Việt Nam xưa có phần mờ nhạt, lợi ích chung của gia
đình luôn được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, thời xưa, khoa học - kĩ thuật chưa phát
triển nên nghề nông phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Do đó, kinh nghiệm của những
người lớn tuổi rất được xem trọng. Điều này cũng đã góp phần hình thành những
quan niệm chuẩn mực trong xã hội bấy giờ - người già, những bậc cao niên bao giờ
cũng được cả nể, kính trọng. Trong gia đình, cũng từ đó hình thành mối quan hệ
theo kiểu tôn ti, thứ bậc - người sinh ra trước là bậc trên, người sinh ra sau là bậc
dưới. Người đứng đầu gia đình là các cụ cao tuổi, có tiếng nói, quyết định mọi việc
64 Lê Thảo, Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, tạp chí cộng sản online
ngày 23/2/2009.
29
trong nhà và được con cháu nể trọng. Người lớn tuổi quyết định mọi việc do kinh
nghiệm và người nhỏ tuổi phải tuân theo, vì thế mà tính dân chủ hay sự tự do cá
nhân vốn là một khái niệm xa lạ trong gia đình Việt Nam xưa.
Cùng với sự biến đổi của tình hình kinh tế, xã hội, xã hội Việt Nam
nông nghiệp truyền thống thay da đổi thịt qua quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa; quan niệm về gia đình và vấn đề sở hữu tài sản trong gia đình, về các
mối quan hệ trong gia đình đã có nhiều biến đổi trong đó yếu tố cá nhân được
đề cao nhiều hơn65.
Ở thời điểm hiện tại, kiểu gia đình “tam, tứ đại đồng đường” hầu như đã trở
nên rất hiếm hoi. Phổ biến ở các đô thị bây giờ là gia đình một hay hai thế hệ và
hầu như xu hướng chung của các cặp vợ chồng là sinh rất ít con. Do đời sống hiện
tại phát triển nhanh chóng, mọi người đều bị cuốn hút theo công việc để kiếm thêm
thu nhập nên việc sinh ít con cũng là điều dễ hiểu. Một mặt, vừa có thời gian tập
trung cho công việc, tìm nguồn thu nhập cao; mặt khác, lại có điều kiện kinh tế để
chăm lo cho con cái tốt hơn. Trong một xã hội phát triển, đời sống của con người
được cải thiện đáng kể, thu nhập tăng cao đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng
sống cho con người, mỗi thành viên trong gia đình vì thế mà cũng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status