Tiểu luận Những vấn đề cơ bản về thanh tra nhà nước - pdf 13

Download Tiểu luận Những vấn đề cơ bản về thanh tra nhà nước miễn phí



Ở trung ương, cơ quan thanh tra hành chính là Thanh tra Chính phủ có vị trí của một cơ quan hành chính nhà nước – cơ quan ngang bộ; còn cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực ở trung ương là Thanh tra Bộ thì không phải là cơ quan quản lý nhà nước mà là cơ quan của bộ.
Ở địa phương, các cơ quan thanh tra hành chính là thanh tra tỉnh, thanh tra huyện đều là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cùng cấp còn cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực là thanh tra sở là cơ quan của sở, tức là một cơ quan của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37347/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

I. Cơ sở của việc phân hệ cơ quan thanh tra nhà nước:
Theo Điều 4 và Điều 10 Luật thanh tra 2004, thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này và các quy định khác của pháp luật. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Pháp lệnh Thanh tra ban hành ngày 29/03/1990, lúc đó nhà nước thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, bằng các biện pháp mang nặng tính hành chính. Hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu được tiến hành trên cơ sở các kế hoạch, mệnh lệnh hành chính. Mỗi đơn vị kinh tế được coi như đơn vị cơ sở của cơ quan nhà nước chủ quản. Vì thế, mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra đối với cơ quan nhà nước cấp dưới hay đối với một doanh nghiệp về cơ bản là giống nhau. ở cơ chế kế hoạch hoá tập trung thì mọi hoạt động thanh tra khi đó đều mang tính hành chính. Hay nói cách khác, đó chính là thanh tra của cấp trên đối với cấp dưới, chứ chưa có sự phân hệ rõ ràng thanh tra chuyên ngành. Việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kinh tế đã kéo theo một loạt những thay đổi. Đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra đa dạng hơn, phức tạp hơn với sự gia tăng về số lượng các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như quá trình xã hội hoá nhiều lĩnh vực, trong đó Nhà nước không còn can thiệp trực tiếp bằng biện pháp hành chính, mà quản lý xã hội thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, bằng luật pháp cho mọi thành phần kinh tế hoạt động và phát triển cũng như thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là chủ yếu. Trong cơ chế quản lý mới mục đích nội dung thanh tra đối với các doanh nghiệp không thể mang tính hành chính giống như thanh tra các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong bộ máy nhà nước mà cần có sự thay đổi. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội đều thuộc các cơ quan quản lý nhà nước. Vì thế, việc thanh tra, kiểm tra các đơn vị, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về từng lĩnh vực phải được tiến hành chuyên sâu, do các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện. Vì thế mà cơ quan thanh tra được tổ chức thành hai phân hệ như trên.
Hơn nữa, sự phân loại của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước theo phạm vi thẩm quyền thì có: cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung (Chính phủ, Ủy ban nhân dân) và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn (Bộ, cơ quan ngang bộ). Mà các tổ chức thanh tra Nhà nước lại là một bộ phận của bộ máy hành chính nhà nước, có nhiệm vụ giúp các cơ quan quản lý nhà nước quản lý công tác thanh tra và thực hiện quyền thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, …như vậy đương nhiên cơ quan thanh tra cũng phải có sự tổ chức thành hai phân hệ như trên để đạt được sự thống nhất trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và đạt được hiệu quả trong hoạt động thanh tra nói riêng. Đó là 2 lý do cơ bản, cũng nói lên rằng việc tổ chức cơ quan thanh tra NN thành 2 phân hệ như trên là một tất yếu, một sự cần thiết và hoàn toàn hợp lý.
II. SO SÁNH
A. Giống nhau:
– Đều hướng tới một mục đích chung là nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (Điều 3 Luật thanh tra 2004)
– Chúng đều gắn trực tiếp với thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành hay theo lãnh thổ, “cơ quan TTNN chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cơ quan quản lý NN cùng cấp, đồng thời chịu sư chỉ đạo, hướng dẫn vè công tác tổ chức và nghiệp vụ của thanh tra Chính Phủ, chịu sự hướng dẫn về công tác nghiệp vụ của cơ quan thanh tra cấp trên” (Khoản 2, Điều 10, luật thanh tra 2004.).
– Cùng được tiến hành hoạt động thanh tra hành chính: tức là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp.
B. Khác nhau:
Theo khoản 2 Điều 4 Luật thanh tra 2004: “Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp.”
Theo khoản 3 Điều 4 Luật thanh tra 2004: “Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.”
Cơ quan thanh tra nhà nước
Vị trí:
Cơ quan Thanh tra
chuyên ngành
Cơ quan Thanh tra
hành chính
Thanh tra
Sở
Thanh tra Bộ,
cơ quan ngang bộ
Thanh tra
Huyện
Thanh tra
Tỉnh
Thanh tra
Chính phủ
Ở trung ương, cơ quan thanh tra hành chính là Thanh tra Chính phủ có vị trí của một cơ quan hành chính nhà nước – cơ quan ngang bộ; còn cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực ở trung ương là Thanh tra Bộ thì không phải là cơ quan quản lý nhà nước mà là cơ quan của bộ.
Ở địa phương, các cơ quan thanh tra hành chính là thanh tra tỉnh, thanh tra huyện đều là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cùng cấp còn cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực là thanh tra sở là cơ quan của sở, tức là một cơ quan của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh.
Nhiệm vụ:
Đối với thanh tra hành chính, ngoài thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật còn thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan tổ chức cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước. Thể hiện sự kiểm tra giám sát của cấp trên đối với cấp dưới trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước. Cho nên việc theo dõi đánh giá đôn đốc cấp dưới thực hiện nhiệm vụ qua công tác thanh tra là nội dung hết sức quan trọng.
Ví dụ: Thanh tra tỉnh Bắc Ninh có nhiệm vụ thanh tra vấn đề thực hiện chính sách, pháp luật về cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh.
Đối với thanh tra chuyên ngành, là việc chấp hành pháp luật, chấp hành những quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành lĩnh vực. Điểm khác biệt với thanh tra hành chính là: ngoài thanh tra việc chấp hành pháp luật, thanh tra chuyên ngành còn hướng vào đánh giá sự chấp hành các quy tắc kỹ thuật chuyên môn, quy tắc quản lý theo ngành, lĩnh vực như: quy tắc an toàn lao động, quy tắc phòng chống cháy nổ. Đó là những hành vi xảy ra thường xuyên trong cuộc sống, lao động và sản xuất hàng ngày.
Ví dụ: Thanh tra Bộ Tài nguyên môi trường có 2 nhiệm vụ chính: thứ nhất, thanh tra vấn đề thực hiện chính sách, pháp luật đối với các vụ trực thuộc quyền quản lý của Bộ Tài nguyên môi trường; thứ hai, có nhi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status