Tiểu luận Phân tích mặt lý luận và thực tiễn vấn đề quốc hữu hóa, nêu quan điểm trị ngoại lãnh thổ của đạo luật quốc hữu hóa - pdf 13

Download Tiểu luận Phân tích mặt lý luận và thực tiễn vấn đề quốc hữu hóa, nêu quan điểm trị ngoại lãnh thổ của đạo luật quốc hữu hóa miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I. Khái quát chung về vấn đề quốc hữu hóa. 2
1. Khái niệm quốc hữu hóa 2
2. Cơ sở của quốc hữu hóa 2
3. Nguyên nhân của quốc hữu hóa. 3
II. Thực tiễn của vấn đề quốc hữu hóa. 3
1. Thực tiễn về quốc hữu hóa trên thế giới 3
2. Thực tiễn về quốc hữu hóa ở Việt Nam. 5
III. Quan điểm về tính trị ngoại lãnh thổ của đạo luật quốc hữu hóa. 7
KẾT LUẬN 8
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37338/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

C LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật quốc tế từ lâu đã thừa nhận quyền quốc hữu hóa của các quốc gia đối với tài sản của quốc gia. Tuy nhiên, cho đến gần đây với áp lực của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với sự tuyên bố xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa của một số các nước ở Nam Mỹ thì ta mới được nghe thấy cụm từ “quốc hữu hóa ” nhiều hơn, quen thuộc hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nghe thấy nhiều, đọc thấy nhiều nhưng đó vẫn là khái niệm rất mơ hồ với chúng em. Vì thế, trong bài tập nhóm lần này chúng em đã chọn tìm hiểu đề tài: “Phân tích mặt lý luận và thực tiễn vấn đề quốc hữu hóa, nêu quan điểm trị ngoại lãnh thổ của đạo luật quốc hữu hóa”.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về vấn đề quốc hữu hóa.
1. Khái niệm quốc hữu hóa
Quốc hữu hóa là việc một quốc gia tước quyền sở hữu tài sản (công cụ và tư liệu sản xuất, ruộng đất, hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng, phương tiện giao thông…) của một cá nhân hay một tổ chức để chuyển tài sản đó thuộc quyền sở hữu quốc gia. Trong một số trường hợp, tài sản bị quốc hữu hóa là các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, và hậu quả sẽ có những vấn đề pháp lý phát sinh vượt quá thẩm quyền của tòa án địa phương.
Quốc hữu hóa phải được hiểu dưới hai góc độ: có bồi thường và không được bồi thường. Quốc hữu hóa mà không bồi thường gọi là tịch thu hay sung công
2. Cơ sở của quốc hữu hóa
Hành vi quốc hữu hóa thường được biện minh bằng học thuyết được luật pháp quốc tế gọi là “hành vi quốc gia” (The acts of state doctrine), theo đó cho phép một quốc gia có chủ quyền được toàn quyền hành động trên phạm vi lãnh thổ của mình mà không bị xét xử bởi một tòa án của quốc gia khác. Đây là một hình thức đặc quyền xuất phát từ chủ quyền quốc gia (immunity of state). Nói cách khác, học thuyết “hành vi quốc gia” cho rằng tòa án của một quốc gia không có thẩm quyền xét xử một quốc gia khác khi: Quốc gia đó đã thực hiện một hành vi thể hiện uy quyền quốc gia và hành vi được thực hiện trên chính lãnh thổ của quốc gia đó.
Học thuyết này làm phát sinh nguyên tắc mà người ta gọi là “nguyên tắc giới hạn thẩm quyền của một tòa án địa phương đối với một quốc gia khác”.
Học thuyết “hành vi quốc gia” không phải là một nguyên tắc được chế định bởi luật pháp quốc tế (tức là không được tạo ra từ hiệp ước quốc tế hay tập quán quốc tế), nhưng vẫn được áp dụng như một nguyên tắc tổng quát của luật quốc tế nhờ vào sự thừa nhận áp dụng từ các tòa án Liên bang Hoa Kỳ. Nói một cách cụ thể, sự thừa nhận nguyên tắc này của các Tòa án Hoa Kỳ không nhằm bảo vệ chủ quyền của các quốc gia khác mà chỉ nhằm vào công việc nội bộ chính quyền Hoa Kỳ, tức là nhằm bảo vệ quyền lực của ngành hành pháp Hoa Kỳ trong hoạt động bang giao với các nước khác, mà không bị ràng buộc bởi thẩm quyền xét xử từ Tòa án của các nước đó mà thôi.
Như vậy, quốc hữu hóa là hành vi biểu hiện quyền lực của Nhà nước, dựa trên ý chí độc lập của Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa. Việc chuyển dịch sở hữu trên cơ sở đạo luật quốc hữu hóa khác với việc chuyển dịch quyền sở hữu trong dân sự ở chỗ: việc chuyển dịch quyền sở hữu trong đạo luật quốc hữu hóa mang tính chất cưỡng chế và không cần có sự thỏa thuận giữa các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của đạo luật quốc hữu hóa. Phạm vi tài sản bị quốc hữu hóa thông thường được quy định cụ thể ngay trong các đạo luật về quốc hữu hóa. Các tài sản đều có thể trở thành đối tượng điều chỉnh của các đạo luật quốc hữu hóa bất luận tài sản đó thuộc về ai, của công dân và pháp nhân nước sở tại hay của người nước ngoài.
3. Nguyên nhân của quốc hữu hóa.
Hiện nay, không có một đạo luật nào trên thế giới quy định về quốc hữu hóa, chỉ tùy từng thời điểm, tùy hoàn cảnh của mỗi quốc gia mà quốc gia sẽ ban hành một đạo luật để quốc hữu hóa những tài sản riêng, trong phạm vi cụ thể. Thực tiễn cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc các quốc gia tiến hành quốc hữu hóa nổi bật là những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Một số công ty, tập đoàn lớn ở các nước phát triển đang lâm vào tình trạng phá sản. Nếu các công ty này phá sản, nó có thể ảnh hưởng vô cùng lớn tới nền kinh tế quốc gia (đặc biệt là các ngân hàng), bởi vậy, Nhà nước có thể tiến hành quốc hữu hóa để cứu vớt các công ty đó, tránh những hậu quả khôn lường.
Thứ hai: ở các nước đang phát triển, nguồn tài nguyên dồi dào, việc chính phủ “quốc hữu hóa” một số ngành công nghiệp quan trọng có ý nghĩa to lớn với nền kinh tế quốc dân là rất cần thiết để tránh việc các nước giàu có đầu tư vào để khai thác tài nguyên dẫn đến nền kinh tế bị phụ thuộc.
Thứ ba: Quốc hữu hóa đôi khi là trường hợp của sự trả đũa về chính trị khi bang giao giữa các quốc gia liên quan - ở đây là quốc gia nhận vốn đầu tư với quốc gia của nhà đầu tư - không được tốt đẹp.
II. Thực tiễn của vấn đề quốc hữu hóa.
1. Thực tiễn về quốc hữu hóa trên thế giới
a. Quốc hữu hóa một số công ty, tập đoàn lớn ở các nước phát triển đang lâm vào tình trạng phá sản.
Ví dụ ngày 18/2/2008, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật cho phép cưỡng chế quốc hữu hóa các tổ chức tín dụng lâm vào cảnh khó khăn, một biện pháp cứng rắn nhằm bình ổn thị trường tài chính trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Việc quốc hữu hóa các công ty này chỉ được sử dụng khi tất cả các biện pháp khác nhằm bình ổn thị trường đều không có tác dụng. Chính phủ Anh cũng đã quốc hữu hóa vài ngân hàng trong năm 2007 và 2008.
Nhiều người lầm tưởng rằng, “quốc hữu hóa” là một trong những biểu hiện của “xã hội chủ nghĩa”, nhưng việc quốc hữu hóa một số ngân hàng hay một số doanh nghiệp của các nước tư bản pháp triển không phải như vậy. Đó chỉ là một trong những biện pháp can thiệp của Nhà nước chứ hoàn toàn không có nghĩa là các nước này đi theo con đường “xã hội chủ nghĩa”. “Quốc hữu hóa” chỉ là quốc hữu hóa tạm thời mà thôi. Thụy Điển là một ví dụ điển hình. Quốc gia này đã quốc hữu hóa một số ngân hàng lớn yếu kém khi khủng hoảng xảy ra đầu các năm 1990. Khi đó các ngân hàng lớn ở Thụy Điển thực sự đã phá sản và chính phủ trung hữu đã quốc hữu hóa chúng, vực chúng dậy và sau đó lại thoái các khoản đầu tư của Nhà nước bằng cách bán cổ phần của mình cho các nhà đầu tư tư nhân khi ngân hàng đã lành mạnh trở lại.
Một số ý kiến của các chuyên gia cho rằng việc “quốc hữu hóa” này càng chứng tỏ bản chất của nhà nước tư sản là nhà nước phục vụ đắc lực cho giai cấp tư sản. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu lại là một cơ hội bằng vàng cho các ông chủ kếch xù củng cố và sở hữu tư nhân phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Nhà nước lấy tiền từ thuế cứu những ông chủ kếch xù nay có biểu hiện quá yếu kém. Các ông chủ đang phất thì được dịp thâu tóm rồi trải rộng cơ sở sản xuấ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status