Tiểu luận Quyền nhân thân theo quy định trong Bộ luật dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - pdf 13

Download Tiểu luận Quyền nhân thân theo quy định trong Bộ luật dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn miễn phí



Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết là một quyền nhân thân quan trọng, mặc dù là quyền nhưng không phải cá nhân nào muốn thực hiện cũng được mà cá nhân đó phải đạt được những điều kiện nhất định, trong đó một điều kiện không thể không nói đến đó là điều kiện về độ tuổi và điều kiện về khả năng nhận thức cũng như điều khiển hành vi.
Như chúng ta đã biết, điều kiện về độ tuổi là một dấu hiệu định lượng quan trọng để xem xét cá nhân đó có đủ khả năng thực hiện quyền hiến mô, bộ phận cơ thể hay không. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ở các nước trên thế giới có sự quy định khác nhau về độ tuổi đối với người hiến bộ phận cơ thể khi còn sống, đặc biệt là hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết.
Ví dụ: ở nước ta, Điều 5 của Luật Hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37855/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

có dân tộc và như vậy thì quyền nhân thân của cá nhân cũng không thể thực hiện được. Trong trường hợp này, pháp luật nên quy định dân tộc của trẻ được xác định theo dân tộc Kinh hay theo dân tộc chiếm đa số ở địa phương nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Khi đó mỗi cá nhân đều có được một dân tộc nhất định và sau này khi xác định được cha, mẹ của trẻ thì có thể xác định lại dân tộc theo quy định của pháp luật.
Vấn đề xác định lại dân tộc cũng là một trong những nội dung quyền nhân thân của cá nhân. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hay người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong hai trường hợp:
- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hay mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau.
- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha mẹ đẻ là ai.
Nhà nước Việt Nam thi hành chính sách bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển đồng đều , Chính phủ Việt Nam ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi. Chính vì vậy, để hưởng lợi từ những chính sách của Nhà nước, trên thực tế có nhiều trường hợp muốn thay đổi dân tộc từ dân tộc này sang dân tộc khác. Trong trường hợp này pháp luật nước ta quy định rất chặt chẽ, các cá nhân không có quyền thay đổi dân tộc mà chỉ có quyền xác định lại dân tộc theo những trường hợp do pháp luật quy định. Hơn nữa, chủ thể yêu cầu xác định lại dân tộc cũng rất hạn chế bao gồm người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hay người giám hộ của người chưa thành niên. Và trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ hay người giám hộ của người chưa thành niên yêu cầu xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của người chưa thành niên đó. Tuy nhiên, quy định này của BLDS cũng có những điểm chưa thật hợp lý:
Thứ nhất, Điều luật quy định người đã thành niên có quyền yêu cầu xác định lại dân tộc. Tuy nhiên có trường hợp người đã thành niên lại mất năng lực hành vi dân sự thì người đó lại không thể tự mình thực hiện được quyền yêu cầu mà phải cần có sự tham gia của người giám hộ.
Thứ hai, Điều luật quy định cha đẻ và mẹ đẻ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu. Quy định này được hiểu là phải có sự yêu cầu của cả cha và mẹ của người chưa thành niên trong trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc cho con. Điều này cũng gây khó khăn trong trường hợp cha, mẹ đã ly hôn, một bên ở nước ngoài hay một bên đã chết…
Thứ ba, Điều luật quy định giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu nhưng không quy định người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu dẫn đến trên thực tế có những trường hợp không xác định được người nào là người có quyền yêu cầu trong trường hợp người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự cần xác định lại dân tộc.
Vì vậy để quy định hợp lý và chặt chẽ hơn, điều luật cần quy định người có quyền yêu cầu xác định lại dân tộc bao gồm: người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; cha, mẹ của người chưa thành niên hay người giám hộ.
4. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hay người thay mặt của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hay pháp luật có quy định khác.
Hình ảnh của cá nhân thuộc lĩnh vực riêng tư của mỗi người. Tuy nó không có gì bí mật, cần hạn chế sử dụng nhưng một khi muốn sử dụng những hình ảnh của cá nhân ai đó, nhất là sử dụng khai thác vào mục đích kinh doanh (như in lịch, in bìa sách, bao bì mẫu quảng cáo…) thì đều phải hỏi ý kiến “người chủ” hình ảnh đó. Bởi về nguyên tắc, mọi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Mỗi người đều có quyền cho hay không cho người khác sử dụng hình ảnh của mình. Nếu chưa được sự đồng ý mà sử dụng đã là vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Khái niệm hình ảnh của cá nhân được hiểu là bao gồm mọi hình thức nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người như ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh chép và suy rộng ra có thể bao gồm cả bức tượng của cá nhân đó hay cả hình ảnh có được do ghi hình (quay video). Đối với mỗi loại hình nghệ thuật cũng bao gồm nhiều loại khác nhau.
Ví dụ: ảnh chụp có thể bao gồm ảnh chân dung, ảnh nghệ thuật, ảnh tư liệu, ảnh phóng sự… đều có thể chụp lại hình ảnh của con người; ảnh vẽ có thể bao gồm vẽ truyền thần, vẽ ký hoạ …
BLDS không quy định rõ như thế nào là đồng ý. Đồng ý ở đây được hiểu là có sự thoả thuận giữa người sử dụng hình ảnh của cá nhân với cá nhân có hình ảnh đó hay chỉ cần việc sử dụng hình ảnh không có sự phản đối của người có hình ảnh thì được hiểu là người đó đương nhiên đồng ý. Theo em, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân vào bất kỳ mục đích gì mà không xin phép đều bị coi là vi phạm quyền nhân thân về hình ảnh của cá nhân dù việc sử dụng đó có thể mang lại lợi ích hay gây thiệt hại cho người có hình ảnh. Còn việc người có hình ảnh đó có khởi kiện hay không thì đó lại là quyền của chủ thể trong quan hệ về tố tụng dân sự và người đó có quyền lựa chọn.
Còn làm sao để được sự đồng ý thì hiện nay luật chưa “đả động” tới. Điều 31 BLDS nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Có việc này xảy ra tất nhiên phải bồi thường thiệt hại về tinh thần. Nhưng trường hợp không gây ra thiệt hại thì sao?
Trong thực tế lâu nay việc sử dụng “ảnh chùa” đã trở thành thói quen của mọi người. Cùng lắm người nào “biết điều” cũng chỉ hỏi ý kiến của người sáng tác (chụp, vẽ ảnh) chứ ít khi chịu tìm đến hỏi ý kiến của “nhân vật trong ảnh”. Bởi người ta vẫn thường đinh ninh rằng người có hình ảnh được sử dụng để “lăng - xê” mình trước xã hội đã là… “khoái” lắm rồi, cần gì phải hỏi ý kiến. Nhưng một khi chuyện lỡ rồi, người có hình ảnh đó lại tìm cách làm khó dễ, việc xin lỗi không thôi chưa đủ. Tuỳ theo giá trị sử dụng hình ảnh trong việc kinh doanh mà người có hình ảnh đòi phải thanh toán bằng một khoản tiền vài triệu đồng, có khi vài chục triệu và vừa rồi có vụ yêu cầu của phía chủ ảnh lên đến hàng trăm triệu đồng.
Thử đặt câu hỏi, người sáng tác chụp ảnh đạt yêu cầu chỉ được trả thù lao cùng lắm vài trăm ngàn hay vài triệu đồng mà nhân vậ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status