Tình hình thu hút FDI tại Việt Nam - Thuận lợi và khó khăn - pdf 13

[h2:1lijm77k]Download Tiểu luận Tình hình thu hút FDI tại Việt Nam - Thuận lợi và khó khăn miễn phí[/h2:1lijm77k] Việt Nam đã công nhận một cách chính thức và rộng rãi rằng FDI đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam trên nhiều phương diện: vốn, công nghệ, nâng cao khả năng thanh toán quốc tế, phát triển xuất khẩu, tham gia vào các thị trường quốc tế, .
- FDI góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, khắc phục tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế Việt Nam trong thời kì đổi mới.
- Đóng góp cơ sở vật chất mới, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng thêm năng lực sản xuất mới của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là khu vực công nghiệp.
-Góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, tăng thu ngân sách, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và các hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế nước ta.
-Góp phần đẩy nhanh quá trình hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm
- Bước đầu tạo nhiều việc làm cho người lao động, thu hút cán bộ Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm khai thác hiệu quả nguồn lao động trong nước.Bình quân trong thời kỳ 2001–2006 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm thêm cho khoảng 11 vạn việc làm mỗi năm đưa tổng số lao động trực tiếp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính đến cuối năm 2006 lên 1,13 triệu người.(2)
[h3:1lijm77k]Tóm tắt nội dung:[/h3:1lijm77k]Lêi më ®Çu
FDI đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam trên nhiều phương diện như: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng nguồn vốn cho đầu tư và phát triển, chuyển giao công nghệ tiên tiến, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao trình độ cho lực lượng lao động…Vậy, vấn đề thu hút FDI tại Việt Nam hiện nay ra sao?Có những thuận lợi và khó khăn gì?Bài viết dưới đây sẽ trình bày về những vấn đề đó.
Néi dung:
1.Khái niệm FDI:
Theo IMF, FDI “là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại một doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư phải có vai trò có ý nghĩa quyết định trong quản lý doanh nghiệp.”(1)
2.Tình hình thu hút FDI tại Việt Nam:
Trải qua hơn 20 năm FDI không ngừng biến động qua từng thời kì, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, FDI đã tăng trường một cách mạnh mẽ.Năm 2009, dù "cơn bão" khủng hoảng kinh tế thế giới gây nhiều "sóng gió" cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng Việt Nam vẫn là nơi "đặt niềm tin", đầu tư làm ăn lâu dài của các nhà đầu tư.
2.1.Tình hình FDI qua các năm:
- Từ năm 1988- 1990: Đây là giai đoạn đầu tiên nên dòng FDI vào Việt Nam còn nhỏ và chưa có tác động rõ rệt đến nền kinh tế- xã hội Việt Nam.
- Từ năm 1991- 1996: Đây là giai đoạn FDI tăng trưởng nhanh góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu xã hội.Năm 1991, tổng vốn FDI mới chỉ là 213 triệu đô-la Mỹ.Con số FDI đăng ký đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh điểm vào 1996 với tổng vốn đăng ký lên đến 8,6 tỷ đô-la Mỹ.(2)
(Nguồn: website ngày 28/01/2008 09:00 AM )
(1).Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tê, Nxb.CAND, Hà Nội, 2008, tr177
(2)Website (Ngày 10/08/2007 – 09:13:00 am)
- Từ năm 1997- 1999:Đây là thời kỳ suy thoái của FDI do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997.Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999.(1)
- Từ năm 2000-2002: Giá trị FDI đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 với mức 25,8% và 2001 với mức 22,6%, nhưng vẫn chưa được hai phần ba so với năm 1996. FDI đăng ký tăng vào năm 2001 và 2002 là kết quả của dự án đường ống Nam Côn Sơn (2000) và Dự án XD-KD-CG Phú Mỹ (2001). Năm 2002, FDI đăng ký lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỷ đô-la Mỹ, đạt khoảng 54,5% của mức năm 2001.(2)
- Từ năm 2003- 2006: Đây là giai đoạn FDI phục hồi và phát triển. Năm sau tăng gấp đôi so với năm trước.Năm 2004 chỉ mới đạt 2,084 tỷ USD thì năm 2006 lên tới 10,200 tỷ USD tăng 400% so với 2004(3).FDI năm 2006 đã vượt rất nhanh, cao hơn năm 1996 và cao nhất trong 19 năm gần nhất.
- Từ năm 2007- đến nay: Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO các chính sách ngoại thương cởi mở hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.Năm 2007 Việt Nam đã thu hút 1544 dự án và 21,3 tỷ USD, tăng gần 2 lần năm 2006(4).Qua năm 2008 Việt Nam đã thu hút một con số cực kỳ ấn tượng với 64 tỷ USD gấp gần 3 lần so với năm 2007.Qua đó lọt vào top 10 nền kinh tế hấp dẩn vốn đầu tư FDI nhất.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2009 cả nước có 839 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD(5).Tuy chỉ bằng 24,6% so với năm 2008 nhưng đây cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD(6).Có thể nói, trong con mắt của nhà đầu tư, Việt Nam vẫn là nơi "đặt niềm tin", đầu tư làm ăn lâu dài.
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH-ĐT cho biết, tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong tháng đầu tiên của năm 2010, Việt Nam đã thu hút 318 triệu USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 71,9% so với cùng kỳ năm trước.(7)
(1), (2), (3) Website (Ngày 10/08/2007 – 09:13:00am)
(4)Website ( Ngày 02/08/2007 – 03:30:00pm)
(5)Website (Ngày 29/12/2009-04:39:00 PM)
(6)Website (Thứ hai, 28/12/2009, 07:42)
(7)Website (Ngày 27/1/2010 – 02:25:00 pm)
Chỉ tiêu FDI năm 2010: Tổng vốn đầu tư 22-25 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2009. Trong đó, vốn mới đăng ký khoảng 19 tỉ USD, vốn tăng thêm khoảng 3 tỉ USD. Vốn thực hiện ở mức 10-11 tỉ USD, tăng 10% so với 2009. Các lĩnh vực trọng tâm: công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ phát triển co sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, chế biến nông sản.
DiaOcOnline.vn - Theo Nhịp Cầu Đầu Tư
2.2.Tình hình FDI phân theo ngành kinh tế:
Cơ cấu vốn FDI (%) năm 2008 (Nguồn: website ngày 28/01/2008 09:00 Am)
Hình trên cho thấy có rất ít vốn đổ vào ngành nông nghiệp, nhiều nhất và vượt trội là vốn đầu tư vào ngành công nghiệp.
Tỉ trọng vốn FDI vào các ngành kinh tế là không đều nhau.Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm.(1)
Nguồn: website ngày 28/01/2008 09:00 Am
(1)Website Thứ Hai, 28/12/2009, 10:58
Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm.(1)Trong đó một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai.
2.3.Tình hình FDI phân theo khu vực:
FDI năm 2009 (phân theo địa phương). Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài.
Mặc dù các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có mặt tại tất cả 64 tỉnh thành của Việt nam, FDI chính vẫn tập trung vào các khu vực kinh tế trọng điểm ở phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và một số trọng điểm ở phía Bắc như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh....

Link download cho anh em:

xKQ638eAI8Qg7pu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status