Tập quán pháp và việc thực hiện nguyên tắc áp dụng tập quán trong Bộ luật dân sự năm 2005 - pdf 13

Download Tập quán pháp và việc thực hiện nguyên tắc áp dụng tập quán trong Bộ luật dân sự năm 2005 miễn phí



Từ những quy định trong BLDS năm 2005, có thể khẳng định, tập quán chính thức được thừa nhận tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội như các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, trên thực tiễn, việc áp dụng tập quán còn gặp nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Hiện có hai xu hướng thường xảy ra liên quan đến việc áp dụng các quy phạm pháp luật có viện dẫn tập quán: thứ nhất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành ra một văn bản quy phạm pháp luật mới điều chỉnh luôn vấn đề được quy định là áp dụng theo tập quán. Chẳng hạn, từ Điều 479 BLDS năm 2005 về hụi, họ, biêu, phường, ngày 27/11/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2006/NĐ-CP về hụi, họ, biêu, phường. Thứ hai, tránh áp dụng tập quán mặc dù đã được pháp luật cho phép áp dụng tập quán. Ví dụ, về vấn đề xác định ranh giới giữa các bất động sản liền kề, Điều 265 BLDS năm 2005 quy định thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu hay theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hay theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp. Như vậy, nếu không có thỏa thuận giữa các chủ sở hữu và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan xét xử khi giải quyết vấn đề này đương nhiên có thể xác định ranh giới theo tập quán. Nhưng có trường hợp tòa án khi xét xử tranh chấp đã không xem xét tập quán, nên đã làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự (5).


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37792/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Tập quán pháp và việc thực hiện nguyên tắc áp dụng tập quán trong Bộ luật dân sự năm 2005
Tập quán pháp là những tập quán được Nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện (1). Khi Nhà nước cần điều chỉnh một quan hệ xã hội, thông thường Nhà nước sẽ ban hành các quy phạm pháp luật.
Tập quán pháp là những tập quán được Nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện (1). Khi Nhà nước cần điều chỉnh một quan hệ xã hội, thông thường Nhà nước sẽ ban hành các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quan hệ xã hội mà Nhà nước cần điều chỉnh lại đang được điều chỉnh bởi các quy phạm tập quán. Vì thế, nếu những tập quán này phù hợp với mục tiêu điều chỉnh các quan hệ xã hội của Nhà nước, nhiều Nhà nước sẽ sử dụng phương pháp thừa nhận, làm cho tập quán đó trở thành quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Như vậy, để được coi là tập quán pháp thì bản thân quy phạm tập quán đó bắt buộc phải được Nhà nước thừa nhận bằng một trong hai cách: hay thông qua một quy định mang tính nguyên tắc cho mọi trường hợp (2), hay thông qua một quy định chi tiết cho từng trường hợp cụ thể (3).
1. Nhận diện tập quán pháp qua Bộ luật Dân sự năm 2005
Trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005, Nhà nước ta đã thừa nhận một số tập quán. Việc thừa nhận này trước hết thông qua một quy định mang tính nguyên tắc thể hiện tại Điều 3: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong BLDS” (4).
Đồng thời, để cụ thể hóa nguyên tắc nói trên, BLDS năm 2005 cũng đã đưa ra nhiều quy định chi tiết thừa nhận tập quán trong một số trường hợp xác định.
Thứ nhất, áp dụng tập quán điều chỉnh quan hệ nhân thân. Trong số những quyền nhân thân được BLDS năm 2005 ghi nhận, bảo vệ thì quyền xác định dân tộc là quyền có sự tham gia điều chỉnh của tập quán pháp. Khoản 1 Điều 28 BLDS năm 2005, quy định: “Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hay dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hay theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ”. Như vậy tập quán của dân tộc về việc lựa chọn dân tộc cho con khi cha mẹ khác nhau về dân tộc được nhà nước thừa nhận, coi như pháp luật.
Thứ hai, áp dụng tập quán trong một số vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự như giải thích giao dịch dân sự (bao gồm cả hợp đồng dân sự); hình thức giao dịch hụi, họ; giao dịch thuê tài sản.
Theo Khoản 1 Điều 126 BLDS năm 2005, khi giao dịch dân sự có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch đó được thực hiện theo thứ tự:
a) Theo ý muốn đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;
b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;
c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.
Như vậy, tập quán nơi giao dịch được xác lập nếu được lựa chọn để giải thích giao dịch dân sự thì đó chính là tập quán pháp. Phù hợp với quy định đó, Khoản 4 Điều 409 BLDS 2005 quy định: khi hợp đồng có điều khoản hay ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm nơi giao kết hợp đồng. Đặc biệt, giao dịch hụi, họ, biêu, phường được BLDS ghi nhận ở Khoản 1 Điều 479 là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán.
Tập quán còn được sử dụng để xác định nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng tài sản thuê trong giao dịch thuê tài sản. Khoản 1 Điều 485 và Khoản 1 Điều 489 BLDS năm 2005 quy định: “Bên cho thuê phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa”; “Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê”.
Thứ ba, áp dụng tập quán trong vấn đề xác lập quyền sở hữu chung, hình thành, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung của cộng đồng. Việc xác lập quyền sở hữu chung có thể được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu, theo quy định của pháp luật và cũng có thể được hình thành theo tập quán (Điều 215 BLDS năm 2005). Riêng đối với sở hữu chung của cộng đồng thì việc hình thành, quản lý, sử dụng, định đoạt có thể theo thỏa thuận hay theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 220 BLDS năm 2005).
Thứ tư, áp dụng tập quán trong vấn đề nghĩa vụ dân sự. Có rất nhiều loại nghĩa vụ cụ thể được quy định trong BLDS năm 2005, nhưng chỉ có ba loại nghĩa vụ sau đây có sự tham gia điều chỉnh của tập quán, đó là nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra và nghĩa vụ tài sản liên quan đến thừa kế. Tại Khoản 1 Điều 265 BLDS năm 2005 quy định việc xác định ranh giới giữa các bất động sản có thể theo tập quán. Đến Điều 625, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra được quy định tại Khoản 4 là nếu súc vật thả rông theo tập quán gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật phải bồi thường theo tập quán. Liên quan đến vấn đề thừa kế, Điều 683 quy định thứ tự ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ, ngay tại Khoản 1, chi phí đầu tiên được ưu tiên thanh toán chính là chi phí mai táng hợp lý theo tập quán.
Thứ năm, vấn đề tập quán quốc tế. Sẽ là một thiếu sót nếu chúng ta không đề cập đến tập quán quốc tế trong các giao lưu dân sự theo nghĩa rộng trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập hiện nay. Tại Khoản 4 Điều 759 của BLDS năm 2005, nguyên tắc áp dụng tập quán quốc tế được quy định như sau: “Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hay hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hay hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Trên thực tế, các tập quán này được áp dụng rất nhiều trong hoạt động thương mại quốc tế.
2. Việc thực hiện nguyên tắc áp dụng tập quán trong BLDS năm 2005
Từ những quy định trong BLDS năm 2005, có thể khẳng định, tập quán chính thức được thừa nhận tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội như các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, trên thực tiễn, việc áp dụng tập quán còn gặp nhiều vấn ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status