Bảo vệ quyền của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay - pdf 13

Download Bảo vệ quyền của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay miễn phí



Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 quy định NTD có quyền khiếu nại đối với hàng hóa và dịch vụ với những quy định với những nội dung quan trọngsau: i) NTD trực tiếp hay thông qua thay mặt của mình để thực hiện việc khiếu nại, yêu cầu bồi hoàn, bồi thường. Ii) Việc khiếu nại được giải quyết theo nguyên tắc hòa giải, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu không hòa giải được, NTD có quyền khiếu nại hay khởi kiện theo quy định của pháp luật. iii) NTD trực tiếp hay thông qua thay mặt của mình tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37721/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Bảo vệ quyền của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
Bên cạnh quan hệ giữa các nhà sản xuất với nhau, quan hệ kinh tế chủ yếu trong xã hội là quan hệ giữa người tiêu dùng (NTD) và nhà sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ. Tuy là số đông, nhưng NTD không được tổ chức lại nên họ khó có sức mạnh, tiếng nói đơn lẻ của họ cũng rất ít được lắng nghe. So với những nhà sản xuất, những nhà chuyên môn, thì ở những lĩnh vực nhất định, NTD kém hiểu biết hơn. Bởi vậy, trong mối quan hệ giữa họ với các nhà sản xuất kinh doanh, NTD luôn đứng ở thế yếu và chịu nhiều thiệt thòi. Có người nói rằng, quyền của NTD Việt Nam hiện nay được bảo vệ kém nhất trên thế giới. Nói như vậy có phần chua xót nhưng lại phản ánh đúng hiện trạng.
1.      Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền của NTD
1.1 Từ góc độ pháp luật và trách nhiệm các cơ quan nhà nước
Nghị quyết số N /RES/39/248 ngày 16 tháng 4 năm 1985 của Đ ại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra  các nguyên tắc bảo vệ NTD, đó là: a) Bảo vệ an toàn cho NTD, không làm tổn hại sức khỏe NTD; b)  Khuyến khích và bảo vệ lợi ích kinh tế của NTD; c) NTD có quyền tiếp cận thông tin để có sự lựa chọn có ý thức phù hợp với nhu cầu cá nhân; d) Giáo dục NTD; đ) Quy định thủ tục có hiệu quả cho việc giải quyết khiếu nại của NTD; e) NTD tự do lập tổ chức, nhóm và các tổ chức đó có quyền bày tỏ quan điểm của mình trong quá trình thông qua các quyết định liên quan đến lợi ích của NTD.
Chúng tui cho rằng, các nguyên tắc bảo vệ NTD theo Nghị quyết số A/RES/39/248 nói trên của Đại hội đồng Liên hợp quốc hầu như đã được quy định khá đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Điều 28 của Hiến pháp năm 1992 quy định: "Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và NTD".  Từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách đổi mới Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến việc bảo vệ NTD, trong đó quan trọng nhất là Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 và Nghị định số 69/2001/CP năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD. Ngoài ra, liên quan đến chất lượng sản phẩm, Nhà nước quản lý bằng Pháp lệnh chất lượng hàng hoá . Các cơ quan quản lý nhà nước và bảo vệ pháp luật như Bộ Thương mại, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính đã phối hợp ra Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT, ngày 27-04-2000 nhằm chống lại các hoạt động làm, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ hàng giả, góp phần quan trọng bảo vệ quyền lợi của NTD nước ta...
Theo quy định của pháp luật, các quyền của NTD không chỉ được Nhà nước bảo vệ mà còn nhận được sự bảo vệ từ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi họ phải thực hiện các quy định của pháp luật. Các quyền của NTD còn được các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân (trong đó có bản thân NTD) đều có trách nhiệm tham gia bảo vệ. ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD và thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Trên thực tế, các cơ quan chức năng đã có những cố gắng nhất định trong việc bảo vệ NTD. Chẳng hạn, mới đây, trước Tết Mậu Tý, tháng giáp Tết, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp tiêu thụ hàng giả trong đó có rượu ngoại, thuốc lá... Trong tháng giáp Tết, ngành hải quan đã kiểm tra, bắt giữ 1.355 vụ, trị giá 24 tỷ 358 triệu đồng. Trong đó, buôn lậu, vận chuyển trái phép 188 vụ, gian lận thương mại 56 vụ...
Mặc dù đã có những cố gắng nhất định về lập pháp và thực thi các quy định nhằm bảo vệ NTD nhưng nhìn chung, quyền của NTD Việt Nam vẫn đã và đang bị xâm hại nghiêm trọng. Những vụ việc gần đây như  các vụ xăng chứa aceton gây hỏng động cơ gắn máy, nước tương chứa chất 3-MPCD gây ung thư, sữa đóng hộp không đúng trọng lượng, ghi nhãn sai đối với sữa tươi nhằm lừa dối NTD, ghi nhãn mác là nước mắn cá hồi Bắc Âu sau phải cải chính lại hương cá hồi, vấn đề rau xanh, an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, việc gian dối taximét của các hãng taxi, chất lượng dịch vụ viễn thông... đã và đang gây ra nhiều bức xúc trong cộng đồng xã hội. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trên thị trường cũng đang xuất hiện nhiều cách kinh doanh mới như bán hàng qua mạng, qua điện thoạigiao dịch điện tử để đặt mua hàng hoá, dịch vụ từ một nước khác cũng đang phát triển. Những phương tiện giao dịch hiện đại tạo sự thuận tiện cho các bên nhưng bên cạnh những tiện ích thì đây cũng là môi trường làm phát sinh những hành vi vi phạm quyền lợi NTD ngày một tinh vi và phức tạp hơn.
Quyền của NTD ở nước ta còn bị xâm hại từ chính hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Khẩu hiệu được các cơ quan này đưa ra thường là Hãy trở thành NTD thông thái. Theo chúng tôi, khẩu hiệu này chỉ đúng một phần rất nhỏ. NTD thông thái có nghĩa là phải bảo đảm vệ sinh trước khi ăn, phải ăn chín, uống sôi chứ không ai thông thái đến mức biết được nước tương có chứa chất gây ung thư hay không, không ai thông thái đến mức phân biệt giữa hàng thật và hàng giả khi thấy chúng y chang như nhau, không ai thông thái đến mức nhìn vào cây xăng biết ngay là xăng có pha aceton, không ai thông thái đến mức dùng nước tương phát hiện nay ra trong đó có chất 3-MPCD gây ung thư. Vậy ai phải giúp NTD? Đó chính là các cơ quan có chức năng của Nhà nước. Các cơ quan này có trình độ, có phương tiện và có nguồn tài chính để giúp NTD trong toàn xã hội. Cơ quan nhà nước chuyên trách đương nhiên phải thông thái hơn NTD. Nhưng một câu hỏi đặt ra: tại sao NTD cứ bi thiệt hại trước, thấy được hậu quả thì sau đó cơ quan Nhà nước mới nhảy vào cuộc? Ngay nước tương có chất gây ung thư, NTD đã dùng nhiều năm qua và sự việc bị phát hiện lại xuất phát từ một nước châu Âu. Không hiếm trường hợp NTD không biết lựa chọn hàng hóa để mua khi thứ hàng hóa đó phải dùng bắt buộc vì quy định của pháp luật nhưng cơ quan chức năng lại thả nổi thị trường, thậm chí còn không minh bạch các sản phẩm kém chất lượng vì biết đâu doanh nghiệp sẽ sản xuất ra hàng hóa đạt tiêu chuẩn.
Xin nêu ví dụ về việc lưu thông và sử dụng mũ bảo hiểm xe máy kém chất lượng thời gian qua. Phải nói rằng, các cơ quan chức năng đã phản ứng quá chậm và kém, gây thiệt hại cho NTD, thậm chí thiệt hại có thể trả giá bằng tính mạng. Một người mua phải mũ bảo hiểm rớm, bị tai nạn và bị chấn thương sọ n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status