Phạm vi loại việc phải bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính nhà nước và khái niệm oan, sai - pdf 13

Download Phạm vi loại việc phải bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính nhà nước và khái niệm oan, sai miễn phí



Được biết, cái chính làm một số cơ quan nhà nước lo, là ngân sách sẽ không có đủ để bồi thường. Nhưng thiết nghĩ, cái lo đó lại là dấu hiệu tốt. Nhà nước (nói chung) không sợ cái lo đó, mà cần cái lo đó. Giả thiết số tiền bồi thường có tăng lên chục lần hay hơn chẳng hạn, so với tổng số xấp xỉ 16 tỷ đồng đã bồi thường theo Nghị định 47 sau hơn 10 năm kể từ ngày ban hành năm 1997 (Dự thảo Tờ trình) và Nhà nước sẽ lập một Quỹ bồi thường nhà nước riêng, cũng sẽ không làm Nhà nước nghèo đi. Trái lại, điều đó sẽ góp phần làm cho giá trị mà các hoạt động công vụ sẽ gây thiệt hại cho dân, cho tổ chức, tức là cho xã hội, sẽ giảm, và góp phần làm giảm những khoản thất thoát, tham nhũng, lãng phí tiền của Nhà nước đến hàng ngàn tỷ đồng. Dưới góc độ kinh tế, ở đây số tiền bỏ ra để bồi thường sẽ như một số vốn có thể thu được mấy lần lãi. Hơn nữa, cái lo này là thiếu cơ sở, vì nếu thiệt hại gây ra đáng được Nhà nước (cơ quan nhà nước) bồi thường, mà nếu không được bồi thường theo Luật này thì vẫn phải bồi thường theo các luật khác (trong trường hợp nền tư pháp vận hành theo đúng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền).


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37737/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

thảo nâng thành Luật Công vụ hay Luật Cán bộ, công chức, cũng đã có Điều 45 quy định: “Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật hay truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai thì được phục hồi danh dự, quyền lợi và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Như vậy, cán bộ, công chức có quyền yêu cầu bồi thường khi bị xử lý kỷ luật dưới bất cứ hình thức nào nếu bị oan, sai. Nhưng việc Nhà nước bồi thường thiệt hại cho cán bộ, công chức theo quy định nào của pháp luật thì nay chưa được cụ thể hóa,
4) Luật Khiếu nại, tố cáo (ban hành năm 1998, được sửa đổi lần cuối năm 2005) lại không giới hạn, mà giữ phạm vi như nội dung Điều 74 Hiến pháp 1992. Luật này có những quy định mang tính nguyên tắc về quyền của người khiếu nại được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (điểm đ khoản 1 Điều 17; khoản 2 Điều 8), về nghĩa vụ của người bị khiếu nại phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (điểm đ khoản 2 Điều 18).
5) Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (TTVAHC) sửa đổi bổ sung lần cuối năm 2006 - minh chứng đẹp đẽ của quan hệ bình đẳng về pháp lý giữa Nhà nước và Công dân là nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền - có nguyên tắc quan trọng về việc người khởi kiện vụ án hành chính có quyền đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 3) và Điều 11 liệt kê hơn 22 loại khiếu kiện vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (hơn 22 loại vì loại thứ 22 là các khiếu kiện khác). Như vậy, đối với những khiếu kiện đó, người khởi kiện vụ án hành chính có quyền đồng thời yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Nhưng giới hạn loại khiếu kiện vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là hợp lý, vì khả năng của Tòa án về xét xử các khiếu kiện hành chính đang có hạn.
Nhưng điều đó không có nghĩa là giới hạn loại kiện về bồi thường nhà nước, vì còn những vụ kiện khác về bồi thường nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, mà đây mới chiếm số nhiều. Ngoài ra, việc kiện đòi bồi thường kèm theo với khởi kiện vụ án hành chính không là bắt buộc mà chỉ có thể đồng thời, nghĩa là đương sự trong vụ kiện hành chính vẫn có thể tách việc kiện đòi bồi thường khỏi vụ kiện hành chính thành vụ kiện riêng theo thủ tục tố tụng dân sự.
6) BLDS 2005, thay thế BLDS 1995, có Điều 619 quy định: “Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ”. Như vậy, đây chỉ là quy định ngắn gọn, rất chung và phạm vi cũng được giới hạn đúng như Nghị định 47 nói trên.
7) Nghị quyết Đại hội X (2006) của Đảng nhấn mạnh: “Các cơ quan có thẩm quyền phải bồi thường thích đáng cho công dân và doanh nghiệp về những thiệt hại cả danh dự và vật chất do những quyết định trái pháp luật gây ra”...[1]. Như vậy, quyết định trái pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền, không phân biệt là quyết định quy phạm hay cá biệt, cũng là tác nhân gây thiệt hại cho công dân và doanh nghiệp mà các cơ quan có thẩm quyền phải bồi thường thích đáng, chứ không chỉ là hành vi của người thi hành công vụ.
8) Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản (ban hành ngày 3/6/2008) quy định vấn đề bồi thường việc trưng dụng tài sản (các điều 34 - 40) theo thủ tục hành chính, nhưng chỉ trong trường hợp trưng dụng tài sản và chỉ khi việc trưng dụng đó không trái pháp luật. Còn quyết định trưng mua thì không có bồi thường, vì khi đã trưng mua thì đã có sự thỏa thuận giữa Nhà nước và bên bán.
9) Điều 10 Dự thảo: Điều 10 Dự thảo liệt kê 10 công vụ mà nếu trong khi thực hiện người thi hành có hành vi trái pháp luật, có lỗi gây ra thiệt hại, thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường. Đối chiếu với Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, thì 10 công vụ này là chọn trong hơn 22 loại việc khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh.
1.2.  Nhận xét
Vấn đề phạm vi điều chỉnh bao giờ cũng là vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của luật, có vai trò quyết định đến ý nghĩa, vai trò của luật đối với thực tiễn. Phạm vi loại việc phải bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính nhà nước theo pháp luật hiện hành và theo Điều 10 Dự thảo chính là phạm vi điều chỉnh nói ở đây. Qua đó, chúng tui có vài nhận xét sau đây:
Một là, quy định của pháp luật hiện hành về phạm vi bồi thường nhà nước đối với thiệt hại gây ra trong hoạt động hành chính nhà nước rất tản mạn, không thống nhất đúng như nhận định của Dự thảo Tờ trình. Tuy nhiên, phạm vi nói trên bị khoanh hẹp dần trong các văn bản pháp luật theo thời gian so với quy định của Hiến pháp 1992 và Nghị quyết của Đảng, nhưng không văn bản nào giới hạn hành vi gây thiệt hại phải là có lỗi, thậm chí Hiến pháp và nhiều văn bản còn không giới hạn phải là hành vi trái pháp luật. Còn theo Dự thảo Luật này thì phạm vi đó quá hẹp về loại hành vi (hẹp hơn cả Điều 11 Pháp lệnh TTVAHC, chỉ 10 loại việc so với hơn 22 loại việc), cả về chủ thể và tình huống xảy ra hành vi (chỉ là hành vi của người thi hành công vụ), giới hạn chỉ ở các hành vi trái pháp luật và có lỗi.
Tuy không có cơ sở khi nói rằng, quy định này của Dự thảo là không phù hợp với quy định của Hiến pháp và quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội X của Đảng, vì cơ chế bồi thường nhà nước còn do các văn bản khác, nhất là Chương Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của BLDS. Suy ra từ chương này thì (chứ không phải chỉ từ Điều 619), mọi loại thiệt hại do mọi loại hành vi hay quyết định của mọi loại chủ thể gây ra, dù có trái pháp luật và có lỗi hay không, đều có thể phải bồi thường. Tuy vậy, nếu mong muốn ban hành ra một Luật mới điều chỉnh riêng về cơ chế bồi thường nhà nước, nhằm thiết lập cơ chế pháp lý mới, đồng bộ và hiệu quả, quy định thống nhất, hợp lý, nhất thể hóa, kể cả các loại thiệt hại được bồi thưòng, thì rõ ràng, mong muốn đó chưa thực hiện được. Bởi vì, Dự thảo đã khoanh một vùng rất khiêm tốn về phạm vi nói ở trên và cũng chỉ thêm vào vùng đó một khâu bắt buộc là phải qua thủ tục hành chính mà thôi, bên cạnh đó vẫn để tồn tại một cách tản mát nhiều cách bồi thường nhà nước khác đối với lĩnh vực hành chính nhà nước với phạm vi rộng hơn Luật này rất nhiều.
Hai là, nguyên tắc chỉ có hành vi công vụ nào mang tính phổ biến, có khả năng gây thiệt hại trực tiếp (...)mà người thi hành công vụ đã có hành vi trái pháp luậtm, có lỗi và gây ra thiệt hại thì Nhà nước mới phải bồi thường (Dự thảo Tờ trình) đáng lẽ phải thêm vào cuối mấy chữ “theo Luật này”, vì nếu không thì các hành vi gây ra thiệt hại khác, kể cả trái pháp luật và không trái pháp luật, có lỗi và không có lỗi thì Nhà nước không phải bồi thường? Vì như vậy sẽ trái với ng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status