Tiểu luận Áp dụng pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo: Thực trạng và hướng hoàn thiện - pdf 13

Download Tiểu luận Áp dụng pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo: Thực trạng và hướng hoàn thiện miễn phí



Luật Khiếu nại, tố cáo đã có quy định về quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo và người giải quyết tố cáo (9), song nhìn chung chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình thực hiện quyền tố cáo; Theo Luật Khiếu nại, tố cáo thì công dân có thể tố cáo bằng hình thức gửi đơn hay trực tiếp tố cáo với cơ quan, tố chức, cá nhân có thẩm quyền (10). Như vậy, pháp luật hiện hành chưa quy định việc tiếp nhận tố cáo thông qua điện thoại, thư điện tử vì vậy bỏ lọt nhiều thông tin có giá trị của người dân về việc phát giác các hành vi vi phạm. Kinh nghiệm của một số nước đã quy định cụ thể các hình thức tố cáo nhằm tạo thuận lợi cho người dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật nói chung cũng như tham nhũng nói riêng, góp phần tăng hiệu quả công tác đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật; chưa quy định người tố cáo được nhận thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết; được tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hay quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết; được trích thưởng (nếu có) v.v. Luật Khiếu nại, tố cáo quy định về việc người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật, chứ chưa xác định rõ trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi tố cáo sai sự thật của mình gây ra. Năm 2008, đã phân tích 3278 đơn tố cáo thì có 1206 đơn tố cáo có đúng có sai và 1407 đơn tố cáo sai (42,8%). Qua đó, khá nhiều đơn tố cáo còn chưa chính xác.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37666/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

áo và giải quyết tố cáo, bài viết đề xuất một số phương hướng và nội dung cơ bản để tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo, trong đó có việc triển khai Dự án Luật Tố cáo.
1. Khái quát thực trạng thi hành pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo
Từ 1/1/1999, Luật Khiếu nại, tố cáo có hiệu lực (1). Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đóng vai trò là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc khuyến khích người dân tích cực tham gia phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, tăng cường trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong giải quyết tố cáo (2). Tuy nhiên, tình hình tố cáo diễn biến hết sức phức tạp. Số lượng các vụ việc tố cáo qua các năm vẫn còn nhiều (3). Tình hình tố cáo gay gắt, phức tạp thường xảy ra tại các thời điểm trước bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, đại hội Đảng hay liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ cấp cơ sở. ở một số địa phương xảy ra những vụ khiếu nại, tố cáo đông người, diễn ra trên địa bàn nhiều xã rất phức tạp, kéo dài. Nội dung tố cáo chủ yếu là về một số cán bộ đảng viên lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham ô, nhận hối lộ, cố ý làm trái chính sách pháp luật trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai; trong sản xuất kinh doanh và cả trong quá trình xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp tay cho buôn lậu, làm ăn phi pháp; bao che, không xử lý vi phạm của cấp dưới; ngoài ra là các tố cáo về mất dân chủ, không công bằng trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong công tác cán bộ, về lối sống sa đọa, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất đạo đức.
Trong những năm vừa qua, Chính phủ đã tăng cường hướng dẫn đôn đốc, chỉ đạo công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; đã ban hành nhiều nghị định, chỉ thị và nhiều công điện về vấn đề này. Lãnh đạo một số bộ, ngành và địa phương đã quan tâm hơn đến công tác giải quyết tố cáo. Nhìn chung, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm triển khai và thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhiều đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả; một số tỉnh tập trung rà soát và xem xét, giải quyết được các vụ việc tồn đọng thuộc thẩm quyền của địa phương. Các bộ, ngành trung ương và tỉnh, thành phố đề ra các biện pháp cụ thể chấn chỉnh nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Trong 10 năm qua (từ 1999 đến 2008), các cơ quan hành chính có thẩm quyền đã thụ lý 129.321 vụ việc tố cáo và đã giải quyết được 95.971 vụ việc (đạt tỷ lệ 74,21%)(4). Bên cạnh kết quả đạt được, thì một số vụ việc tố cáo chưa được giải quyết đúng pháp luật, vi phạm quyền và lợi ích của công dân, tổ chức. Việc xử lý không nghiêm túc, có trường hợp bao che người bị tố cáo. Nhiều tố cáo không được giải quyết đúng thời hạn quy định của pháp luật làm cho vụ tố cáo bị kéo dài. Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức. Việc xử lý đơn tố cáo nặc danh, mạo danh ở các địa phương còn khác nhau, còn nhầm lẫn giữa đơn tố cáo và đơn khiếu nại. Việc tiếp nhận, giải quyết đơn tố cáo chưa phản ánh đúng tình hình vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức. Khi xử lý còn nể nang, thiếu kiên quyết, nặng về xử lý nội bộ, xử lý không nghiêm, không công bằng, làm giảm lòng tin của vào cơ quan nhà nước và tính nghiêm minh của pháp luật.
2. Một số bất cập của quy định pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo
2.1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Nguyên tắc và thẩm quyền giải quyết tố cáo đã được quy định cụ thể trong Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP(5). Điều 61 Luật Khiếu nại, tố cáo đã quy định trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Điều 34, 35 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP quy định rất rõ về trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc về thủ trưởng của cơ quan nhà nước cũng như quy định về cơ quan chuyên trách giúp thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc thẩm tra, xác minh. Trên thực tế, các hành vi bị tố cáo rất đa dạng có tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau nên việc giải quyết các tố cáo thuộc thẩm quyền của nhiều loại cơ quan, tố chức. Tuy nhiên, Luật Khiếu nại, tố cáo chưa quy định cụ thể trách nhiệm giải quyết của các cơ quan hành chính đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong lĩnh vực với từng loại đối tượng như chưa quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm hành chính của các tổ chức, cá nhân chưa đến mức xử lý hình sự (việc giải quyết tố cáo này đã được quy định và đang được thực hiện như trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như một số văn bản pháp luật quản lý trong các lĩnh vực); thẩm quyền giải quyết tố cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng được quy định trong Bộ Luật Tố tụng hình sự, tuy nhiên đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, những chức danh tư pháp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ ngoài hoạt động tố tụng cũng như một số cơ quan tuy là cơ quan hành chính nhưng tham gia một số hoạt động tố tụng như Hải quan, Kiểm lâm... thì việc giải quyết tố cáo cũng cần được quy định thực hiện trên cơ sở của Luật khiếu nại, tố cáo; các tố cáo đối với cán bộ, công chức ở các cơ quan nhà nước như Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội cũng chưa được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo làm cơ sở cho việc giải quyết; chưa quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo trong tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế; chưa quy định mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, cơ quan nhà nước với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong việc xử lý các đối tượng thuộc quyền quản lý của mình cũng như trách nhiệm của thanh tra các cấp, các ngành trong việc giúp thủ trưởng cùng cấp giải quyết tố cáo; gây khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý tố cáo. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đã xuất hiện tình trạng trùng lặp về thẩm quyền, không xác định được cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết đối với đối tượng nhất định khi thực hiện một loại hành vi vi phạm cũng như hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giải quyết đối với những vụ tố cáo có tính chất phức tạp, nhạy cảm. Đồng thời, theo quy định hiện hành thì không có điểm dừng trong tiếp nhận và xử lý tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.2. Thủ tục tố cáo và giải quyết tố cáo
Luật Khiếu nại, tố cáo chỉ quy định các trình tự, thủ tục về phía cơ quan có trách nhiệm giải quyết tố cáo (6), chưa quy định thủ tục cho công dân khi họ thực hiện quyền tố cáo, do vậy làm hạn chế việc tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật.
Một vấn đề luôn được đặt ra trong nhiều cuộc hội thảo khoa học liên quan đến khiếu nại, tố cáo và chống tham...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status