Thực tiễn áp dụng Bộ luật lao động và hướng hoàn thiện pháp luật lao động - pdf 13

Download Thực tiễn áp dụng Bộ luật lao động và hướng hoàn thiện pháp luật lao động miễn phí



Trong nền kinh tế thị trường và trong thị trường lao động, pháp luật lao động có vai trò quan trọng là thúc đẩy khả năng tự điều chỉnh của các quan hệ lao động và các quan hệ liên quan. Một trong những yêu cầu của hệ thống pháp luật là tạo ra nền pháp luật đồng nhất điều chỉnh các quan hệ đó. Nhưng việc điều chỉnh không thể và không nên biến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực lao động thành các đối tượng điều chỉnh có tính thụ động mà phải tạo ra điều kiện pháp lý - xã hội để các quan hệ đó vận động phù hợp với quy luật kinh tế - xã hội đang vận hành. Đối chiếu với yêu cầu này có thể thấy, nhiều quy định của BLLĐ còn mang nặng tính mệnh lệnh, chỉ thị. Một trong những bất cập rõ nét về tính áp đặt là khi tiến hành sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 đã ghi nhận một nội dung không thích hợp là giao quyền giải quyết tranh chấp lao động cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh dưới dạng can thiệp về mặt hành chính và quy định của Bộ luật lại quan tâm nhiều tới việc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét xử lý vi phạm hơn là phân xử tranh chấp lao động (11).


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37714/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Thực tiễn áp dụng Bộ luật lao động và hướng hoàn thiện pháp luật lao động
Dự án Bộ luật lao động (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình chuẩn bị thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 của Quốc hội. Đây là văn bản trụ cột của hệ thống pháp luật lao động. Tuy nhiên, việc triển khai dự án này cũng đang gặp nhiều vấn đề vướng mắc liên quan đến việc xác định hình thức văn bản, hướng quy định và những nội dung cơ bản cần sửa đổi của Bộ luật lao động. Bài viết trên cơ sở khái quát thực trạng thi hành pháp luật lao động đã đề xuất một số phương hướng và nội dung cơ bản để tiếp tục hoàn thiện pháp luật lao động, trong đó có việc triển khai Dự án Bộ luật lao động (sửa đổi).
1. Thực trạng lao động, việc làm trong hệ thống pháp luật lao động
1.1. Những kết quả đạt được
Từ 1/1/1995 - thời điểm Bộ luật Lao động (BLLĐ) có hiệu lực - đến nay, một môi trường pháp lý về lao động mới đã được thiết lập. Các quan hệ lao động theo hợp đồng lao động càng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống các quan hệ lao động của Việt Nam (1). Nhờ có BLLĐ và sự phát triển của nền kinh tế, tỷ trọng lao động hoạt động làm thuê trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng (2). Các quy định của BLLĐ năm 1994 (được sửa đổi bổ sung các năm 2002, 2006, 2007) và các văn bản pháp luật lao động hiện hành đã mang lại sức sống mới cho thị trường lao động. Chỉ riêng trong lĩnh vực thiết lập quan hệ lao động toàn cầu, Việt Nam đã có sự tích cực đáng kể với hiệu quả đáng khích lệ, nhất là trong việc tạo ra cơ chế pháp lý và các điều kiện căn bản để đưa khoảng nửa triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài và có quan hệ hợp tác lao động với gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Từ khi có BLLĐ, quan niệm về hệ thống việc làm đã có những thay đổi căn bản. Từ chỗ đeo đẳng và chạy theo nguyện vọng vào biên chế nhà nước, người lao động đã chuyển hướng sang tìm việc làm ở khu vực ngoài nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài. Từ năm 2000 đến năm 2007, tỷ lệ lao động thuộc khu vực kinh tế nhà nước tăng thêm không quá 1%, đến năm 2007 tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực này đã đột ngột giảm xuống, chỉ còn 9%(3). Số lượng lao động tham gia vào hoạt động kinh tế ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng từ 0,99% năm 2000 lên 3,49% năm 2007 (4). Điều đó có nghĩa là, càng ngày, việc áp dụng pháp luật lao động và các quy định của BLLĐ vào việc thiết lập, vận hành các quan hệ lao động, làm thuê theo sự thoả thuận tự do, tự nguyện càng chiếm ưu thế trong xã hội.
Khi số lao động tham gia làm thuê theo hợp đồng lao động tăng lên thì số lượng người dân có cơ hội tham gia vào lĩnh vực an sinh xã hội, đặc biệt là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng tăng mạnh. Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế năm 2007 đã đạt 37, 85 triệu người, trong đó số lượng tham gia bảo hiểm bắt buộc là 7, 99 triệu người. Năm 2008, theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam số lượng tham gia đã là trên 40 triệu người. Nếu so với số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước đó hơn 10 năm thì có thể thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực này (5).
BLLĐ ra đời kéo theo nó hàng chục văn bản pháp luật bổ trợ và hướng dẫn thi hành (6). Các văn bản pháp luật lao động được ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều lần trong những năm qua đã tạo nên một hệ thống các quy định khá dày đặc về luật lao động. Hệ thống các văn bản pháp luật này đã đóng một vai trò quan trọng góp phần vào việc định hướng chính sách, hướng dẫn hành động và thiết lập kỷ cương trên thị trường lao động cũng như trong hoạt động quản lý nhân lực, quản lý doanh nghiệp và là những căn cứ chủ yếu để áp dụng giải quyết những tranh chấp lao động và những vấn đề phát sinh trong lao động hơn mười năm qua (7). Có thể thấy rõ giá trị của BLLĐ và các văn bản pháp luật lao động trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng lao động và quan hệ giữa tập thể lao động với bên sử dụng lao động. Hai sự điều chỉnh này đã tạo nên một diện mạo mới, có tính khoa học và thực tiễn cao, chi phối và ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống quan hệ lao động. Bởi vì, sự điều chỉnh đó đã xác định địa vị và trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động thông qua hệ thống quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động và người sử dụng lao động về các quyền và lợi ích trong quá trình lao động. Bên cạnh đó, BLLĐ và các văn bản liên quan cũng đã xác định rõ trách nhiệm xã hội của Nhà nước trong việc tham gia và bảo đảm để các tiêu chuẩn lao động được thi hành nghiêm chỉnh với mục tiêu xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, hài hoà, ổn định vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (8).
1.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, BLLĐ nói riêng và hệ thống pháp luật lao động (với tư cách là hệ thống pháp luật chuyên biệt, chuyên ngành) vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Đó là:
1.2.1. Thiếu tính pháp điển
BLLĐ từ khi được thông qua năm 1994, sau ba lần sửa đổi, bổ sung hầu như vẫn chỉ có tính chất “luật khung”. Đi kèm với BLLĐ là hàng chục văn bản khác, nhiều nhất là các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (9). Có những vấn đề BLLĐ đề cập tới cơ bản là mang nặng tính nghị quyết và tính chính sách mà chưa đảm bảo tính quy phạm hay đưa ra nhưng không kiểm soát được một cách sâu sát. Điển hình là các quy định về việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, công đoàn, lao động đặc thù, thanh tra. Nếu xét về khía cạnh xã hội thì đó là các quy định rất hay, có ý nghĩa nhân văn. Nhưng rất khó áp dụng hiệu quả trong thực tiễn vì điều kiện không đầy đủ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cho nên, các quy định đó cơ bản là đưa ra những vấn đề mang tính mục tiêu lý tưởng chứ không phải là các quy phạm để trực tiếp “điều chỉnh” quan hệ xã hội về lao động. Nếu nhìn tổng quan, BLLĐ dường như thiếu tầm, hay nói cách khác, chưa có được sự bề thế đáng kể. BLLĐ khi mới thông qua lần đầu có 198 Điều, và sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, cũng mới chỉ đề cập được một số nội dung cơ bản của pháp luật lao động. Có những vấn đề rất quan trọng chưa được đưa vào, trong khi các luật khác cũng chưa hề đề cập vì khi làm luật đó, các nhà làm luật chưa tính hết tính chất chuyên biệt của lĩnh vực lao động, ví dụ như việc xử lý hình sự đối với “người lao động”, “cán bộ công đoàn”, “người sử dụng lao động”... Có những vấn đề đặc thù khác, luật lao động các nước khác đã quan tâm từ lâu, nhưng vẫn chưa được đưa vào BLLĐ như vấn đề “lạm dụng”, “đối xử thiếu công bằng / thiếu đúng đắn trong lao động”, “cơ chế ba bên”. Nhưng trái lại, Bộ luật lao động đã quy định một vấn đề quá khái quát và không có sự giải thích thoả đáng mang tính chuyên ngành về cấm xâm phạm danh dự, nhân phẩm (Kho...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status