Tìm hiểu Các nội dung chưa hợp lý trong Luật Kinh doanh bảo hiểm - pdf 13

Download Tìm hiểu Các nội dung chưa hợp lý trong Luật Kinh doanh bảo hiểm miễn phí



Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, mặc dù theo nguyên tắc thoả thuận, phải có sự chấp thuận của DNBH, nhưng để đảm bảo quy định của pháp luật về bên mua bảo hiểm, cần sửa đổi, bổ sung Điều 26 theo hướng quy định cụ thể người nhận chuyển nhượng phải thoả mãn điều kiện là bên mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, vì việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm con người không làm thay đổi người được bảo hiểm, nên việc chuyển nhượng phải có sự đồng ý của chủ thể này. Nếu người được bảo hiểm không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì sự đồng ý của cha, mẹ hay người giám hộ hợp pháp khác là điều kiện để chuyển nhượng hợp đồng


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37711/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Các nội dung chưa hợp lý trong Luật Kinh doanh bảo hiểm
Ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh bảo hiểm được điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm (Luật KDBH) có hiệu lực từ ngày 1/4/2001.
Ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh bảo hiểm được điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm (Luật KDBH) có hiệu lực từ ngày 1/4/2001. Trong thời gian qua, Luật KDBH đã điều chỉnh tương đối toàn diện các vấn đề pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm các nội dung chủ yếu: địa vị pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH); hợp đồng bảo hiểm; đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bảo hiểm v.v.. Với phạm vi điều chỉnh rộng, Luật KDBH đã góp phần phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam và là công cụ quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh đặc thù này.
Tuy nhiên, Luật KDBH cũng đã bộc lộ những bất cập làm giảm sút hiệu quả điều chỉnh pháp luật.
1. Bất hợp lý trong cấu trúc văn bản luật 
Cấu trúc văn bản Luật KDBH hiện hành có nhiều điểm không hợp lý, cần được cơ cấu lại nhằm đảm bảo hiệu quả điều chỉnh pháp luật với tư cách là văn bản luật chuyên ngành.
Thứ nhất, Luật KDBH hiện hành quy định về hợp đồng bảo hiểm tại Chương II, còn những vấn đề pháp lý cơ bản điều chỉnh DNBH được quy định tại Chương III. Thiết nghĩ, việc sắp xếp như vậy là không phù hợp, vì: a) Luật KDBH cần coi trọng những nội dung điều chỉnh về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, mà chủ thể kinh doanh chủ yếu là DNBH, nên sau Chương I quy định về những vấn đề chung, thì Chương II phải nên quy định về DNBH và một số chủ thể kinh doanh khác; b) cách giải thích hợp logic là phải có doanh nghiệp thì mới có sản phẩm bảo hiểm, nên sau chế định về DNBH mới nên quy định về sản phẩm bảo hiểm (được thể hiện qua hợp đồng bảo hiểm).
Thứ hai, nên xác định nội dung điều chỉnh của Chương Hợp đồng bảo hiểm là điều chỉnh về các loại hình bảo hiểm (các sản phẩm bảo hiểm) để không trùng lắp với những quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) về hợp đồng bảo hiểm và phù hợp với tinh thần của Luật KDBH là điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm với đối tượng của hoạt động kinh doanh này là các sản phẩm bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ. Do đó, chương về Hợp đồng bảo hiểm nên đặt tên thành Các sản phẩm bảo hiểm.
Thứ ba, mục Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nên để thành một bộ phận của Chương về Hợp đồng bảo hiểm, vì đây là việc DNBH nhận chuyển giao thay thế DNBH chuyển giao để trở thành bên bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm. Do vậy, mặc dù có những quy định đặc thù nhưng thực chất, đây là việc sửa đổi hợp đồng bảo hiểm.
Thứ tư, nên nhập các quy định về doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm vào phần quy định về DNBH để thành một Chương có tên gọi là Các chủ thể kinh doanh bảo hiểm. Thiết nghĩ, đại lý bảo hiểm nhân danh DNBH để thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nên phải là một phần trong quy định về DNBH. Bên cạnh đó, hoạt động môi giới bảo hiểm phải được coi là một nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm vì đây là một dịch vụ hết sức quan trọng đối với thị trường bảo hiểm (tương tự như nghiệp vụ môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán).
Thứ năm, những quy định về tài chính, hạch toán, kế toán và báo cáo tài chính phải là một phần của Chương về Doanh nghiệp bảo hiểm. Hoạt động tài chính của DNBH mặc dù có những đặc thù, song không nên đặt thành một chương riêng, vì đây là văn bản luật điều chỉnh toàn diện về hoạt động kinh doanh bảo hiểm chứ không chỉ riêng về DNBH.
Thứ sáu, không nên đặt riêng một chương về DNBH có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO và thực hiện các cam kết bình đẳng về địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh, như vậy, việc đặt ra một chương điều chỉnh riêng về DNBH có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là không thoả đáng. Tuy nhiên, để nội luật hoá các cam kết quốc tế của Việt Nam, việc xây dựng các quy định dành riêng cho hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm vẫn rất cần thiết. Do đó, Chương về DNBH và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài nên đổi tên thành Những quy định về đầu tư nước ngoài trong kinh doanh bảo hiểm sẽ hợp lý hơn.
Như vậy, cấu trúc của Luật KDBH có thể có các Chương sau: Chương 1: Những quy định chung; Chương 2: Các chủ thể kinh doanh bảo hiểm; Chương 3: Các sản phẩm bảo hiểm; Chương 4: Những quy định về đầu tư nước ngoài trong kinh doanh bảo hiểm; Chương 5: Những quy định khác (khen thưởng, xử lý vi phạm và điều khoản thi hành).
2. Một số quy định bất cập khác và hướng sửa đổi
Thứ nhất, giữa BLDS và Luật KDBH không thống nhất trong quy định trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết trong bảo hiểm con người.
Trong BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005, hợp đồng bảo hiểm cũng được quy định như là một loại hợp đồng thông dụng. Tuy nhiên, trong những quy định về hợp đồng bảo hiểm của BLDS không có quy định về người thụ hưởng mà chỉ có quy định về người được bảo hiểm, nhưng khái niệm về người được bảo hiểm cũng không được BLDS nêu ra. Trong khi đó, người thụ hưởng là một chủ thể liên quan rất quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm con người. Điều này tất yếu dẫn đến những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật.
Điều 582 BLDS năm 1995 quy định về bảo hiểm tính mạng có ghi: "Trong trường hợp bảo hiểm tính mạng, thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm hay người thay mặt theo uỷ quyền của họ; nếu bên được bảo hiểm chết, thì tiền bảo hiểm được trả cho người thừa kế của bên được bảo hiểm". Tuy nhiên, trong Luật KDBH   lại quy định, người thụ hưởng là người được bên mua bảo hiểm chỉ định nhận tiền bảo hiểm trong bảo hiểm con người và người thụ hưởng có thể không phải là người được bảo hiểm. Như vậy, nếu người được bảo hiểm chết, theo quy định của BLDS, số tiền bảo hiểm sẽ trả cho người thừa kế của người được bảo hiểm, còn theo quy định của Luật KDBH, số tiền bảo hiểm sẽ trả cho người thụ hưởng, và có thể họ không phải là người (hay những người) thừa kế của người được bảo hiểm. Sự bất cập này vẫn được giữ nguyên mà không được sửa đổi trong BLDS năm 2005 (Điều 578). Thiết nghĩ, nên sửa đổi Điều 578 BLDS theo hướng, việc trả tiền bảo hiểm phải theo thoả thuận, có thể trả cho người được bảo hiểm hay người thụ hưởng. Nếu người được bảo hiểm chết mà không phải là người thụ hưởng, thì số tiền bảo hiểm sẽ trả cho người thụ hưởng. Số tiền bảo hiểm chỉ được coi là di sản thừa kế của người được bảo hiểm nếu không có người thụ hưởng. Quy định như vậy mới đúng với mục đích của bên mua bảo hiểm trong bảo hiểm con người và cũng không làm ảnh hưởng đến sự điều chỉnh các loại hợp đồng bảo hiểm khác[1].
Thứ hai, Luật KDBH còn thiếu s...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status