Quyền sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài - pdf 13

Download Quyền sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài miễn phí



Theo quy định của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở năm 2005, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà "có quốc tịch Việt Nam" thì có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam như công dân Việt Nam ở trong nước. Riêng đối với người gốc Việt Nam thì họ cũng có quyền này như công dân Việt Nam khi họ là những "người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, người có công đóng góp cho đất nước, người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có bằng đại học hay tương đương trở lên về Việt Nam làm việc, người có kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu hay người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước". Đối với người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng nêu trên mà được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ sáu tháng trở lên hay được cấp Giấy miễn thị thực thì chỉ có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hay một căn hộ tại Việt Nam.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37710/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Quyền sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Theo quy định hiện hành, quyền được sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn rất hạn chế. Tuy nhiên, theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở năm 2005 (dự kiến trình Quốc hội vào thàng 5/2009) thì đại đa số người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ có quyền mua nhà tự do như công dân Việt Nam trong nước, theo nguyên tắc mọi công dân điều bình đẳng trước pháp luật.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở năm 2005. Tuy nhiên, Luật này đã và đang gặp nhiều vướng mắc khi áp dụng và trên thực tế, phần đông người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều không thể mua được nhà tại Việt Nam. Vì thế, chúng ta đang tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở để tạo sự bình đẳng giữa công dân Việt Nam trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực nhà ở. Theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở năm 2005, dự kiến sẽ trình Quốc hội thảo luận vào tháng 5/2009, đại đa số người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được mua nhà tại Việt Nam tự do như công dân Việt Nam trong nước.
Quyền sở hữu nhà bị hạn chế theo quy định hiện hành
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam hay người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam. Theo quy định của Điều 126 của Luật Nhà ở năm 2005, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu muốn mua nhà tại Việt Nam thì họ phải là người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam (1), người có công đóng góp với đất nước (2), nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước (3), người được phép về sống ổn định tại Việt Nam... Những người không thuộc diện nêu trên nhưng đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên thì chỉ được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hay một căn hộ.
Với quy định trên, quyền được sở hữu nhà của người Việt Nam định cư ở nước ngoài rất hạn chế. Bởi vì, nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài không phải là những cá nhân mang lợi ích về cho đất nước Việt Nam thì họ chỉ có quyền mua nhà khi họ trở về sinh sống ổn định tại Việt Nam. Nếu không, họ chỉ được quyền sở hữu một căn nhà duy nhất sau khi cư trú tại Việt Nam được 6 tháng. Quy định này rõ ràng là bất hợp lý và bất bình đẳng, bởi các lý do sau:
Thứ nhất, Luật này đã đánh đồng giữa quyền được sở hữu nhà ở của công dân Việt Nam và người nước ngoài. Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng, người nào không có quốc tịch Việt Nam là người nước ngoài. Do đó, về mặt pháp lý, người gốc Việt Nam ở nước ngoài là người nước ngoài, mặc dù trước kia họ là công dân Việt Nam. Với quy định của Luật Nhà ở năm 2005, chúng ta thấy rằng quyền sở hữu nhà giữa công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam (hay còn gọi là người nước ngoài) là ngang nhau, với những điều kiện được sở hữu như nhau. Điều này sẽ không công bằng giữa những người Việt Nam luôn luôn muốn giữ quốc tịch Việt Nam để làm công dân Việt Nam, trong khi những người khác đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam để chỉ còn "gốc Việt Nam". Do đó, về nguyên tắc, chúng ta không nên quy định điều kiện được sở hữu nhà một cách ngang nhau giữa những công dân Việt Nam với những người không còn là công dân Việt Nam.
Thứ hai, Luật này không đảm bảo được nguyên tắc hiến định là "mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật". Điều này thể hiện ở việc công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài nếu không thuộc diện là những nhà đầu tư, nhà khoa học…thì sẽ không được sở hữu nhà một cách tự do về số lượng như công dân Việt Nam định cư trong nước. Nói cách khác, theo quy định hiện hành, thì chỉ có những công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài mang lợi ích về cho Việt Nam thì mới được hưởng quyền sở hữu nhà như công dân Việt Nam mà không cần về Việt Nam sinh sống ổn định. Những đối tượng công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài khác không được hưởng quyền sở hữu nhà một cách đầy đủ như công dân Việt Nam trong nước. Trong khi đó, quyền sở hữu nhà ở của mọi công dân Việt Nam đã được quy định tại Điều 58 của Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, Điều 4 Luật Nhà ở cũng quy định "Công dân có quyền có chỗ ở thông qua việc tạo lập nhà ở hợp pháp (…)theo quy định của pháp luật. Người tạo lập nhà ở hợp pháp có quyền sở hữu đối với nhà ở đó". Rõ ràngt, Điều 126 Luật Nhà ở năm 2005 đã áp dụng hai quy định khác nhau về quyền sở hữu nhà ở đối với công dân Việt Nam trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài. Trong khi đó Hiến pháp năm 1992 và Điều 4 của chính Luật này lại không phân biệt.
Sẽ được bảo đảm như công dân Việt Nam trong nước
Theo quy định của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở năm 2005, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà "có quốc tịch Việt Nam" thì có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam như công dân Việt Nam ở trong nước. Riêng đối với người gốc Việt Nam thì họ cũng có quyền này như công dân Việt Nam khi họ là những "người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, người có công đóng góp cho đất nước, người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có bằng đại học hay tương đương trở lên về Việt Nam làm việc, người có kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu hay người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước". Đối với người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng nêu trên mà được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ sáu tháng trở lên hay được cấp Giấy miễn thị thực thì chỉ có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hay một căn hộ tại Việt Nam.
Với quy định nêu trên, chúng ta có thể kết luận rằng, pháp luật về nhà ở của Việt Nam, một mặt sẽ bảo đảm quyền bình đẳng giữa công dân Việt Nam với nhau, không phân biệt nơi cư trú trong hay ngoài nước, mặc khác vẫn tạo điều kiện cho những người nước ngoài có gốc Việt Nam được có cơ hội sở hữu nhà tại Việt Nam với một số điều kiện nhất định. Dự thảo đã phân biệt rạch ròi giữa công dân Việt Nam và người có gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo đó, người có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài (tức là công dân Việt Nam) sẽ có quyền sở hữu nhà tại Việt Nam như công dân Việt Nam trong nước, không cần thêm bất cứ điều kiện nào khác. Nếu không có gì thay đổi và Dự thảo được Quốc hội thông qua thì sẽ không còn bất cứ sự phân biệt nào giữa công dân Việt Nam trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài về quyền sở hữu nhà ở.
Tuy nhiên, chúng tui cho rằng, quy định của Luật sửa đổi lần này vẫn còn có một số vấn đề cần bàn thêm về kỹ thuật lập ph...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status