Quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường nhà nước - pdf 13

Download Quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường nhà nước miễn phí



Quá trình giải quyết bồi thường theo Nghị quyết số 388 và Nghị định 47 cho thấy, không có trường hợp nào người bị thiệt hại phải nhờ đến Bộ Tư pháp, UBND tỉnh hay Viện kiểm sát nhân dân tối cao xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường cho họ như quy định của dự thảo Luật. Vấn đề khó khăn nhất khi giải quyết bồi thường, đó là việc xác định trách nhiệm liên đới bồi thường do nhiều người thi hành công vụ thuộc các cơ quan liên đới gây ra thiệt hại, dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau chứ không phải là việc khó xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường (chẳng hạn cơ quan điều tra, truy tố, xét xử làm oan một người là do căn cứ vào kết quả giám định không chính xác của cơ quan giám định).


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37709/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường nhà nước
Một trong những nội dung quan trọng của dự án Luật Bồi thường nhà nước (BTNN) do Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội khoá XII tại kỳ họp thứ 4 (tháng 11t/2008) là vấn đề quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về BTNN. Giải trình về vấn đề này, Tờ trình số 161/TTr-CP ngày 13/10/2008 của Chính phủ về Dự án Luật BTNN cho rằng: “hoạt động bồi thường nhà nước được xem là một nhiệm vụ mới của Nhà nước, nên dự thảo Luật có quy định về nội dung quản lý và cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động này (Điều 10 và Điều 11). Việc quy định về cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động bồi thường nhà nước sẽ góp phần khắc phục được nhiều hạn chế, bất cập hiện nay, trong đó có hạn chế liên quan đến việc do không có cơ quan thực hiện trách nhiệm xây dựng, ban hành, phổ biến và tổ chức, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước; hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường nhà nước; theo dõi, kiểm tra việc giải quyết bồi thường thuộc trách nhiệm của nhà nước để báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc về thể chế và tổ chức thực thi nên đã làm hạn chế hiệu lực và hiệu quả của các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong thời gian qua”.
Theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của dự thảo Luật, thì nội dung quản lý nhà nước về BTNN gồm “1. Ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BTNN; 2. Bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết BTNN; 3. Theo dõi, thống kê việc thực hiện trách nhiệm BTNN; 4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về BTNN và giải quyết khiếu nại, tố cáo; 5. Hợp tác quốc tế về giải quyết BTNN”.
Được giao nhiệm vụ giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BTNN, ngoài việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước nói trên, Bộ Tư pháp còn có nhiệm vụ “xác định cơ quan giải quyết bồi thường đối với các trường hợp thiệt hại do người thi hành công vụ thuộc các cơ quan nhà nước ở trung ương gây ra trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án; có ý kiến về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết BTNN theo yêu cầu của cơ quan giải quyết BTNN”. ở trung ương, có tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn có liên quan về BTNN được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ. ở địa phương, việc quản lý nhà nước về BTNN được giao cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan này cũng có nhiệm vụ “xác định cơ quan giải quyết bồi thường đối với các trường hợp thiệt hại do người thi hành công vụ thuộc các cơ quan nhà nước ở địa phương gây ra trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án”. Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BTNN trên địa bàn.
Từ những quy định của dự thảo Luật, vấn đề đặt ra là có nên coi BTNN là một lĩnh vực quản lý nhà nước hay không và nếu có, cơ quan nào sẽ được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực này là phù hợp nhất.
1. Cơ quan quản lý về bồi thường nhà nước
Qua nghiên cứu, chúng tui nhận thấy:
1.1. Ngoài quy định tại Điều 72 và Điều 74 của Hiến pháp năm 1992 về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, thì nội dung về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước còn được quy định trong 21 luật, pháp lệnh hiện hành như Bộ luật Dân sự (Điều 619 và Điều 620), Bộ luật Tố tụng hình sự (Điều 30), Bộ luật Tố tụng dân sự (Điều 13) … Tuy nhiên, hiện nay, văn bản pháp luật đề cập cụ thể nhất đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với các thiệt hại do các hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức gây ra trong khi thi hành công vụ là Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra và Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật này, nội dung quản lý nhà nước về BTNN cũng chưa được đề cập một cách rõ ràng và do đó, khó xác định cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động BTNN. Theo Điều 19, Điều 20 của Nghị định số 47/CP, thì Ban tổ chức - cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý cán bộ, công chức trên phạm vi cả nước có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này, đồng thời là đầu mối phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan (như Bộ Tài chính, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao) hướng dẫn việc giải quyết bồi thường thiệt hại.
1.2. Theo Tờ trình của Chính phủ, thì “để khắc phục tình trạng người bị thiệt hại không thể thực hiện được việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do không xác định được cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường như trong một số trường hợp hiện nay, dự thảo Luật đã đưa ra quy định về thẩm quyền xác định cơ quan có trách nhiệm giải quyết việc BTNN”. Dự luật đã giao thẩm quyền xác định cơ quan giải quyết BTNN đối với các thiệt hại trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án cho cơ quan quản lý nhà nước về BTNN là Bộ Tư pháp và UBND cấp tỉnh.
Có thể nói, một trong những lý do quan trọng phải tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về BTNN đó là việc cần có một cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường. Cơ quan soạn thảo dự án Luật cho rằng, dự thảo Luật quy định cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường; với mô hình phân tán này, có rất nhiều cơ quan trong bộ máy nhà nước ở các cấp có thể trở thành cơ quan có trách nhiệm giải quyết BTNN. Do đó, để bảo đảm việc giải quyết bồi thường cho người dân hiệu quả, thống nhất, công bằng và đúng pháp luật, cần có một cơ quan làm đầu mối thực hiện việc hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ cho hoạt động giải quyết BTNN và kiểm tra, giám sát hoạt động BTNN.
Về vấn đề này, chúng tui cho rằng, dự thảo Luật giao cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tư pháp) xác định cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường là không cần thiết và không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành vì những lý do sau:
Thứ nhất, theo Nghị quyết số 388 và quy định của dự thảo Luật (Điều 50), về nguyên tắc, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật sau cùng hay cơ quan làm oan sau cùng là cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Mặt khác, Điều 38, Điều 45 của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005) có quy định: quyết định giải...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status