Tiểu luận Một số ý kiến về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại - pdf 13

Download Tiểu luận Một số ý kiến về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại miễn phí



Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 quy định, trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hay có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, thì các bên có quyền làm đơn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hay một số biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại. Quy định trên đây đã bộc lộ một số hạn chế trong thực tiễn áp dụng, đó là do bản chất của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mang tính nhanh chóng, khẩn trương, kịp thời, vì vậy biện pháp này phải được áp dụng ngay khi một bên thấy rằng quyền lợi hợp pháp của họ có nguy cơ bị xâm phạm.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37678/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Một số ý kiến về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 của Quốc hội khóa XII, Dự án Luật Trọng tài thương mại sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2009). Đây là Dự án Luật có ý nghĩa rất lớn trong việc thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; khuyến khích sử dụng Trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các bên, trước hết xuất phát từ nhu cầu của các chủ thể kinh doanh, các thể nhân, pháp nhân muốn giải quyết vụ việc của mình một cách thuận lợi, nhanh chóng và có hiệu quả. Tuy nhiên, Dự thảo Luật (1) vẫn cần thêm nhiều ý kiến đóng góp để tiếp tục được hoàn thiện.
1. Phạm vi thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài thương mại
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài là một nội dung mà trong cả quá trình soạn thảo cũng như tại các cuộc hội thảo khoa học về Dự án Luật Trọng tài thương mại đang có hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, phạm vi thẩm quyền của Trọng tài chỉ giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 và có mở rộng thêm các trường hợp liên quan đến một bên có hoạt động thương mại, cũng như những trường hợp không phát sinh từ hoạt động thương mại nhưng được các luật khác điều chỉnh. Quan điểm thứ hai đề nghị cần mở rộng thẩm quyền của Trọng tài cho tất cả các tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hay nghĩa vụ ngoài hợp đồng giữa các chủ thể dân sự, không phân biệt tranh chấp thương mại với dân sự (trừ một số loại tranh chấp).
Do còn có những ý kiến khác nhau về phạm vi thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài, Ban soạn thảo đã trình Quốc hội hai phương án thể hiện tại Điều 2 Dự thảo Luật, cụ thể như sau:
Điều 2:
Phương án 1:
“Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài thương mại“
Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau đây:
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại áp dụng theo quy định của Luật Thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp giữa các bên phát sinh không từ hoạt động thương mại đã được quy định ở các Luật khác”.
Phương án 2:
“Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài “
1. Tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hay nghĩa vụ ngoài hợp đồng có thể được giải quyết bằng Trọng tài.
2. Các tranh chấp sau đây không thuộc thẩm quyền của Trọng tài:
a) Tranh chấp liên quan đến các quyền nhân thân, tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân, gia đình và thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình.
b) Tranh chấp liên quan đến việc phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
c) Tranh chấp về bất động sản.
d) Tranh chấp giữa các Chính phủ, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
đ) Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác theo quy định của pháp luật”.
Phạm vi thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài thương mại là một nội dung rất quan trọng của dự thảo Luật Trọng tài thương mại, vì vậy, nội dung này cần được xem xét trên cơ sở kế thừa những quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003; thực tiễn về hoạt động trọng tài thương mại ở nước ta trong thời gian qua và tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài. Đối với phương án 2, phạm vi thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài là rất rộng, bao gồm các tranh chấp thương mại và cả các tranh chấp dân sự. Những ý kiến đồng ý với phương án 2 cho rằng, trong thực tiễn có những trường hợp tranh chấp ngoài hợp đồng như đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng, hàng hải, vận tải… cũng có thể được giải quyết bằng Trọng tài theo ý chí của các bên có liên quan, mặc dù các tranh chấp như vậy không xuất phát từ hoạt động thương mại theo Luật Thương mại năm 2005. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại Tòa án và Trọng tài ở Việt Nam vừa qua cho thấy, có một số vụ tranh chấp rất khó xác định đó là tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh doanh, thương mại. Điều này có thể dẫn tới nhiều vụ việc kinh doanh thương mại không được Trọng tài thụ lý, nhiều phán quyết Trọng tài có thể bị Tòa án tuyên vô hiệu do không đúng thẩm quyền vì không xuất phát từ hành vi thươmg mại. Do vậy, phạm vi thẩm quyền của Trọng tài quy định theo phương án 2 thì sẽ giải quyết được những vướng mắc nêu trên.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, Luật Trọng tài thương mại nên quy định theo phương án 1, dựa trên các căn cứ sau đây: khái niệm “hoạt động thương mại” theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 có phạm vi tương đối rộng, đã khắc phục được hạn chế về phạm vi thẩm quyền quy định trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003. ở nước ta, cách giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài chưa phổ biến và chưa được nhiều người biết đến. Thực tiễn qua hơn 6 năm thi hành Pháp lệnh này mới có 07 Trung tâm Trọng tài được thành lập, trong đó có 03 Trung tâm từ khi thành lập đến nay chưa giải quyết được vụ việc nào. Theo báo cáo tổng kết 6 năm thi hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 của Ban soạn thảo Luật Trọng tài thương mại, thì số vụ việc được giải quyết bằng Trọng tài trong 6 năm qua mới có 280 vụ. Khả năng và uy tín chuyên môn của một số Trọng tài viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo Luật mẫu về Trọng tài Thương mại quốc tế của ủy ban Liên hiệp quốc về Luật Thương mại quốc tế thì phạm vi điều chỉnh cũng chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Vì vậy, trong giai đoạn trước mắt chưa nên mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài giải quyết cả các tranh chấp về dân sự. Trọng tài thương mại chỉ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 và các trường hợp liên quan đến một bên có hoạt động thương mại, cũng như một số trường hợp được các luật khác quy định, là phù hợp.
2. Trọng tài viên
Kế thừa Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, Dự thảo Luật Trọng tài thương mại đã quy định tiêu chuẩn đối với Trọng tài viên nhằm định hướng đúng đắn cho việc hình thành và phát triển đội ngũ Trọng tài viên có năng lực, có tính chất chuyên nghiệp và có uy tín trong xã hội. Theo đó, Điều 17 dự thảo Luật quy định:
 “Tiêu chuẩn Trọng tài viên
1. Những người có đủ các điều kiện sau đây có thể làm Trọng tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự;
b) Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ năm năm trở lên;
c) Trư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status