Gia nhập Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế - pdf 13

Download Gia nhập Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế miễn phí



Ngày 29/05/1993, tại khoá họp lần thứ 17 Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế, các thành viên dự họp đã nhất trí thông qua Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Đây là Công ước đầu tiên mang tính phổ cập và quan trọng nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Ngoài lời nói đầu, Công ước gồm 48 điều, đề cập trên 7 vấn đề chính là: phạm vi áp dụng; các yêu cầu đối với việc nuôi con nuôi quốc tế; cơ quan trung ương của mỗi quốc gia phụ trách về nuôi con nuôi quốc tế; thủ tục cho, nhận con nuôi quốc tế; công nhận và hậu quả của việc nuôi con nuôi; quy định chung; và những điều khoản cuối cùng. Có thể nói, Công ước đã tạo dựng một khuôn khổ pháp lý bao quát và hiệu lực, mở ra khả năng hiệu chỉnh vấn đề nuôi con nuôi quốc tế không chỉ ở giai đoạn đầu của việc cho - nhận, mà còn cả việc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong quá trình được nhận nuôi.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38199/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Gia nhập Công ước La Haye 1993  về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
Xen lẫn trong những câu chuyện kinh doanh của thời hội nhập, nuôi con nuôi quốc tế (International Adoption) - một nội dung trọng yếu của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài - đang ngày càng trở nên gần gũi với người Việt Nam. Tuy thế, một khuôn khổ pháp lý để bảo đảm các quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ được nhận nuôi dường như vẫn còn chưa đủ. Với tính chất quốc tế của loại hình cho và nhận con nuôi này, pháp luật quốc gia Việt Nam - dù đã có một loạt quy định điều chỉnh - cũng khó lòng vươn tới nơi xứ người để chở che cho con trẻ nước mình. Sự lựa chọn tích cực và đầy hiệu lực cho những vấn đề toàn cầu, trong đó có con nuôi quốc tế chính là ký kết, tham gia những thỏa thuận song và đa phương. Gia nhập Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Công ước La Haye 1993), đang là một yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam hiện nay. 1. Tính cấp bách của việc gia nhập Công ước La Haye 1993 Thực trạng việc cho và nhận con nuôi quốc tế ở Việt Nam Về mặt lý thuyết, việc nuôi con nuôi quốc tế có thể diễn ra theo hai chiều: thứ nhất, cho người nước ngoài (hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài) nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi; thứ hai, công dân Việt Nam xin nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi. Thực tiễn cho thấy, việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phổ biến hơn. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tư pháp, chỉ trong 5 năm (từ 1994 -1999) có tới 9.322 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi; trong đó số trẻ em làm con nuôi tại Pháp là 3.407, chiếm trên 1/3 trẻ được nhận làm con nuôi tại Pháp (1). Tính trung bình cho đến nay, mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi (2) và số trẻ em được nhận mỗi năm một tăng cao. Như vậy, rõ ràng nhu cầu về việc nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi của người nước ngoài là rất lớn và đang tiếp tục phát triển. Xét về nguồn trẻ em, Việt Nam là một đất nước đông dân - với trên 85 triệu người - hiện có tới trên dưới 27% dân số là trẻ em (chỉ mới tính từ 14 tuổi trở xuống) (3), trong đó, số lượng trẻ em ở vào hoàn cảnh khó khăn như tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không nơi nương tựa... chiếm một tỉ lệ khá lớn. Nhu cầu về một mái ấm gia đình, về những điều kiện tốt đẹp về vật chất lẫn tinh thần cho những đứa trẻ là rất đáng quan tâm. Vì vậy, việc xem xét để giải quyết cho và nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài không chỉ là đòi hỏi nhằm đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài, mà hơn hết, chính là nhằm góp phần tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho trẻ em Việt Nam. Khung pháp luật hiện hành điều chỉnh việc nuôi con nuôi quốc tế của Việt Nam Để hiệu chỉnh quan hệ nuôi con nuôi quốc tế, pháp luật là công cụ mang tính hiệu quả và hiệu lực nhất. Pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế hiện hành ở Việt Nam gồm có hai nguồn: nguồn quốc tế và nguồn quốc gia. ở nguồn quốc tế, trong 15 hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký với các nước thì có khá nhiều hiệp định đã đề cập ở mức độ nhất định về vấn đề nuôi con nuôi quốc tế. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến 13 hiệp định về hợp tác nuôi con nuôi (Agreement on mutual cooperation concerning adoption) mà Việt Nam đã ký liên quan tới 10 nước (4). Về phía pháp luật quốc gia, vấn đề nuôi con nuôi quốc tế hiện được quy định tại các văn bản như: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/07/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP; Thông tư của Bộ Tư pháp số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP; và Thông tư của Bộ Tư pháp số 08/2006/TT-BTP ngày 08/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Bỏ qua những đánh giá mang tính chi tiết về từng quy định đối với quan hệ nuôi con nuôi quốc tế trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam (phần này sẽ được làm rõ hơn khi bàn về những vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi gia nhập Công ước La Haye 1993) thì điểm nổi bật nhất có thể thấy là khả năng hạn chế trong việc điều chỉnh hoạt động cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Pháp luật Việt Nam chỉ tỏ rõ hiệu lực của mình chủ yếu ở phần đầu của quá trình cho nhận con nuôi ấy - về điều kiện của người nhận nuôi, của con nuôi, rồi thủ tục cho nhận... Còn đối với phần sau của quá trình nuôi con nuôi quốc tế (vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của đứa trẻ trong mối quan hệ với bố mẹ nuôi ở nước mà nó cư trú) - sau khi trẻ em Việt Nam đã được bàn giao cho bố mẹ nuôi - thì gần như pháp luật Việt Nam không thể phát huy được hiệu lực, bởi lẽ hiệu lực của hệ thống pháp luật mỗi quốc gia luôn chỉ có giá trị trên lãnh thổ của mình. Trong khi đó, các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài cũng chỉ dừng lại ở mức độ quy định về vấn đề luật áp dụng và thẩm quyền giải quyết quan hệ nuôi con nuôi quốc tế. Các hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế - dù đã đi xa hơn và hiệu quả hơn khi thiết lập các cơ chế hỗ trợ song phương trong việc đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp cho đứa trẻ ngay cả khi nó đã được chuyển ra nước ngoài sinh sống - nhưng lại hạn chế ở hai điểm căn bản: thứ nhất, các hiệp định hợp tác nuôi con nuôi vẫn chưa thực sự là một khung pháp lý đầy đủ để chi phối được rộng khắp các vấn đề có thể phát sinh trong nuôi con nuôi quốc tế; thứ hai, các hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế hiện nay rõ ràng vẫn là những thỏa thuận riêng lẻ giữa Việt Nam với từng nước cụ thể, trong khi số lượng các nước có hiệp định với Việt Nam lại chỉ có thể đếm trong lòng bàn tay. Lợi ích của việc gia nhập Công ước La Haye 1993 Để nói về sự cần thiết của việc gia nhập Công ước, ngoài việc làm rõ thực trạng quan hệ nuôi con nuôi quốc tế, khả năng hiệu chỉnh của pháp luật hiện hành, rõ ràng cần đánh giá tính hiệu quả của việc trở thành thành viên. Xem xét lợi ích kinh tế của việc gia nhập Công ước về một lĩnh vực chủ yếu mang tính chất xã hội như nuôi con nuôi quốc tế dường như là điều không tưởng. Nhưng dù Công ước không mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho các bên trong quan hệ nuôi con nuôi quốc tế, nhưng có thể tìm thấy những lợi ích nhất định cho quốc gia thành viên: đó là với một chi phí nhỏ cho việc đáp ứng các yêu cầu cần thiết của việc gia nhập, quốc gia thành viên có thể tiết kiệm một khoản kinh phí lớn cho việc tạo dựng khuôn khổ pháp lý quốc tế khá hoàn thiện và có phạm vi ảnh hưởng rộng (5) hiệu chỉnh lĩnh vực này - ví như tiết kiệm kinh phí trong đàm phán, ký kết từng điều ước song phương đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status