Nghĩa vụ dân sự liên đới và thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

A.Lời mở đầu .1
B.Giải quyết vấn đề 1
I.Cơ sở lí luận . 1
1.Khái niệm thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới 1
2.Nội dung của thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới .2
II. Một số vấn đề trong thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới .3
1. Một số vấn đề lí luận .3
a. Nghĩa vụ dân sự liên đới trong quan hệ hoàn lại 3
b. Đối tượng của thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới 4
c. Quan hệ liên đới trong trường hợp một trong số những chủ thể có nghĩa vụ “chết” mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ 5
d. Chia phần trong thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới 6
2.Một số vấn đề trong thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới .6
a.Xác định trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới còn nhiều bất cập .6
b. Xác định nghĩa vụ dân sự liên đới trong các vụ án hình sự 10
c. Nghĩa vụ liên đới của vợ chồng . 13
d.Một số phương hướng hoàn thiện 13
C.KẾT LUẬN 16
A. LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới là một trong những quan hệ pháp luật được luật dân sự điều chỉnh. Đây là một vấn đề khó trong thực tiễn cuộc sống của xã hội. Vấn đề này có rất nhiều quan điểm còn chưa thống nhất cả trong lý luận pháp luật lẫn trong thực tiễn xét xử của các cơ quan tòa án.
Với mong muốn đi sâu nghiêm cứu vấn đề còn đang tồn tại trong cách hiểu, cách suy nghĩ của bản thân về vấn đề này vậy nên em quyết định chọn vấn đề này để có thể hiểu được kĩ hơn được xâu hơn và trong giới hạn hiểu biết mạnh dạn đưa ra những xu hướng mong có thể giải quyết được những tồn tại đó.
Bài luận tập trung xoay quanh các vấn đề về nghĩa vụ dân sự liên đới và thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới, trong bài viết còn nhiều chỗ chưa khai thác được sâu vấn đề do giới hạn kiến thức thực tiễn cũng như kiến thức về luật học do vậy sẽ không tránh được những sai lầm, thiếu sót vậy nên rất mong nhận được sự phê bình từ các thầy cô để bản thân sữa chữa.








B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới
Theo khoản 1 điều 298 thì thưc hiện nghĩa vụ dân sự liên đới là: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.”
Như vậy từ đó có thể thấy thực hiện nghĩa vụ dân sự là một chủ thể có quyền và có nhiều chủ thể cùng phải có trách nhiệm liên đới thực hiện nghĩa vụ. Sự ra đời của chế định liên đới thực hiện nghã vụ dân sự nhằm góp phần bảo đảm rằng bên có quyền luôn được đảm bảo quyền lợi ngay cả khi một trong số những người thuộc bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Về khái niệm thực hiện nghĩa vụ liên đới có một số ý kiến cho rằng nó phải bao gồm các điểm được quy định tại khoản 1 điều 299 BLDS 2005: “Nghĩa vụ dân sự đối với nhiều người có quyền liên đới là nghĩa vụ mà theo đó mỗi người trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Nhưng đây là khái niệm chỉ việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với nhiều người có quyền liên đới. Có thể hiểu ở dây là một chủ thể có nghĩa vụ và nhiều chủ thể có quyền. Nó hoàn toàn trái ngược với thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới ở trên là một chủ thể có quyền và nhiều chủ thể có nghĩa vụ.
2. Nội dung của thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới.
Trước tiên có thể khẳng định thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới nó là một quan hệ pháp luật dân sự trong chế đinh nghĩa vụ dân sự vì thế nó phải có đầy đủ nội dung cơ bản của chế định này. Như chủ thể, nội dung, khách thể, đối tượng….
Từ khái niệm ở trên ta có thể thấy một trong những nội dung nổi bật của chế định này đó là luôn có từ 2 người trở lên phải liên đới cùng chịu trách nhiệm thực hiện một nghĩa vụ nào đó đối với bên có quyền. Những người này phải cùng có một mối liên hệ nào đó trong việc làm phát sinh nghĩa vụ đối với bên có quyền. Mối liên hệ này có thể là do các ben thỏa thuận hay do pháp luật quy định. Nếu không có mối liên hệ này thì cho dù là cùng phải thực hiện một nghĩa vụ đối với một chủ thể có quyền thì cũng không làm phát sinh quan hệ dân sự liên đới.
Chính mối liên hệ làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ này giúp cho bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ chủ thể nào trong bên có quyền phải thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ. Nghĩa là ngoài phần của họ trong khối nghãi vụ thì họ còn có thể phải thực hiện cả phần của những người khác nếu bên có quyền yêu cầu thực hiện.
Khi một chủ thể bên có nghĩa vụ đã thực hiện cả phần nghĩa vụ của người khác thì họ có quyền yêu cầu những chủ thể đã được họ thực hiên thay phần nghĩa vụ của mình, phải có nghĩa vụ hoàn trả lại phần nghĩ vụ mà người đó đã thực hiện thay. Đồng thời khi một người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì sẽ chấm dứt toàn bộ quan hệ dân sự liên đới giữa chủ thể có quyền và các chủ thể có nghĩa vụ.
Bên chủ thể có quyền có thể miễn phần nghĩa vụ cho bất kì ai trong số những chủ thể có quyền, khi đó những chủ thể có nghãi vụ còn lại vẫn phải liên đới thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi phần còn lại của nghĩa vụ. Bên cạnh đó nếu chủ thể có quyền chỉ định một trong số các chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa mà mà sau đó lại miễn thực hiện cho người đó thì nghĩa vụ liên đới cũng chấm dứt toàn bộ.



4Pv481e32HSg4yX
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status