Tiểu luận Các cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng - pdf 13

Download Tiểu luận Các cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng miễn phí



Mục lục
A. Đặt vấn đề .2
B. Nội dung
I. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng 2
II. Các cơ sở pháp lý xác định tài sản chung của vợ chồng .3
1. Căn cứ vào quy định của hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết 51/2001/QH10) .
2. Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2005 .4
3. Căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 . .4
a) Tài sản chung của vợ chồng được xác lập trong “thời kỳ hôn nhân” 5
b) Tài sản chung của vợ chồng được xác lập dựa vào nguồn gốc tài sản bao gồm các tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân (Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000) . 7
III. Vai trò, ý nghĩa và một số kiến nghị để hoàn thiện các cơ sở pháp lý xác định tài sản chung của vợ chồng .14
C. Kết bài .16
Tài liệu tham khảo . . 17
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37934/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

quan tâm tới đời sống vật chất, tiền bạc, tài sản của vợ chồng. Tính chất của quan hệ vợ chồng trong cuộc sống chung của vợ chồng đòi hỏi phải xác lập khối tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung đó là cơ sở kinh tế của gia đình, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, đảm bảo cho gia đình thực hiện các chức năng xã hội của nó. Trong thực tế khi xảy ra các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng và việc giải quyết các tranh chấp đó có loại tài sản rất khó xác định đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung. Vậy nên cần có các cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo cho sự công bằng vì lợi ích chung của gia đình và giữa vợ và chồng khi xảy ra các tranh chấp mà cần đến sự can thiệp của Toà án.
Nội dung.
Khái niệm tài sản chung của vợ chồng.
Để tìm hiểu được các cơ sở pháp lý xác định tài sản chung của vợ chồng chúng ta cần hiểu rõ như thế nào là tài sản chung của vợ chồng. Có một số cách hiểu cho rằng tài sản chung của vợ chồng là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể thì chưa có một khái niệm nào lý giải rõ ràng khái niệm trên. Căn cứ vào Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được hiểu rằng :
“ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hay được tặng cho chung và nhữung tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hay chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất”.
Theo quy định này, thì cơ sở pháp lý quan trọng nhất khi xác định tài sản chung của vợ chồng và để trong thực tế áp dụng khi Toà án giải quyết các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng với nhau và với người khác là theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Bên cạnh đó cơ sở pháp lý thứ hai là các quy định trong Luật dân sự liên quan đến vấn đề sở hữu. Và trong phạm vi điều chỉnh của mình thì quy định trong Luật hiến pháp cũng là một cơ sở không thể thiếu.
Các cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng.
1. Căn cứ vào quy định của hiến pháp năm 1992(đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết 51/2001/QH10).
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng của nhà nước. Từ những quy định đó là cơ sở cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác (Luật và văn bản dưới luật). Nghĩa là các quy phạm pháp luật hiến pháp chỉ quy định một cách chung nhất, trên cơ sở đó các ngành luật khác sẽ cụ thể trong từng trường hợp xác định. Liên quan tới việc xác định tài sản chung của vợ chồng Điều 58 hiến pháp 1992 có quy định về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong phạm vi quyền sở hữu của công dân là : “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tự liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản trong doanh nghiệp và trong các tổ chức kinh tế khác”.
Theo đó khi công dân có quyền sở hữu các tài sản thì các tài sản đó được công nhận là tài sản hợp pháp của họ. Vợ chồng cũng là những cá nhân và họ đương nhiên có quyền đó. Khi có quyền sở hữu tài sản thì mới có thể tạo lập nên khối tài sản dù là tài sản chung hay riêng của cá nhân trong xã hội.
2. Căn cứ vào bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005.
Luật dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá-tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia các quan hệ đó. Luật dân sự và Luật hôn nhân và gia đình cùng chung một đối tượng điều chỉnh đó là nhóm quan hệ nhân thân và tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Theo đó. Bộ luật dân sự 2005 có một số quy định cụ thể về vấn đề sở hữu, chiếm hữu, định đoạt và thừa kế tài sản. Qua đó, các quy định được nêu nhằm xác định các trường hợp xác lập tài sản chung của vợ chồng. Các quy định cụ thể đối với các trường hợp xác định tài sản chung của vợ chồng được quy định tại các Điều 219. 245, 631, 686 và các quy định xác lập quyền sở hữu thuộc trong các Điều 239, 240, 241, 242, 243, 244…của bộ luật dân sự 2005. Đặc biệt Điều 219 BLDS 2005 có quy định : “ sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vợ chồng cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận hay ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hay theo quyết định của Tòa án”.
3. Căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình.
Luật hôn nhân và gia đình được xem là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định tài sản chung của vợ chồng và các quy phạm của nó được áp dụng chủ yếu trong điều chỉnh quan hệ vợ chồng liên quan tới tài sản chung của vợ chồng khi xảy ra tranh chấp. Tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã bước đầu xác lập sự bình đẳng trong việc hợp nhất tài sản chung của vợ chồng. Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo đó là chế độ sở hữu chung mọi tài sản của vợ chồng không phân biệt nguồn gốc có trước hay sau khi cưới đều thuộc sở hữu chung và vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định “ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hay chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng được thừa kế chung hay tặng cho chung”.
Kế thừa và phát triển quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 về tài sản chung và quyền của vợ chồng đối với tài sản chung (Điều 14, 15), Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã dự liệu về căn cứ, nguồn gốc và thành phần các loại tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng. Các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2002 về vấn đề tài sản chung của vợ chồng đã tương đối cụ thể, dễ vận dụng hơn nhiều so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 trước đây. Theo điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 các nhà làm luật đã dựa vào “thời kỳ hôn nhân” và nguồn gốc các loại tài sản để làm cơ sở xác định tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng được xác lập trong “thời kỳ hôn nhân”.
Theo khoản 7 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thời kỳ hôn nhân được hiểu là: “ Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Đây là căn cứ quan trọng và đầu tiên để xác định tài sản chung của vợ chồng.
Như vậy,
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status