Tiểu luận Bản chất, khái niệm quyết định hành chính và các yếu tố liên quan đến quyết định hành chính - pdf 13

Download Tiểu luận Bản chất, khái niệm quyết định hành chính và các yếu tố liên quan đến quyết định hành chính miễn phí



Mục Lục:
I Lời mở đầu
II Nội dung
1, Khái niệm quyết định hành chính:
1.1 Định nghĩa
1.2 Đặc điểm của quyết định hành chính
1.3 Phân loại quyết định hành chính
2. Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước
2.1 Quyết định hành chính đưa ra chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lý hành chính
2.2 Quyết định hành chính điều tiết các vấn đề thực tiễn
2.3 Quyết định hành chính góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt và phát triển xã hội.
2.4 Quyết định hành chính có vai trò trong việc tổ chức và điều hành hoạt động của bộ máy hành chính.
III Kết Luận
Tài liệu tham khảo 1
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37909/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

I, Lời mở đầu:
Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của các cơ quan hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước ngày càng trở nên quan trọng. Để thực hiện tốt chức năng của mình, trong quá trình hoạt động, cơ quan hành chính ban hành rất nhiều các quyết định hành chính. Đó chính là một trong những yếu tố giúp cơ quan hành chính có thể làm tốt vai trò cuả mình. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về quyết định hành chính và vai trò của nó đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, ta sẽ tìm hiểu bản chất, khái niệm quyết định hành chính và các yếu tố liên quan đến quyết định hành chính để rút ra vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.
II, Nội dung:
1, Khái niệm quyết định hành chính:
1.1 Định nghĩa:
Thuật ngữ quyết định hành chính không chỉ xuất hiện trong khoa học mà còn cả trong những quy định của luật thực định như: Luật khiếu nại, tố cáo; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Chính vì vậy, việc làm rõ khái niệm quyết định hành chính cũng như việc giới hạn nội hàm của khái niệm là điều rất cần thiết cho việc nghiên cứu và thực tiến hoạt động quản lí hành chính Nhà nước.
Có quan điểm cho rằng, quyết định hành chính bao gồm cả hành vi vật chất của chủ thể ra quyết định và văn bản thể hiện hành vi đó. Về chủ thể ban hành quyết định, theo học có nhiều chủ thể có những chức năng khác nhau được trao quyền ban hành ra những quyết định này.
Theo từ điển Tiếng việt “quyết định” là: định một cách chắc chắn với ý nhất định phải thực hiện.
Theo giáo trình Luật hành chính Khoa Luật trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội thì quyết định bắt nguồn từ thuật ngữ La tinh “actus” có nghĩa là hành động, hành vi. Bởi vậy, sách báo tập chí nước ngoài thường gọi quyết định là hành động, một hành động dẫn đến một hậu quả pháp lí được gọi là quyết định pháp luật.
Người ta còn gọi quyết định pháp lý là mệnh lệnh, là sự thể hiện ý chí quyền lực, là văn bản, là kết quả và hình thức thể hiện của hoạt động Nhà nước.
Trong sách báo pháp lí nước ta người ta thường đồng nhất khái niệm văn bản và quyết định pháp luật với văn bản. Cách hiểu này chưa thực sự đúng đắn bởi vì thực chất văn bản chỉ là một trong những hình thức thể hiện, hình thức bên ngoài của quyết định pháp luật, ngoai ra nó còn có cả ký hiệu, tín hiệu hay hình thức nói. Văn bản thể hiện tính ưu việt hơn so với các hình thức khác bởi nó phản ánh tính khuôn mẫu, có căn cứ chắc chắn tạo nên sự ổn định của hoạt động quản lý hành chính. Có thể do tính ưu việt đó nên nhiều người đã mắc sai lầm khi đồng ý với khẳng định trên.
Mục đích của những văn bản này chính là nhằm chuyển tải những nội dung về chủ trương, chính sách lớn, xây dựng quy tắc xử sự hay áp dụng pháp luật cho một công việc cụ thể.
Mặt khác, quyết định hành chính do nhiều chủ thể khác nhau ban hành với những nội dung phong phú và đa dạng tác động đến các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính. Như cơ quan quyền lực, cơ quan xét xử cơ quan kiểm sát. Tuy nhiên những quyết định đó chỉ nhằm xây dựng ổn định chế độ công tác nội bộ cơ quan và khả năng trực tiếp tác động đến xã hội rất hạn chế. Vì vậy, trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính là các chủ thể trong hệ thống các cơ quan hành chính thực hiện quyền lực nhà nước để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Từ những cơ sở trên ta có thể đưa ra định nghĩa sau:
“ Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của Nhà nước thông qua hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước tiến hành theo một trình tự, dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật nhằm đưa ra các chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hay áp dụng các nguyên tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước”.
1.2 Đặc điểm của quyết định hành chính:
Là một dạng của quyết định pháp luật do đó quyết định hành chính có những đặc điểm sau:
Tính quyền lực nhà nước:
Tính chất này được thể hiện ở hình thức của quyết định, bởi chỉ có cơ quan nhà nước mới được ban hành các quyết định đơn phương ra các quyết định pháp luật xuất phát từ lợi ích chung. Đồng thời còn thể hiện ở nội dung và mục đích của quyết định hành chính. Về nguyên tắc, tất cả các quyết định hành chính đều được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước khi cần thiết.
Tính pháp lý:
Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí nhà nước, nó tác động ngay đến cơ chế điều chỉnh của pháp luật. Đồng thời làm xuất hiện quuy phạm pháp luật, thay thế hay hủy bỏ quy phạm pháp luật, làm phát sinh hay thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.
Tính dưới luật.
Quyết định hành chính do cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ban hành nên nó là những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật.
Được nhiều chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính ban hành.
Bao gồm các chủ thể từ trung ương đến địa phương, có thẩm quyền chung hay thẩm quyền chuyên môn.
Có nội dung và mục đích rất phong phú.
1.3 Phân loại quyết định hành chính:
Căn cứ vào tính chất pháp lý, quyết định hành chính bao gồm, quyết định hành chính cá biệt, quyết định hành chính quy phạm và quyêt định hành chính chủ đạo.
Căn cứ vào chủ thể ban hành ta có 5 loại quyết định hành chính, quyết định hành chính của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ; của Bộ, cơ quan ngang bộ; UBND; cơ quan chuyên môn của UBND và quyết định hành chính liên tích.
2. Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước:
Có thể nói quyết định hành chính chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lí hành chính. Quyết định hành chính giúp cho bộ máy Nhà nước nhất là bộ máy hành chính hoạt động hài hòa, nhịp nhàng, các quyền của công dân được thực hiện trên thực tế. Quyết định hành chính cũng trực tiếp tạo ra những thay đổi chuyền biến của mọi mặt đời sống xã hội theo đúng mục đích yêu cầu của quản lí Nhà nước. Quyết định hành chính là phương tiện không thể thiếu mà các chủ thể quản lí sử dụng để thực hiện hầu hết các nhiệm vụ và chức năng quản lí như tổ chức, điều chỉnh, kế hoạch hóa, lãnh đạo, điều hành, tác nghiệp …
Xuất phát từ định nghĩa quyết định hành chính đã nêu ở trên, có thể thấy vai trò quan trọng nhất của quyết định hành chính là “nhằm đưa ra các chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hay áp dụng các nguyên tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước”.
Quyền lực Nhà nước nói chung gồm hành pháp, lập pháp và tư pháp. Mỗi quyền đó được nắm giữ và thự...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status