Tiểu luận Mối quan hệ giữa Pháp luật và Tôn giáo - pdf 13

Download Tiểu luận Mối quan hệ giữa Pháp luật và Tôn giáo miễn phí



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1: Một số vấn đề chung về pháp luật và tôn giáo 2
Chương 2: Mối quan hệ giữa pháp luật và tôn giáo 4
2.1. So sánh pháp luật và tôn giáo 4
2.1.1. Những điểm giống nhau giữa pháp luật và tôn giáo 4
2.1.2. Những điểm khác nhau giữa pháp luật và tôn giáo 4
2.2. Tác động qua lại giữa pháp luật và tôn giáo 6
2.2.1. Tác động tích cực 6
2.2.1.1. Pháp luật tác động tích cực đến tôn giáo 6
2.2.1.2. Tôn giáo tác động tích cực đến pháp luật 7
2.2.2. Tác động tiêu cực 8
2.2.3. Tác động khác 11
2.2.4. Vai trò của pháp luật đối với tôn giáo 11
2.3. Mức động ảnh hưởng của tôn giáo đối với pháp luật 11
2.3.1. Tại các quốc gia có một tôn giáo là quốc giáo 11
2.3.2. Tại các quốc gia đa tôn giáo 13
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về tôn giáo tại Việt Nam 14
3.1. Pháp luật về hoạt động tôn giáo phải quán triệt và cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về tôn giáo 14
3.2. Pháp luật về hoạt động tôn giáo phải là công cụ đảm bảo sự bình đẳng giữa các tôn giáo 16
3.3. Pháp luật về hoạt động tôn giáo vừa phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; vừa là phương tiện đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia, bài trừ mê tín, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc 17
3.4. Pháp luật về hoạt động tôn giáo vừa không can thiệp vào nội bộ tôn giáo, vừa đảm bảo mọi hoạt động tôn giáo phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật 19
3.5. Pháp luật về hoạt động tôn giáo phải là công cụ xác định đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước với giáo hội, đề cao lợi ích của Tổ quốc, dân tộc 20
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37920/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

như là một biện pháp trừng phạt vô hạn.
Các quy định của pháp luật thường chặt chẽ, chính xác và thống nhất hơn so với tín điều tôn giáo. Các quy định của pháp luật luôn phải được nhận thức và thực hiện, áp dụng chính xác, thống nhất trong phạm vi hiệu lực của nó. Sự chính xác đến từng chi tiết, từng mô hình hành vi là đòi hỏi cần thiết của pháp luật trong xã hội văn minh. Các quy định của tôn giáo trong nhiều trường hợp lại rất chung chung và không thống nhất nên đôi khi sự đánh giá và phạm vi áp dụng có sự thay đổi tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể.
Trong một đất nước chỉ tồn tại một hệ thống pháp luật duy nhất do Nhà nước ban hành nhưng có thể tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau.
Mục đích của pháp luật mang tính hiện thực, còn tôn giáo là ngoài mục đích hiện thực, thường có lý tưởng cao xa hơn nhiều. Ví dụ: nghĩ về chốn thiên đàng, chuẩn bị cho kiếp sau…
Cách thức và cơ chế điều chỉnh của pháp luật và tôn giáo cũng có những điểm khác nhau. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành vi con người bằng cách quy định cho chủ thể tham gia các quan hệ đó các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Nói cách khác là quy định những hành vi được phép, những hành vi bắt buộc và những hành vi bị cấm đoán. Tôn giáo điều chỉnh hình vi của tín đồ của mình bằng cách quy định nghĩa vụ, bổn phận của họ, xác định cho họ những hành vi nên làm, không nên làm, cần làm, không được làm. Mặt khác, trong pháp luật, sự cho phép, bắt buộc hay cấm đoán luôn được xác định rất rõ ràng. Để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với chủ thể, Nhà nước quy định các biện pháp cưỡng chế sẽ được áp dụng trong bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật. Ngược lại, hầu hết những nghĩa vụ, bổn phận của tín đồ thường không mang tính xác định một cách chặt chẽ. Đó chỉ mới là những lời răn của tín điều tôn giáo đối với tín đồ: nên, không nên hay cần, không được…
Tác động qua lại giữa pháp luật và tôn giáo
Từ lâu, pháp luật và tôn giáo đã có mối quan hệ gắn bó, chúng tác động qua lại lẫn nhau: Tích cực và tiêu cực. Phần sau đây sẽ làm rõ những tác động cụ thể đó.
Tác động tích cực
Pháp luật tác động tích cực đến tôn giáo
Thứ nhất: Pháp luật hướng tôn giáo theo con đường đúng đắn. Khi một tôn giáo có các tư tưởng, quan niệm, giáo điều không phù hợp với xã hội hiện tại, gây cản trở, kìm hãm sự phát triển, tác động xấu đến xã hội thì pháp luật sẽ, bằng các biện pháp của mình, điều chỉnh hay loại bỏ.
Thứ hai: Pháp luật tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển. Với những đặc điểm riêng của mình, pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương chính sách của Nhà nước một cách nhanh chóng, đồng bộ và hiệu quả trên quy mô lớn. Ví dụ như: Điều 70 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, sửa đổi, bổ sung 2001 đã quy định: “Công dân có quyền tự đo tín ngưỡng, tôn giáo, theo hay không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự đo tín ngưỡng, tôn giáo…”. Đã góp phần tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, pháp luật còn trừng trị những kẻ xâm hại đến lợi ích và bảo vệ quyền lợi của tôn giáo.
Tôn giáo tác động tích cực đến pháp luật
Thứ nhất: Tôn giáo giúp xây dựng pháp luật. Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định thì rất nhiều tín điều tôn giáo được “pháp luật hóa”, chúng trở thành những quy phạm pháp luật được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Ví dụ như:
Trong đạo thiên chúa có quy định về việc kết hôn “một vợ, một chồng”, quy định này phù hợp với xã hội và được nâng lên thành luật trong Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam.
Thứ hai: Tôn giáo giúp pháp luật phát triển và hoàn thiện. Trong quá trình phát triển của tôn giáo, sẽ có lúc pháp luật dự báo trước được những nguy cơ tiềm tàn mà tôn giáo đem đến hay phát hiện ra những kẽ hở, thiếu sót trong trong pháp luật hiện hành. Sau đó, pháp luật sẽ tự điều chỉnh mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu và từ đó hoàn thiện mình hơn.
Thứ ba: Tôn giáo san sẻ một phần gánh nặng cho pháp luật.
Hầu hết các tôn giáo đều có các giáo lý, giáo điều luôn khuyên răn con người trong thế giới trần gian này phải biết làm điều thiện, giúp đỡ người khó khăn, tránh xa cái ác. Khi các giáo dân thực hiện theo các giáo lý đó thì đã phần nào đã giúp xã hội ổn định và phát triển.
Trong một số tôn giáo, cái chết chỉ là sự thay đổi về hình thái và địa điểm sinh sống, điều này giúp con người giải thoát khỏi nỗi sợ lớn nhất – cái chết, giúp họ dễ dàng chấp nhận cái chết hơn, ít lo sợ và sống vui vẻ hơn. Và xã hội sẽ bình yên hơn nếu mọi người đều sống mà không lo sợ về cái chết (điều này thì pháp luật không làm được).
Ngoài ra, do một số các tín điều tôn giáo đã được nâng thành luật nên chỉ cần giáo dân nghe theo các tín điều tôn giáo đó thì cũng giống như họ đang chấp hành pháp luật.
Từ các điều trên có thể thấy nhờ có tôn giáo mà công việc quản lý, kiểm soát xã hội của pháp luật đã nhẹ đi phần nào.
Tác động tiêu cực:
Về cơ bản pháp luật không đối lập, không ngăn cấm, không loại trừ tín điều tôn giáo, không tác động xấu đến tôn giáo. Trong quá trình phát triển của mình, đôi khi tôn giáo có các tín điều, giáo lý hay hoạt động không phù hợp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, danh dự, tính mạng của cá nhân hay trái với đạo đức, văn hóa, không phù hợp với tiến bộ xã hội. Lúc đó pháp luật sẽ sẽ ngăn cấm, kìm hãm hay loại bỏ nó. Vì thế trong phần này, chúng tui sẽ không đề cập cập về vấn đề pháp luật tác động tiêu cực đến tôn giáo.
Như đã trình bày ở trên, tôn giáo vẫn có những giáo lý gây ra không ít phiền toái, tác hại cho mỗi người và xã hội. Chưa kể là một số người đã cố tình lợi dụng tôn giáo để làm những điều xấu với mục đích vụ lợi vật chất hay chính trị, gây ra tổn hại về tiền của, tâm lý, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường hay nghiêm trọng hơn là sức khỏe và tính mạng của con người. Phần sau đây sẽ chủ yếu trình bày những tác động tiêu cực của các hoạt động tôn giáo trong phạm vi Việt Nam là chủ yếu.
Thứ nhất: Vi phạm trong cách thức thành lập: Ở Việt Nam, những năm gần đây, hoạt động tôn giáo diễn ra không chỉ diễn ra sôi nổi trong phạm vi toàn quốc mà còn mở rộng quan hệ với các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài. Một số tôn giáo mới thâm nhập vào Việt Nam; nhiều tổ chức và hội đoàn tôn giáo trong nước phục hồi, phát triển mà không xin phép chính quyền. Các hoạt động tôn giáo tại Việt Nam khi chưa được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và cho phép hoạt động thì sẽ phải tan rã, không được duy trì. Dù biết rằng hoạt động mà không xin phép như vậy là trái pháp luật nhưng một số cá nhân, tổ chức vẫn cứ làm.
Thứ hai: Một số lễ nghi tôn giáo vi phạm pháp ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status