Tiểu luận Pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra - pdf 13

Download Tiểu luận Pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra miễn phí



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU . . 2
NỘI DUNG TÌM HIỂU . . 2
I. Khái quát về các nguồn nguy hiểm cao độ . . 2
II. Các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra . . 5
1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường . 5
2. Các trường hợp pháp luật quy định không phải bồi thường: . . . 9
III. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra . . . 10
1) Về năng lực, nguyên tắc bồi thường, xác định thiệt hại và thời hạn bồi thường trong vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra . . . 10
2) Xác định chủ thể bồi thường thiệt hại . 11
3) Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về việc bồi thường thiêt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra . . 13
KẾT LUẬN . 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 18
PHỤ LỤC . . 19
 
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37921/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

chum tia phóng xạ không nhìn thấy, gây bệnh hay gây ra nhiễm xạ đối với người, động vật và môi trường sống.
+ Thú dữ là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, lớn, rất dữ, có thể làm hại người. Ví dụ: hổ, báo, gấu, sư tử, voi, đười ươi, tinh tinh…
Ngoài ra, Điều 623 BLDS còn quy định về các nguồn nguy hiểm cao độ khác: “nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định, điều đó có nghĩa pháp luật có thể sẽ quy định them các nguồn nguy hiểm cao độ khác ví dụ như các loại phương tiện giao thông hiện đang nằm ngoài sự điều chỉnh của điều luật này như đã nêu trên.
II. Các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Tuy vấn đề bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng là một trong các trường hợp của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này lại có những một số khác biệt so với điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì đây là loại “trách nhiệm pháp lý nâng cao”. Sau đây là các điều kiện cụ thể phát sinh trách nhiệm bồi thường. Có ba điều kiện như sau:
a) Có thiệt hại xảy ra:
Cũng giống như trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong những trường hợp riêng biệt nói riêng, thiệt hại được coi là điều kiện tiền đề, điều kiện cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu không có thiệt hại thì không bao giờ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ cũng vậy, thiệt hại cũng là điều kiện cơ sở quan trọng để xác định mức bồi thường. Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính bằng tiền do việc xâm hại đến tài sản, sức khoẻ, tính mạng, thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín hay tổn thất về tinh thần. Các loại thiệt hại này được xác định cụ thể như sau:
+ Thiệt hại về tài sản, đây là những thiệt hại vật chất của người bị hại. Biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa, thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Ví dụ thiệt hại về tài sản: làm chết gia súc như trâu, bò…, làm hỏng vườn hoa mới trồng… Đối với các đối tượng tài sản bị thiệt hại đặc biệt ví dụ như gia súc sắp đẻ bị làm chết, vườn hoa sắp được thu hoạch tương đối chắc chắn thì mức bồi thường cũng phải khác với trường hợp gia súc bình thường với vườn hoa mới trồng nên phải xem xét một cách cẩn thận để xác định trách nhiệm và mức bồi thường cho người bị thiệt hại một cách đích đáng trong các trường hợp này.
+ Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút hay bị giảm sút khả năng lao động do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. Ví dụ: đi xe ôtô, ôtô bị mất phanh đâm vào người khác làm người đó bị mất một bàn tay hay cả năm ngón tay (phải mất tiền cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc … và làm giảm khả năng lao động) thì phải bồi thường từ 33 đến 35 triệu đồng theo “bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người” ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại bao gồm các chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự. nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
+ Tổn thất về mặt tinh thần, đời sống tinh thần là một phạm trù rất rộng bao gồm nhiều vấn đề và chỉ tồn tại đối với xã hội loài người như đau thương, cảnh goá bụa, mồ côi, sự xấu hổ,… về nguyên tắc, không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như trong trao đổi và không thể phục hồi được. Nhưng với mục đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại về tinh thần, cũng như một biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành vi trái pháp luật. Bộ luật dân sự quy định người xâm hại phải: “bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của người đó phải gánh chịu. Ví dụ như: đi xe máy, xe bị nổ lốp đổ vào người bên đường làm người đó bị thương phải tháo khớp vai, làm mất một cánh tay thì phải bồi thường cho người đó từ 24 đến 26 triệu đồng theo: “bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người” ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính, ngoài ra nếu người đó yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần vì người ta mặc cảm khi bị mất một cánh tay như thì người gây thiệt hại phải bồi thường thêm một khoản tiền để bù đắp tinh thần. Nếu trong trường hợp này mà người đó chết thì ngoài việc phải bồi thường một khoản tiền đến 30 triệu thì phải bồi thường thêm một khoản tiền bù đắp tinh thần cho người thân thích của người bị hại.
b) Thiệt hại phải do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, phân biệt với thiệt hại do hành vi của con người gây ra. Điều 623 liệt kê các loại nguồn nguy hiểm cao độ và điều luật này xác định rất rõ ràng: “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. Bản thân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn trong nó “nguy cơ” gây ra thiệt hại và “nguy cơ” đó thể xảy ra trên thực tế bất cứ lúc nào, ngoài tầm kiểm soát của con người. Xuất phát từ lý do này mà pháp luật qui định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật”. Chúng ta cần phân biệt thiệt hại “do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” với thiệt hại “do hành vi trái pháp luật của con người gây ra có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ”. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là thiệt hại do “tự thân” nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại (ví dụ: xe ô tô đang vận hành thì bị nổ lốp, mất phanh…gây thiệt hại, một người điều khiển xe máy trên đường nhưng tay ga bị kẹt nên không làm chủ được tốc độ gây thiệt hại), còn thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người khi gây thiệt hại nhưng liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ, ví dụ: lái xe phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn, say rượu bia điều khiển xe gây tai nạn…Trên thực tế, đã có sự nhầm lẫn trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi người áp dụng không phân biệt được “thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” và thiệt hại “liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ”. Nhiều trường hợp khi áp dụng pháp luật, người áp dụng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status