Đề tài Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước và sự vận dụng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam - pdf 13

Download Đề tài Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước và sự vận dụng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam miễn phí



 
Mục lục
 
Mục lục.3
Lời nói đầu.5
Chương 1.
Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong lịch sử.7
1. Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong thời kỳ cổ đại.10
- Tư tưởng của Aristote.10
- Tư tưởng của Polybe và Cicéron.11
- Bộ máy nhà nước Athène.13
- Bộ máy nhà nước Roma thời kỳ cộng hoà.15
2. Học thuyết phân chia quyền lực nhà nước trong thời kỳ cách mạng Tư sản.17
- John Locke ( 1632 - 1704 ).17
- Chales Louis Montesquieu ( 1689 - 1755 ).25
- Jean - Jacques Rousseau ( 1712 - 1788 ).34
3. Học thuyết phân chia quyền lực nhà nước trong giai đoạn hiện nay.42
- Phân quyền ngang.42
- Phân quyền dọc.45
Chương 2.
Sự vận dụng Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.52
1.Sự vận dụng tư tưởng phân chia quyền lực vào việc tổ chức bộ máy Nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền.53
- Khái niệm Nhà nước pháp quyền.53
- Mối quan hệ giữa tư tưởng phân chia quyền lực
nhà nước với mô hình Nhà nước pháp quyền.57
2. Về cách thức tổ chức, phân công và phối hợp hoạt động giữa các nhánh quyền lực nhà nước trong
quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta.60
2.1. Thực trạng bộ máy Nhà nước ta hiện nay và những tồn tại cần khắc phục.60
2.2. Một số giải pháp nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.67
Kết luận.87
Tài liệu tham khảo.89
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38435/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ận, nếu không thì nó hoàn toàn chỉ là một lời nói vô nghĩa, do dư luận là không thể bị khuất phục và cưỡng chế.
_____________
(1) J.J Rousseau: Sđd, tr.219
(2) J.J Rousseau: Sđd, tr.226
Trên đây là sự trình bày của Rousseau về sự cần thiết tất nhiên phải phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước, nhưng ông cũng để tâm nghiên cứu tới chế độ độc tài, khi một cá nhân nắm toàn bộ quyền lực nhà nước trong tay.
Theo ông, không phải lúc nào cơ quan quyền lực tối cao cũng có thể nhìn thấy trước để ban hành những đạo luật, đưa ra những quyết nghị một cách kịp thời. Mà trong những cơn khủng hoảng như thiên tai hay chiến tranh thì việc chờ cơ quan quyền lực tối cao họp bàn là điều không thể. Bởi vậy nên trong nhưng hoàn cảnh mà sự tồn vong của quốc gia đang bị đe doạ, thì cần có một nhà độc tài.
Nhà độc tài tựa hồ như đứng trên luật pháp mà điều hành quốc gia, nhưng thực ra không phải như thế. Mệnh lệnh của nhà độc tài mãi mãi chỉ là chỉ thị hay quyết định, chứ không thể là luật. Nhà độc tài không thể xoá bỏ luật pháp, hay bắt luật pháp phải nói lên ý chí của riêng mình, nhà độc tài chỉ có thể tạm thời bắt luật pháp phải im tiếng mà thôi.
Trong chế độ độc tài, khi cơ quan quyền lực tối cao đã tạm thời bị gác sang một bên, thì ý chí chung của nhân dân vẫn tồn tại, hơn thế, ý chí chung này lại còn là cơ sở duy nhất và cao nhất để giữ vững chế độ độc tài: đó là nguyện vọng nhà nước không bị tiêu diệt.
Trong một nhà nước mà tập quán đã có từ lâu đời thì người ta không sợ nhà độc tài sẽ lạm dụng quyền uy hay mưu toan kéo dài chế độ độc tài quá hạn định, trái lại, dường như ông ta chỉ cố làm cho xong nhiệm vụ của mình để hất bỏ chức vụ ấy đi, vì quyền lực được trao vào tay ông ta quá lớn, sứ mạng ông ta phải đảm nhiệm là quá nặng nề, và thật là nguy hiểm khi ông ta phải đứng vào vị trí của chính pháp luật.
Nói tóm lại, qua tác phẩm Bàn về Khế ước xã hội hay là các nguyên tắc của quyền chính trị của Rousseau, ta nhận thấy một quan điểm hết sức mới lạ về tư tưởng phân chia quyền lực cũng như sự áp dụng của tư tưởng này trong bộ máy nhà nước. Rousseau chủ trương nêu cao tinh thần tập quyền, tất cả quyền lực nhà nước nằm trong tay cơ quan quyền lực tối cao tức toàn thể công dân trong xã hội. Nhưng ông lại chỉ ra rằng phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp và hành pháp, giao chúng vào tay của cơ quan quyền lực tối cao và chính phủ là cách thức hợp lý duy nhất để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của nhà nước, cũng như ngăn chặn được xu hướng lạm quyền của cơ quan hành pháp. Ngoài ra ông còn nêu lên vai trò quan trọng của cơ quan tư pháp trong việc đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của nhà nước, cũng như cho sự cân bằng giữa các vế cơ quan quyền lực tối cao, chính phủ và nhân dân.
3. Học thuyết phân chia quyền lực trong giai đoạn hiện nay
Trên nền tảng tiếp thu những lý luận của các học giả đi trước, cũng như từ kinh nghiệm và nhu cầu thực tiễn trong công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước, nội dung của tư tưởng phân chia quyền lực ngày nay đã có nhiều thay đổi.
Ngày nay, khi nhắc đến phân chia quyền lực, người ta không còn chỉ nghĩ đến việc phân lập theo chiều ngang thành các nhánh quyền lực, mà còn là sự phân chia quyền lực theo chiều dọc giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong một quốc gia. Báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1997 của Ngân hàng Thế giới khẳng định "cơ chế lập hiến kinh điển" của ngày nay " là việc phân lập theo chiều ngang và chiều dọc các quyền lực "(1).
Như đã nói ở trên, ngày nay, tư tưởng phân chia quyền lực không còn được chú trọng nghiên cứu trên phương diện lý luận đơn thuần như dưới thời cách mạng tư sản nữa, mà đã được biểu hiện cụ thể trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, được ghi nhận cụ thể trong hiến pháp của nhiều nhà nước. Bởi vậy, khi nghiên cứu về tư tưởng phân chia quyền lực trong giai đoạn hiện nay, ta phải xem xét qua cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở các nước.
Phân quyền ngang:
Phân quyền ngang là cách thức phân quyền cổ điển đã có từ thời của Aristote, và được hoàn thiện bởi Locke, bởi Montesquieu, và Rousseau. Do đã trình bày về tư tưởng của các nhà học giả này ở phần trên, và do nội dung chủ yếu của cách thức phân quyền này không có nhiều thay đổi trong thời đại ngày nay, nên chúng em sẽ
_____________
(1) Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1997 của Ngân hàng Thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1998, tr.125
không trình bày nhiều về cách thức phân quyền này, mà chỉ xin
nhấn mạnh vào hai vấn đề:
Thứ nhất, nội dung chủ yếu của phân quyền ngang là:
- Quyền lực nhà nước được phân chia thành các nhánh khác nhau, do các cơ quan khác nhau nắm giữ, để không một cá nhân
hay tổ chức nào nắm được trọn vẹn quyền lực nhà nước. Cụ thể: Nghị viện nắm quyền lập pháp, chính phủ nắm quyền hành pháp, và toà án nắm quyền tư pháp.
- Có sự chuyên môn hoá trong hoạt động của các cơ quan quyền lực công, mỗi cơ quan chỉ hoạt động nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không ảnh hưởng tới công việc của các cơ quan khác.
- Giữa các cơ quan quyền lực tồn tại thế cân bằng, các cơ quan có thể giám sát, kiểm tra, đối trọng và chế ước lẫn nhau, để không cho một cơ quan nào có khả năng lạm quyền.
Thứ hai, ở nhiều nhà nước hiện nay, tư tưởng phân quyền ngang có một số thay đổi, mà chủ yếu là ở số nhánh quyền lực được phân chia ra từ quyền lực nhà nước. "Thuyết "Tam quyền phân lập" và bộ máy nhà nước tư sản hiện đại" của Viện thông tin khoa học xã hội - Viện khoa học xã hội Việt Nam đã trình bày khá kĩ về vấn đề này, chúng em chỉ xin nhắc lại một số dẫn chứng cụ thể.
ở một số nước Mỹ Latinh, quyền lực nhà nước không phải chỉ được chia thành 3 quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp, mà ngoài ra còn có quyền lực thứ tư, là quyền bầu cử. Quyền này thuộc về tổ chức bầu cử (gồm toàn bộ các công dân đạt đến độ tuổi luật định, và đáp ứng các yêu cầu nhất định). Về tổ chức, quyền này thuộc về Hội đồng bầu cử (ở cấp độ toàn quốc). Hội đồng này giải quyết tranh chấp giữa các ứng cử viên, tuyên bố về các cuộc bầu cử. Việc lập thêm quyền này và sự biểu thị về mặt tổ chức - pháp lý của nó gắn với đặc điểm của nhóm nước thường xảy ra các cuộc đảo chính, hay các vị tổng thống thất bại trong cuộc bầu cử ít khi tự nguyện rời bỏ vị trí của mình.
Trong Dự thảo Hiến pháp Nicaragoa năm 1986 do Đảng Xã hội - Thiên chúa giáo đối lập đưa ra còn nhắc tới năm thứ quyền lực, ngoài bốn quyền nói trên còn có quyền kiểm tra do Tổng thanh tra nhà nước và bộ máy dưới quyền ông ta thực hiện.
Hiến pháp năm 1976 của Angiêri quy định tới 6 loại quyền lực, đó là: quyền chính trị thuộc về Đảng cầm quyền; quyền lập pháp thuộc về Nghị viện; quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và Chính phủ; quyền tư pháp thuộc về Toà ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status