Đề tài Giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng tại thành phố Hồ Chí Minh - pdf 13

Download Đề tài Giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng tại thành phố Hồ Chí Minh miễn phí



Theo một quan chức của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, hành vi vi phạm pháp luật về thuế của các đối tượng nêu trên ngày càng liều lĩnh và tinh vi. Đơn cử là trường hợp của Phạm Đại Tự và Đặng Văn Lĩnh, thủ đoạn của hai bị cáo này đã khiến cơ quan thuế phải mất gần một năm mới nhận diện được dấu hiệu vi phạm, sau đó cơ quan điều tra cũng phải mất thêm 3 năm mới có kết luận cuối cùng. Qua vụ việc này cho thấy, cơ quan thuế cũng cần được tăng cường lực lượng và nghiệp vụ để đủ khả năng đấu tranh phòng, chống các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng.
Theo nghiên cứu các vụ án ở trên thì bằng thủ đoạn tinh vi một số cá nhân đã lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật về doanh nghiệp nhằm thành lập các doanh nghiệp nhằm có cơ sở cho việc mua bán hoá đơn giá trị gia tăng. Với đặc điểm hoạt động rất tinh vi, trốn tránh sự quản lý của cơ quan chức năng nên các doanh nghiệp này đã nhiều lần thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38296/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ợc nguồn tiền nhằm thu mua được lượng hàng hóa đã nêu ra trong các giấy tờ. Để thực hiện việc này thì các doanh nghiệp vi phạm đã lập ra các hợp đồng vay tiền khống, có trả tiền lãi hay lập danh sách đóng góp vốn và phương án kinh doanh, chia lãi…Nhưng tất cả đều là hợp đồng giả, địa chỉ giả; vẫn có trường hợp để đối phó với các cơ quan chức năng thì doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng sử dụng vào mục đích khác nhưng giải trình với các cơ quan chức năng là sử dụng vào việc thu mua hàng nông, lâm, hải sản để xuất khẩu.
Trong việc tạo dựng nguồn tiền để thu mua hàng hóa xuất khẩu thì các doanh nghiệp đã tạo cho mình một lý do nhằm chứng minh cho việc thu mua hàng hóa xuất khẩu của mình là có thật. Chính vì sự hợp lý trong việc thể hiện việc vay tiền để mua hàng hóa xuất khẩu mà các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp “ma” đã che giấu được việc mua hàng hóa của doanh nghiệp mình là có thật. Các doanh nghiệp “ma” được đăng kí và hoạt động trên giấy tờ nên bằng việc tạo ra nguồn tiền để mua hàng hóa nhằm xuất khẩu đã tích cực tạo điều kiện cho việc che giấu việc không hoạt động trên thực tế của các doanh nghiệp “ma” nêu trên. Chính từ kết quả đạt được trong hoạt động này mà các doanh nghiệp vi phạm luôn chú trọng cho việc tạo nguồn tiền để mua hàng hóa, mà ở đây nguồn tiền trên đều là giả.
Và cũng chính từ việc tạo nguồn tiền như thế mà cơ quan chức năng rất khó quản lý và điều tra về nguồn tiền này. Do cách vay tiền là trực tiếp, trong một số trường hợp vay cả vốn ngân hàng để tránh bị phát hiện nên việc kiểm tra của các cơ quan chức năng thường không đạt kết quả. Ở đây đã cho thấy sự tinh vi, xảo quyệt trong hoạt động của các doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.
Thứ ba, sau khi mua hàng hóa để xuất khẩu và chứng minh được doanh nghiệp đã vay vốn để mua lượng hàng hóa thì các doanh nghiệp vi phạm đã thực hiện một số “động tác” khác nhằm làm hợp lý trong quá trình lập hồ sơ khống của mình để tránh việc bị phát hiện từ phía cơ quan chức năng ở các giai đoạn sau trong quá trình lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế của nhà nước. Lượng hàng hóa mà doanh nghiệp mua để xuất khẩu được vận chuyển trong nội địa rồi tới các cửa khẩu để xuất khẩu. Để chứng minh lượng hàng hóa đó đã được vận chuyển đến các cửa khẩu thì các doanh nghiệp vi phạm đã làm giả các hợp đồng vận chuyển, thanh toán cước vận chuyển hàng hóa trong nội địa và ra cửa khẩu nhằm chứng minh cho mình sẽ xuất khẩu.
Việc làm giả các hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong nội địa và ra cửa khẩu đã giúp cho doanh nghiệp làm rõ việc mua bán, xuất khẩu lượng hàng hóa như trong giấy tờ đã thực sự diễn ra. Từ đó chứng minh là doanh nghiệp đã thu mua hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đó từ các điểm thu mua đến cửa khẩu để thực hiện việc xuất khẩu. Sau khi thực hiện xong công đoạn đó, doanh nghiệp tạo ra các hợp đồng mua bán ngoại thương và thanh toán trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng ở đây cả hợp đồng mua bán ngoại thương và các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng ấy đều là giả. Một số trường hợp việc thanh toán được xác nhận thanh toán khống qua ngân hàng, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp không rõ địa chỉ ở Trung Quốc, Lào làm giả hồ sơ xuất khẩu.
Thông qua việc thực hiện các hợp đồng giả với các doanh nghiệp ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ và thông thường là các doanh nghiệp ở các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào…Thì doanh nghiệp vi phạm đã tạo cho mình được các hồ sơ, chứng từ cho việc xuất khẩu số lượng hàng hóa khống trên. Việc lập hồ sơ này có nhiều điểm thuận lợi cho doanh nghiệp vi phạm đồng thời lại gây ra sự khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc tìm ra các sai phạm của doanh nghiệp.
Trong một số trường hợp khác doanh nghiệp vi phạm trong việc hoàn thuế có ký kết hợp đồng ngoại thương nhưng không thực hiện mà mục đích chỉ dùng để làm thủ tục đổi hàng và để được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Thứ tư, với một lượng hàng hóa đã được doanh nghiệp mua để làm hàng xuất khẩu thì khi xuất sang nước ngoài, các doanh nghiệp đã quay vòng hàng nông sản hay thực chất là xuất một ít hàng sang Trung Quốc, sau đó lượng hàng hóa này được quay về Việt Nam bằng nhiều đường khác nhau để xuất được nhiều lần.
Đây là một thủ đoạn rất xảo quyệt của các doanh nghiệp vi phạm trong hoàn thuế giá trị gia tăng. Việc tạo ra lượng hàng hóa khống để xuất khẩu thì doanh nghiệp phải tốn công sức để tạo các hóa đơn, chứng từ nhằm hợp thức hóa số hàng trên. Sau đó hàng hóa được xuất ra nước ngoài từ đó các doanh nghiệp được hoàn thuế. Bằng cách đưa lượng hàng đó quay lại Việt Nam qua các đường khác nhau mà thường là buôn lậu thì doanh nghiệp sẽ có tiếp một lượng hàng hóa để tiếp tục thực hiện các giai đoạn trước như khai khống, làm các giấy tờ giả khác tiếp tục rút tiền từ ngân sách nhà nước.
Thứ năm, doanh nghiệp đã móc nối với một số cán bộ Hải quan cửa khẩu xác nhận khống bộ hồ sơ xuất khẩu. Để có được một bộ hồ sơ hoàn thuế thì có thể bằng cách thông qua việc móc nối với một số cán bộ Hải quan để xác nhận việc xuất khẩu của doanh nghiệp trong khi chẳng hề có hàng hóa xuất, các doanh nghiệp chỉ hợp thức hóa các hóa đơn chứng từ thông qua việc lấy xác nhận của Cơ quan Hải quan là đã có xuất khẩu một lượng hàng hóa trong diện được hoàn thuế giá trị gia tăng và từ đó việc doanh nghiệp đã xuất khẩu được xác nhận và được hoàn thuế theo qui định.
Ở đây cho thấy việc quản lý về xuất nhập khẩu vẫn còn những kẽ hở và các doanh nghiệp đã lợi dụng việc tiếp tay của một số cán bộ thoái hóa, biến chất trong Cơ quan Hải Quan để có thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, mà ở đây chính là vi phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.
Không chỉ xác nhận khống việc xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp, một số Cán bộ Hải quan còn tiếp tay để doanh nghiệp khai khống trong hồ sơ hoàn thuế như: khai tăng giá và khối lượng, giá trị hàng xuất khẩu, bố trí hàng thật trên hàng giả: hai lít tinh dầu trên mỗi phi nước lã, một ít mực khô trong các bao cát, cỏ hay chỉ xuất một xe hàng nhưng có 5-7 doanh nghiệp đều đánh giá là hàng của doanh nghiệp mình…
Việc trốn tránh sự phát hiện từ phía cơ quan chức năng theo cách này rất nguy hiểm vì có sự tiếp tay từ “bên trong” hay nói rõ hơn là từ phía cán bộ, công chức nhà nước. Chính một số cán bộ làm việc tại cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm duyệt, quản lý mà tiếp tay cho doanh nghiệp thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, rút tiền từ ngân sách nhà nước. Đây là một điểm đáng chú ý.
Thứ sáu, hình thành các đường dây gồm một số cá nhân, các chi nhánh, các văn phòng hay các doanh nghiệp chuyên làm dịch vụ hoàn thuế bằng hồ sơ giả với tỷ lệ ăn chia 60%-40% tùy thoả thuận, khi bị phát hiện thì giải tán công ty, đốt sổ sách…Những đối tượng này đôi khi thực ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status