Báo cáo Rà soát, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học - pdf 13

Download Báo cáo Rà soát, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học miễn phí



Việt Nam được biết đến như một trung tâm ĐDSH của thế giới, với các hệ sinh thái tự nhiên, loài và nguồn gen phong phú, đa dạng. Tuy nhiên ĐDSH ở nước ta hiện đang suy thoái nhanh, với sự thu hẹp về diện tích của khu có ĐDSH cao, sự suy giảm và thất thoát số loài, số lượng cá thể và nguồn gen hoang dã. Bảo tồn ĐDSH đã được Việt Nam xác định là một trong 3 nội dung quan trọng nhất của công tác bảo vệ môi trường bên cạnh phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường.
 
Nhận thức được tầm quan trọng của tính ĐDSH, Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp tích cực để bảo vệ và quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên của mình. Một số kế hoạch chiến lược đã được Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan xây dựng và đã, đang dần dần được triển khai thực hiện như: chiến lược bảo tồn Quốc gia (1985); kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững (1991); kế hoạch hành động lâm nghiệp nhiệt đới (1991); kế hoạch hành động ĐDSH Việt Nam (1995).
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38290/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý hiếm. Điều này cũng có nghĩa là còn cần xử lý mối quan hệ giữa các quy định của Luật ĐDSH 2008 với các quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004, Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004. Ngoài ra, theo Luật ĐDSH 2008, còn có thêm hai Danh mục nữa cần được ban hành, bao gồm: i) Danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên; và ii) Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên[7]. Điều này cũng có nghĩa là số lượng Danh mục các loài cần bảo vệ lại tăng lên, nguy cơ trùng lặp, chồng chéo trong các quy định nêu trên là điều cần được dự liệu. Mặc dù có nhiều loại Danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ như đã nêu trên, song pháp luật lại thiếu các quy định về căn cứ, trình tự, thủ tục để đưa vào hay đưa ra khỏi Danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm. Điều này đã ít nhiều gây tranh cãi giữa các nhà khoa học, các nhà chuyên môn trong suốt thời gian qua. Đối với các cơ sở bảo tồn ĐDSH, mặc dù hiện tại đã có một số quy định về điều kiện được cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở nuôi, nhốt; các trung tâm cứu hộ động thực vật rừng quý hiếm, song các quy định về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn ĐDSH cũng được dự báo là sẽ gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là quy định chuyển tiếp đối với các loại giấy phép, giấy chứng nhận đã cấp cho các cơ sở bảo tồn ĐDSH, cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm trước khi Luật này có hiệu lực nếu phù hợp với quy định của Luật này thì vẫn có giá trị thi hành. Mối quan tâm của các đối tượng có liên quan đến việc nuôi, cứu hộ các loài sinh vật nguy cấp, quý hiếm là nếu các giấy phép đó không phù hợp với các quy định của Luật ĐDSH 2008 thì hậu quả pháp lý xảy ra là gì? Các cơ sở mới thành lập sẽ do cơ quan nào cấp phép? Ngoài ra, các quy định về cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ được xem là có thủ tục quá rắc rối trong khi vấn đề cứu hộ lại đòi hỏi phải tiến hành nhanh chóng: “Tổ chức, cá nhân phát hiện cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương hay bị bệnh có trách nhiệm báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hay cơ sở cứu hộ nơi gần nhất. Khi nhận được thông tin, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo với cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hay báo cơ sở cứu hộ nơi gần nhất” (khoản 2 Điều 47). Về những nội dung liên quan đến bảo tồn và phát biển bền vững tài nguyên di truyền Một trong những mục tiêu của Công ước Đa dạng sinh học là sự chia sẻ công bằng và hợp lý các lợi ích có được từ việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền (nguồn gen) thông qua việc tiếp cận các nguồn gen, chuyển giao hợp lý các công nghệ liên quan đến nguồn gen, công nhận các quyền sở hữu các nguồn gen, công nghệ gen và các tài trợ thích đáng[8]. Các quy định về gen được đề cập chủ yếu trong các văn bản pháp luật về giống cây trồng, giống vật nuôi. Đối chiếu với Luật ĐDSH 2008 cho thấy, có sự khác biệt về khái niệm nguồn gen so với Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004, Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004. Các quy định của Luật ĐDSH 2008 cho thấy, Luật này điều chỉnh toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là điều cần được thống nhất về nhận thức và phải được giải thích rõ ràng hơn để tránh gây mơ hồ về sự thống nhất của các yếu tố hợp thành ĐDSH. Bởi lẽ, đối với hệ sinh thái, Luật chỉ đề cập đến các KBT và các hệ sinh thái tự nhiên; đối với loài sinh vật, Luật chỉ đề cập các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm, trong khi đó đối với nguồn gen thì Luật lại không giới hạn phạm vi điều chỉnh đối với nguồn gen nào? Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Danh mục nguồn gen cây trồng quý, hiếm cần bảo tồn (kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 05/12/2005). Đây là một trong những căn cứ có thể được tham khảo để ban hành quy định hướng dẫn về bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền. Quản lý, tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen là những nội dung hoàn toàn mới và ít nguy cơ mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định khác nên việc hướng dẫn thi hành Luật cần tập trung vào các khía cạnh trình tự, thủ tục, điều kiện pháp lý của việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen... So với các quy định về quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen được quy định tại Quyết định số 212/2005/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ, các quy định về quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với ĐDSH được quy định tại Mục 3 Chương 5 Luật ĐDSH 2008 có nội dung hẹp hơn, đó là chỉ đề cập đến những rủi ro mà sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của chúng gây ra đối với môi trường và ĐDSH mà không xem xét ảnh hưởng của chúng gây ra đối với sức khoẻ của con người. Điều này góp phần hạn chế sự phức tạp trong việc phân công trách nhiệm quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen giữa các bộ ngành, đặc biệt là giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế. Như vậy, các quy định hướng dẫn thi hành Luật ĐDSH 2008 cũng chỉ tập trung vào những nội dung liên quan đến ảnh hưởng của sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với ĐDSH. 4. Luật Đa dạng sinh học đã nội luật hóa các điều ước quốc tế liên quan đến Đa dạng sinh học mà Việt Nam đã ký kết hay là thành viên (đặc biệt là Công ước quốc tế về Đa dạng sinh học năm 1994) Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã tham gia hay ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến ĐDSH như: Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (UNCBD), Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật bị đe dọa tuyệt chủng (CITES), Nghị định thư về an toàn sinh học (CARTAGENA),… Hiện nay, nhiều cam kết quốc tế đã được nội luật hóa trong Luật ĐDSH năm 2008. Có thể thấy rằng những nội dung nội luật hóa quan trọng nhất là các nội dung trong Công ước của Liên hợp quốc về ĐDSH, cụ thể như sau[9]: Thứ nhất, Quy định rõ và đầy đủ về nội dung và trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo tồn ĐDSH cấp cả nước và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mục tiêu và tiêu chí chủ yếu để phân cấp và thành lập khu bảo tồn; trình tự, thủ tục lập, thẩm định dự án và quyết định thành lập khu bảo tồn; chế độ qu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status