Tiểu luận Vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước - pdf 13

Download Tiểu luận Vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước miễn phí



Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thực hiện quyền giám sát với các hoạt động của ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân cũng như các đơn vị trực thuộc. Đây là chức năng chủ yếu của các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương được thực hiện trước hết ở các kì họp của hội đồng nhân dân. Cung giống như Quốc hội hoạt động giám sát này được thực hiện thông qua việc nghe và thảo luận báo cáo của ủy ban nhân dân cũng như các đại biểu là lãnh đạo của cơ quan kiểm sát và xét xử ở địa phương.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38270/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Mở đầu
Quản lí hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành pháp luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nước. Hoạt động quản lí hành chính nhà nước được đặt dưới sự giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước mang hình thức chủ động, sáng tạo.
Pháp chế là một phạm trù rộng lớn không chỉ chứa đựng nội dung pháp luật mà còn chứa đựng những nội dung chính trị, xã hội và con người. Nội dung của pháp chế rất phong phú, trong đó có nội dung cơ bản nhất là sự triệt để tôn trọng pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân.
Nghiên cứu hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước, và đặc biệt chú trọng đến vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung
I. Khái niệm chung
Bảo đảm pháp chế là tổng thể các biện pháp, phương tiện tổ chức pháp lý do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và các tổ chức ấy cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
Bằng những cơ chế và hoạt động pháp lí việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước làm cho pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong thực tế và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung cũng như hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng phải thực sự vì nhân dân, qua đó khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, tinh thần và trí tuệ của nhân dân đem lại những hiệu quả thiết thực đối với nhân dân. Cụ thể là các thủ tục hành chính được thực hiện dễ hiểu, dễ làm và thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân theo một trình tự nhất định.
Giám sát là hoạt động có mục đích của một hay nhiều chủ thể nhất định, là một nội dung của hoạt động quản lí nhà nước và là một hình thức kiềm chế, đối trọng trong việc thực thi quyền lực nhà nước hiện nay. Giám sát tức là theo dõi, xem xét, kiểm tra và nhân định về một công việc nào đó là đúng hay là sai với những điều đã quy định. Hoạt động giám sát luôn gắn với một chủ thể nhất định cũng như với một đối tượng cụ thể, qua đó thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành hoạt động giám sát và đối tượng chịu sự giám sát. Việc thực hiện tốt công tác giám sát dựa trên những quy định cụ thể và đòi hỏi cần thực hiện tốt công tác này nhất là đối với nhà nước pháp quyền ở nước ta.
Khái niệm giám sát được dung để chỉ quyền của nhân dân lao động thông qua hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước. Được quy định cụ thể tại Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội: “Giám sát là việc Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, uỷ ban của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội”.
II. Vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước
Các cơ quan quyền lực nhà nước là những cơ quan có vị trí đặc biệt trong bộ máy nhà nước, chúng có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và địa vị pháp lí do Hiến pháp quy định. Các cơ quan này thay mặt cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân lao động qua các hoạt động, tác động tích cực và chi phối rất lớn hoạt động của các cơ quan nhà nước khác như cơ quan hành chính nhà nước cũng như các cơ quan tư pháp.
Thông qua hoạt động giám sát, các cơ quan quyền lực nhà nước giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp, Quốc hội va hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền lực nhà nước một cách thường xuyên và trực tiếp chỉ đạo cũng như kiểm tra mọi mặt các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước khác cùng cấp. Qua việc giám sát này, các cơ quan quyền lực của nhà nước có thể phát hiện ra những yếu kém, khuyết điểm trong công tác tổ chức và hoạt động cũng như những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật và thực hiện nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Dựa vào những cơ sở đã đạt được, cơ quan quyền lực nhà nước kịp thời đề ra những biện pháp thích hợp và thực hiện trong những thời gian cụ thể để khắc phục những khó khăn và tồn tại ấy. Cũng qua hoạt động giám sát, Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp có dịp kiểm nghiệm tính hợp lí và hợp pháp của các văn bản luật đã ban hành. Nếu các văn bản luật đó có khuyết điẻm về hình thức hay nội dung thì các cơ quan quyền lực nhà nước đó phải đưa ra những biện pháp, giải pháp khắc phục. Và cũng thông qua đó các cơ quan quyền lực nhà nước này cũng đưa ra những yêu cầu và biện pháp để cải tiến chế đọ, quy trình lập pháp, lập quy nâng cao hiệu lực quản lí của nhà nước. Nếu có những vi phạm pháp luật xâm phạm tới trật tự và lợi ích của nhà nước, xã hội và công dân của cán bộ nhà nước thì cần phát hiện kịp thời và có những biện pháp xử lí nghiêm minh những vi phạm đó để củng cố pháp chế.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, các hình thức và phương pháp giám sát được triển khai đem lại những kết quả tốt góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ mục tiêu, tăng cường hiệu qủ hoạt động của bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
1. Hoạt động giám sát của quốc hội
Hoạt động giám sát của Quốc hội được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 84 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 và khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001: “Quốc hội…thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước” Qua đó thể hiện hoạt động giám sát của Quốc hội vừa là chức năng, nhiệm vụ và là quyền han của Quốc hội. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước tập trung trong tay nhân dân lao động. Qua đó nói lên rằng chủ thể thực hiện quyền giám sát tối cao là Quốc hội, trong đó bao gồm toàn thể đại biểu của Quốc hội.
Xét về mặt đối tượng chịu sự giám sát tối cao là Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Điều 84 Hiến pháp 1992).
Xét về nội dung của quyền giám sát tối cao bao gồm: Một là, theo dõi, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của Chủ tịch nước, Chí...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status