Tiểu luận Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác - pdf 13

Download Tiểu luận Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác miễn phí



Xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín còn gây ra những thiệt hại về tinh thần. Đây là những khoản thiệt hại phi vật chất, không mang tính chất kinh tế và tài sản. Do đó về nguyên tắc không thể dùng hình thức bồi thường thiệt hại mà có thể khắc phục được toàn bộ thiệt hại về tinh thần. Muốn hạn chế, khắc phục phải dùng nhiều biện pháp như chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính, công khai
Tuy vậy biện pháp buộc người gây thiệt hại về tinh thần bằng một số tiền nhất định có tác động an ủi, động viên làm dịu đi nỗi đau của họ, sẽ góp phần giảm bớt những thiệt hại tinh thần mà họ phải gánh chịu. Đây là khoản tiền bù đắp về tinh thần. Những dạng tổn thất tinh thần có thể gồm :
- Sự đau đớn về thể xác.
Đau đớn về thể xác cần được xác định là một dạng là một thiệt hại về tinh thần: bởi lẽ những cảm giác đau đớn mà nạn nhân phải gánh chịu không nằm trong khái niệm thiệt hại vật chất và trước đây chưa được xem xét để người gây thiệt hại phải bồi thường. Nhưng từ khi có BLDS 2005 và các vắn bản hướng dẫn có quy định bồi thường thiệt hại tinh thần phải coi những cảm giác đau đớn về thể xác là thiệt hại tinh thần
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38286/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phát sinh khi có điều kiện sau:
- Có thiệt hại xảy ra:
Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm,uy tín bị xâm hại.
+ Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần. Bộ luật Dân sự quy định: Toà án có thể buộc người xâm hại "bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của nạn nhân".
Những quy định này chỉ định hướng nhưng chưa có tính định lượng trong việc bồi thường thiệt hại. Bởi vậy, Toà án là người phải xác định trong trường hợp nào được bồi thường, bồi thường bao nhiêu, bồi thường cho ai...
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật:
Quyền được bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào "xâm phạm" đến các quyền đó. Bởi vậy, Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.Việc "xâm phạm" mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư...
- Có lỗi của người gây thiệt hại.
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý.
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung.Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó.
Tuy nhiên, có trường hợp người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ hay thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thì không phải bồi thường.
- Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật:
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự dưới dạng: "Người nào... xâm phạm... mà gây thiệt hại... thì phải bồi thường". Ở đây chúng ta có thể thấy hành vi đó có mối liên hệ giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó cần xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây thiệt hại.
2.Nguyên tắc bồi thường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định độc lập của pháp luật dân sự.Chế định này bao trùm cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quan hệ nhân thân. Do đó, nghiên cứu các nguyên tắc tính bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm phải dựa trên các cơ sở các nguyên tắc của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Từ việc phân tích về lý luận cũng như thực tiễn và cơ sở pháp lý của nó, có thể nói nguyên tắc bồi thường trong trường hợp xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là :
a./.Phải bồi thường toàn bộ và kịp thời các thiệt hại về vật chất đã xảy ra và bù đắp một phần những tổn thất tinh thần bằng một lượng giá trị vật chất nhất định.
Đây là nguyên tắc chung, bao trùm và là một nguyên tắc bao trùm, hợp lý, phù hợp với tập quán, đạo đức của nhân dân ta là gây thiệt hại thì phải bồi thường. Bồi thường toàn bộ các thiệt hại vật chất là bồi thường tất cả các thiệt hại vật chất đã xảy ra. Còn bồi thường kịp thời là phải bồi thường đúng lúc người thiệt hại đang cần để dùng vào việc hạn chế hay khắc phục thiệt hại. Do đó,việc bồi thường đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng là rất quan trọng, nhằm phát huy tối đa có hiệu quả của việc bồi thường.
Nguyên tắc bồi thường toàn bộ, kịp thời không làm triệt tiêu nguyên tắc tự định đoạt, tự do thỏa thuận mà BLDS 2005 đã quy định. Vì vậy các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại so với thực tế, hay lựa chọn các cách bồi thường (bằng tiền, hiện vật, thực hiện một công việc…) cho phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi bên. Tuy nhiên sự thỏa thuận này phải dưạ trên cơ sở thực sự tự nguyện, không trái các nguyên tắc pháp luật và đạo đức xã hội thì thỏa thuận đó mới có giá trị pháp lý.
b./. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài .
Dưới góc độ lý thuyết, thì các hành vi vi phạm pháp luật do lỗi cố ý là thể hiện sự “chống đối” xã hội cao hơn so với các hành vi do lỗi vô ý. Do đó nguyên tắc này không đặt vấn đề giảm bồi thường do lỗi cố ý mà chỉ xem xét khả năng giảm bồi thường trong trường hợp người gây thiệt hại do lỗi vô ý. Đây là nguyên tắc cụ thể, bổ sung cho nguyên tắc nêu trên nhằm vừa bảo đảm tính khả thi của các quyết định buộc bồi thường ,vừa căn cứ vào mức độ lỗi để đảm bảo tính hợp lý khi buộc bồi thường. Tuy nhiên quy định này mới chỉ định tính chứ chưa định lượng. Tức là chưa quy định cụ thể việc giảm mức bồi thường là bao nhiêu. Cho nên, việc quyết định giảm mức bồi thường trong từng vụ việc cụ thể phải căn cứ vào điều kiên, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người gây thiệt hại. Mặt khác phải xem xét thiệt hại đó lớn hay nhỏ ?Nếu thiệt hại không lớn thì dù người gây thiệt hại chỉ có lỗi vô ý cũng phải chịu toàn bộ thiệt hại mà mình đã gây ra. Nhưng nếu thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của nạn nhân thì cần xem xét khả năng giảm mức bồi thường, đảm bảo tính khả thi của việc bồi thường. Việc xem xét thiệt hại có quá lớn so với khả năng kinh tế hay không, không thể chỉ nhìn vào hoàn cảnh kinh tế, thu nhập hiện tại của đương sự mà còn phải tính đến khả năng thu nhập về sau của đương sự.
c./.Khi ấn định mức độ bồi thường cũng phải dựa trên nguyên tắc : mỗi công dân phải tự chịu trách nhiệm về chính hành vi ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status